Các mẫu đồ thị quan trọng trong phân tích kỹ thuật

Các mẫu đồ thị quan trọng trong phân tích kỹ thuật

Các mẫu đồ thị quan trọng trong phân tích kỹ thuật

Các mẫu đồ thị quan trọng trong phân tích kỹ thuật

Các mẫu đồ thị quan trọng trong phân tích kỹ thuật
Các mẫu đồ thị quan trọng trong phân tích kỹ thuật
Các mẫu đồ thị quan trọng trong phân tích kỹ thuật
FTMO.com - For serious traders

Đăng lúc: 06:53:23 PM | 18-11-2016 | Đã xem: 14015

Bây giờ bạn đã có một kho vũ khí để sử dụng khi bạn chiến đấu trên thị trường. Trong bài học này bạn sẽ thêm vào các vũ khí khác : CÁC MẪU ĐỒ THỊ!
Sau khi học, bạn sẽ có thể phát hiện ra các “vụ nổ” trên đồ thị trước khi nó xảy ra, điều này sẽ giúp bạn hái ra tiền. Trong bài học này, tôi sẽ chỉ bạn các mẫu đồ thị cơ bản và các dạng. Khi được nhận dạng đúng, nó thường đưa đến một cú phá vỡ thị trường lớn hay một “vụ nổ”. Hãy nhớ rằng mục đích của chúng ta là nhận ra các biến động lớn trước khi xảy ra để chúng ta có thể nhập cuộc và gom tiền. Các dạng đồ thị sẽ giúp chúng ta rất nhiều để nhận ra các trạng thái của thị trường sắp bị phá vỡ.

Đây là danh sách các mẫu mà chúng ta sẽ lướt qua :

  1. Symmetrical Triangles (Tam giác cân)
  2. Ascending Triangles (Tam giác tăng)
  3. Descending Triangles (Tam giác giảm)
  4. Double Top (Đỉnh đôi)
  5. Double Bottom (Đáy đôi)
  6. Head and Shoulders (Đầu và vai)
  7. Reverse Head and Shoulders (Đầu và vai đảo ngược)
  8. Bullish flag (Mô hình cờ tăng)
  9. Bearish flag (Mô hình cờ giảm)
  10. Pennants (Tam giác đối xứng hay cờ hiệu)
  11. Cup and handle or cup and saucer (Chiếc tách và tay cầm)
  12. Falling wedge (Mô hình "sụt giá theo 1 mũi nhọn")
  13. Rising wedge (Mô hình "tăng giá theo 1 mũi nhọn")

1.  Tam giác cân (Symmetrical Triangles)

Tam giác cân là dạng đồ thị có đường dốc của các giá cao và đường dốc của các giá thấp hội tụ tại một điểm giống như một tam giác. Điều gì xảy ra trong dạng này, thị trường đưa ra các giá cao thấp hơn và các giá thấp cao hơn. Điều này có nghĩa là cả người mua lẫn người bán đều không đủ sức đẩy giá để tạo một xu hướng rõ ràng. Nếu đây là một cuộc chiến giữa người mua và người bán, thì kết quả là một trấn đấu hòa. Kiểu hoạt động này được gọi là sự hội tụ.

Picture

Trong biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rằng cả người bán và người mua đều không thể đẩy giá theo hướng của mình. Khi điều này xảy ra chúng ta có giá cao thấp dần và giá thấp cao dần. Khi 02 đường dốc tiến đến gần nhau, điều này có nghĩa là một cú phá vỡ đang gần kề. Chúng ta không biết được cú phá vỡ thị trường sẽ theo hướng nào, nhưng chúng ta biết rằng thị trường sẽ phá vỡ. Vậy thì chúng ta có lợi gì trong trường hợp này? Đơn giản thôi, chúng ta có thể đặt lệnh bên trên đường dốc của các giá cao thấp dần và bên dưới đường dốc của các giá thấp cao dần. Do chúng ta đã biết giá chuẩn bị phá vỡ, chúng ta có thể nhập cuộc trên bất kỳ hướng biến động nào của thị trường. 

Picture

Trong ví dụ này, nếu chúng ta đặt một lệnh bên trên đường dốc của các giá cao thấp dần, chúng ta sẽ bắt được một giao dịch mua tốt. Nếu bạn đặt một lệnh bên dưới đường dốc của các giá thấp cao dần vậy thì bạn sẽ hủy bỏ nó. 

2.  Tam giác tăng (Ascending Triangles)

Dạng này xảy ra khi có một mức kháng cự và một đường dốc của các giá thấp cao dần. Điều gì xảy ra trong trường hợp này? Có một mức vững chắc mà người mua không thể vượt khỏi. Tuy nhiên, người mua dần dần đẩy giá lên như các giá thấp cao dần hiển thị.

Picture

Trong đồ thị trên, bạn có thể thấy là người mua đang bắt đầu mạnh lên bởi vì họ đang tạo nên các giá thấp cao dần. Họ tạo áp lực trên mức kháng cự và kết quả là một cú phá vỡ xảy ra. Bây giờ câu hỏi là : giá sẽ biến đổi theo hướng nào? người mua sẽ phát vỡ mức kháng cự hay mức kháng cự quá mạnh?  Nhiều sách về đồ thị sẽ bảo rằng trong hầu hết các trường hợp, người mua sẽ thắng trong cuộc chiến này và giá sẽ vượt qua mức kháng cự. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tôi điều này không phải là luôn luôn. Đôi khi các mức hỗ trợ quá mạnh và sức mua không đủ mạnh để vượt qua nó.  Thực tế, phần lớn thời gian giá đi lên. Chúng ta không chú ý đến việc giá biến động theo hướng nào, nhưng chúng ta muốn sẵn sàng cho cả 02 hướng biến động. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt một lệnh bên trên mức hỗ trợ và một lệnh bên dưới đường dốc của các giá thấp cao dần.

Trong hình trên, người mua đã thắng trong cuộc chiến và giá nhảy vọt lên cao. 

3.  Tam giác giảm (Descending Triangle)

Như bạn có thể đoán, tam giác giảm hoàn toàn trái ngược với tam giác tăng. Trong tam giác giảm, có một chuỗi các giá cao giảm dần tạo thành đường bên trên. Đường bên dưới là một mức hỗ trợ, đây là mức mà giá dường như không thể phá vỡ.

Picture

Trong đồ thị trên, bạn có thể nhìn thấy là giá dần dần tạo ra các giá cao thấp dần, điều này cho chúng ta biết rằng người bán đang bắt đầu giành vị trí chống lại người mua. Phần lớn trường hợp này, cuối cùng giá sẽ phá vỡ mức hỗ trợ và tiếp tục xuống. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, mức hỗ trợ quá mạnh và giá sẽ vọt khỏi nó và tạo một hướng lên mạnh. Thông tin tốt nhất mà chúng ta không chú ý là giá sẽ biến động như thế nào. Chúng ta chỉ biết rằng nó sẽ biến động. Trong trường hợp này chúng ta sẽ đặt lệnh trên đường bên trên và dưới đường hỗ trợ.

Picture

Trong trường hợp trên, giá đã phá vỡ mức hỗ trợ và xuống khá nhanh. (Chú ý : thị trường có xu hướng giảm nhanh hơn so với tăng, nghĩa là bạn thường kiếm tiền nhanh hơn khi bạn thực hiện giao dịch mua (short).

4.  Đỉnh đôi (Double Top)

Đỉnh đôi là một mẫu đảo hướng được tạo thành sau khi có một đợt tăng giá lớn. Các đỉnh được tạo thành khi giá chạm đến một mức vững chắc không thể phá vỡ. Sau khi chạm mức này, giá sẽ giảm nhẹ nhưng sau đó quay trở lên để thử phá vỡ mức này một lần nữa. Nếu giá lại bị đẩy xuống từ mức này một lần nữa và chúng ta có ĐỈNH ĐÔI. 

Picture

Trong đồ thị trên bạn có thể thấy 02 đỉnh được tạo thành sau một đợt tăng giá mạnh. Đỉnh thứ 2 đã không thể phá vỡ mức cao của đỉnh thứ nhất. Đây là một tín hiệu mạnh báo hiệu một đảo hướng sắp xảy ra bởi vì áp lực mua vừa kết thúc. Với đỉnh đôi, chúng ta sẽ đặt lệnh bên dưới đường biên (neckline) bởi vì chúng ta đón trước một đảo hướng của hướng lên (tạo thành hướng xuống). 

Picture

Wow! Tôi phải làm thầy bói hay gì đó bởi vì tôi dường như luôn luôn đúng! Hãy nhìn đồ thị xem, bạn có thể thấy là giá phá vỡ đường neckline và tạo thành một đợt giảm giá. Nhớ rằng một đỉnh đôi là một dạng đảo xu hướng. Bạn sẽ chờ đợi điều này sau một đợt tăng giá mạnh.

5.  Đáy đôi (Double Bottom)

Đáy đôi cũng là dạng đảo hướng, nhưng lúc này chúng ta đang chờ để mua (long) thay vì bán (short). Dạng này xảy ra sau một đợt giảm giá mạnh khi 02 đáy được tạo thành.

Picture

Bạn có thể thấy từ đồ thị trên, sau xu hướng xuống, giá đã tạo 02 đáy bởi vì nó đã không thể vượt xuống dưới một mức vững chắc. Đáy thứ 2 đã không thể phá vỡ đáy thứ nhất. Điều này báo hiệu áp lực bán kết thúc và một đảo hướng sắp xảy ra. Trong trường hợp này, chúng ta sẽ đặt lệnh bên trên đường neckline. 

Picture

Như bạn thấy đó! Giá phá vỡ đường neckline và tạo ra một đợt tăng giá. Hãy nhớ là giống như đỉnh đôi, đáy đôi cũng là một dạng đảo hướng. Bạn sẽ chờ điều này sau một đợt giảm giá mạnh.

6.  Đầu và vai (Head and Shoulders)

Mẫu đầu và vai cũng là một dạng đảo hướng. Nó được tạo thành bởi một đỉnh (vai), tiếp theo sau là một đỉnh cao hơn (đầu) và sau đó là một đỉnh khác thấp hơn (vai). Một neckline được vẽ bằng cách nối 02 điểm thấp nhất của 02 vùng lõm. Độ dốc của đường này có thể lên hoặc xuống. Theo kinh nghiệm của tôi khi dốc xuống nó sẽ cho một tín hiệu đáng tin hơn.

Picture

Trong ví dụ trên chúng ta có thê nhìn thấy mẫu đầu và vai. Đầu là đỉnh thứ 2 và là điểm cao nhất trong mẫu. Hai vai cũng tạo thành đỉnh nhưng không cao bằng đầu. 
Với dạng này, chúng ta đặt lệnh bên dưới đường neckline. Chúng ta cũng tính một mục tiêu lợi nhuận bằng cách đo khoảng từ điểm cao của đầu đến đường neckline. Khoảng cách này xấp xỉ bằng khoảng giá sẽ xuống sau khi phá vỡ đường neckline.

Picture

Bạn có thể thấy là khi giá xuống bên dưới đường neckline nó tạo thành một đợt giảm giá với khoảng bằng khoảng từ đầu đến neckline.

7.  Đầu và vai đảo ngược (Reverse Head and Shoulders)

Về cơ bản đây là một dạng đầu và vai, ngoại trừ lúc này nó đảo ngược. Một đáy được tạo thành (vai), sau đó là một đáy thấp hơn (đầu) và tiếp theo nữa là một đáy cao hơn (vai). Dạng này xảy ra sau một đợt giảm giá mạnh.

Picture

Ở đây bạn có thể nhìn thấy là nó giống như một mẫu đầu và vai, nhưng nó bị lật ngược xuống. Với dạng này, chúng ta sẽ đặt lệnh mua bên trên đường neckline. Mục tiêu lợi nhuận của chúng ta được tính giống như trường hợp đầu và vai. Đo khoảng cách từ đầu đến đường neckline và khoảng cách này gần bằng khoảng giá sẽ biến động sau khi phá vỡ neckline 

Picture

Bạn có thể thấy là giá đã tăng sau khi phá vỡ đường neckline. Tôi biết rằng bạn đang tự nghĩ “giá vẫn giữ nguyên hướng biến động kể cả sau khi đạt đến mục tiêu lợi nhuận. Và câu trả lời của tôi là “ĐỪNG THAM!”. Nếu mục tiêu thu lợi của bạn đạt được thì hãy vui vẻ với lợi nhuận đó. Tuy nhiên, có những chiến thuật giúp bạn có thể chốt lợi nhuận lại và vẫn tiếp tục giữ giao dịch mở để tiếp tục thu lợi khi giá vẫn tăng.

 

8. Mô hình cờ tăng (bullish flag)

Picture

Mô hình cờ tăng xuất hiện khi thị trường đang có 1 xu hướng tăng mạnh, và có thể bị gián đoạn bởi 1 sự tạm nghỉ hoặc biến động ít (sideways) do việc giao dịch giảm trong 1 vài nến (candles), và sau đó thị trường tiếp tục 1 xu hướng mạnh tiếp diễn. Khoảng gián đoạn chống lại xu hướng chính có thể diễn ra trong vài ngày.

Thị trường có đặc thù là luôn dao động giữa 1 chu kì các điểm dao động cao và chu kì các điểm dao động thấp, và đó là lý do tại sao mô hình cờ là 1 dạng thị trường chậm lại 1 nhịp để xác định lại mức trước khi quay trở lại xu hướng tăng. 

 

9. Mô hình cờ giảm (Bearish flag)

Picture

Mô hình cờ giảm xuất hiện khi thị trường đang có 1 xu hướng giảm mạnh, và có thể bị gián đoạn bởi 1 sự tạm nghỉ hoặc biến động ít (sideways) do việc giao dịch giảm trong 1 vài nến (candles), và sau đó thị trường tiếp tục 1 xu hướng giảm mạnh tiếp diễn. Cũng như mô hình cờ tăng, vùng "cờ"là thời gian ngắn thị trường củng cố và xác định trước khi trở lại với 1 xu hướng giảm mạnh. 

 

10. Tam giác đối xứng hay cờ hiệu (pennants)

Một trong những mô hình tam giác phổ biến - tam giác nhọn là mô hình tiếp diễn. Giá có khuynh hướng dao động ngày càng yếu, với điểm cao và điểm thấp ngày càng có biên độ nhỏ dần và giá hướng đển đỉnh nhọn của tam giác. Sự phá vỡ của giá ra khỏi mô hình tam giác theo 1 hướng thì xu hướng đó sẽ nổi trội hơn - và trong ví dụ phía trên, giá xuống mạnh. 

 

11. Chiếc tách và tay cầm (cup and handle or cup and saucer)

Picture

Thị trường giảm đột ngột, sau đó giao dịch với mức độ thấp trong 1 thời gian ngắn, và sau đó tăng đột ngột tạo thành 1 hình chữ U dạng cái tách. Sau đó giá tiếp tục đánh võng tạo thành cái tay cầm phía bên phải cái tách, chạm mức cản trên (resistance) 1 vài lần. Khi giá đã đủ xung lực để phá vỡ mức cản, nó sẽ tiếp tục bứt phá mạnh tạo mức cao hơn với khối lượng lớn, và đôi khi có thể tạo ra 1 khoảng trống (gap) tại điểm bứt phá để xác định 1 xu hướng tăng mạnh. 

 

12. Mô hình "sụt giá theo 1 mũi nhọn"(Falling wedge)

Picture

Mô hình này xuất hiện khi thị trường đang trong xu hướng đồng loạt giảm giá và các loại giá cao giảm nhanh hơn các loại thấp, giống như dạng mũi nhọn. Người bán có thể đẩy giá đến mức thấp hơn nhưng do có 1 lượng mua hỗ trợ để giữ thị trường không bị giảm giá thấp hơn. Cuối cùng sức mạnh của bên bán bắt đầu cạn dần và không thể khiến giá thị trường giảm thấp hơn nữa, và thị trường bắt đầu bật dậy khi thế lực của bên bán vượt hẳn bên mua. Những mô hình như thế này thường có hướng tăng giá và là điềm báo có 1 sự thay đổi khuynh hướng thị trường. 

 

13. Mô hình "tăng giá theo 1 mũi nhọn"(Rising wedge)

Picture

Mô hình này ngược lại với mô hình trên và xuất hiện khi thị trường ở xu hướng tăng giá. Người mua tiếp tục đẩy đẩy các loại giá thấp trong ngày lên, nhưng người mua đã giữ cho giá thị trường không lên quá cao. Sau cùng việc mua đã giảm và người bán nắm thị trường, và đẩy giá xuống thấp hơn mũi nhọn tạm thời của xu hướng tăng giá. Những mô hình như thế này thường có hướng giảm giá và là điềm báo có 1 sự thay đổi khuynh hướng thị trường. 

 

Tóm tắt :

Các dạng đồ thị giống như các khẩu bazooka bởi vì chúng thường tạo ra các vụ nổ lớn trên đồ thị.

Symmetrical triangles

  • Bao gồm các giá cao thấp dần và các giá thấp cao dần
  • Đặt lệnh bên trên đường dốc của các giá cao thấp dần và đường dốc của các giá thấp cao dần

Ascending triangles   

  • Bao gồm các giá thấp cao dần và một đường kháng cự 
  • Giá thường phá vỡ đường kháng cự và tăng cao nhưng bạn nên đặt lệnh cả 02 hướng đề phòng trường hợp đường kháng cự quá mạnh.
  • Đặt lệnh bên trên đường kháng cự và bên dưới các giá thấp cao dần.

Descending triangles  

  • Bao gồm các giá cao thấp dần và một đường hỗ trợ    
  • Giá thường sẽ phá vỡ đường hỗ trợ và giảm xuống nhưng bạn nên đặt lệnh cả 2 hướng đề phòng trường hợp đường hỗ trợ quá mạnh.
  • Đặt lệnh bên trên các giá cao thấp dần và bên dưới đường hỗ trợ.


Các dạng đảo hướng :

Double Top

  • Xảy ra sau một hướng lên mạnh
  • Tạo thành bởi 02 đỉnh không thể phá vỡ một mức chắc chắn. Mức này trở thành một mức kháng cự.
  • Đặt lệnh bán (short) dưới điểm thấp của đáy giữa 02 đỉnh

Double Bottom

  • Xảy ra sau một hướng xuống mạnh
  • Tạo thành bởi 02 đáy không thể phá vỡ một mức chắc chắn. Mức này trở thanh một mức hỗ trợ.
  • Đặt lệnh mua (long) bên trên điểm cao của đỉnh giữa 02 đáy.

Head and Shoulders

  • Xảy ra sau một hướng lên mạnh
  • Tạo thành bởi một đỉnh, theo sau là một đỉnh cao hơn và sau nữa là một đỉnh thấp hơn. Một đường neckline được tạo thành bằng cách nối các điểm thấp của 02 đáy.
  • Đặt lệnh bán (short) dưới đường neckline
  • Chúng ta tính mục tiêu thu lợi bằng cách đo khoảng cách giữa điểm cao của đầu và neckline. Khoảng cách này gần bằng khoảng cách mà giá sẽ biến động sau khi phá vỡ neckline  

Reverse Head and Shoulders

  • Xảy ra sau một hướng xuống mạnh
  • Tạo thành bởi một đáy, theo sau là một đáy thấp hơn và sau nữa là một đáy cao hơn. Một đường neckline được tạo thành bằng cách nối các điểm cao của 02 đỉnh.
  • Đặt lệnh mua (long) trên đường neckline
  • Chúng ta tính mục tiêu thu lợi bằng cách đo khoảng cách giữa điểm thấp của đầu và neckline. Khoảng cách này gần bằng khoảng cách mà giá sẽ biến động sau khi phá vỡ neckline.

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chỉ hỗ trợ người đam mê - tâm huyết..»

Chúc bạn thành công | FOREX - KHO BÁU VÔ TẬN.


FTMO.com - For serious traders





Bài viết cùng chuyên mục


forex

backtop