Đăng lúc: 02:16:37 PM | 19-11-2016 | Đã xem: 20399
Có 6 trường phái cơ bản
1. Trường phái cổ điển và tân cổ điển
Xuất phát từ ông tổ Dow, với 06 cái tiên đề/nguyên lý gì đó, trườn phái này độc tôn Closing price. Cơ sở lý luận của các bác ấy không nằm ngoài các nguyên lý chung của Kinh tế học cổ điển : Quan hệ Cung – Cầu. Nổi tiếng nhất có lẽ chính là khái niệm Trend – Xu hướng – mà chúng ta vẫn lải nhải với nhau hàng ngày như phản xạ không điều kiện. Các bác phân tích ABC để quyết định bán, còn em sàng lọc XYZ điều kiện để múc. Ta dắt tay nhau lên sàn cò kè giá cả rồi khớp cái bụp. HoSE lòi ra data gồm price và khối lượng bắt lên bảng điện tử. Trường phái này gọi nó là Price action (giá và khối lượng khớp). Series các điểm cung cầu gặp nhau này được các bác ấy lôi ra mổ xẻ, tổng hợp các loại cho ra những QUY LUẬT vận động của thị trường. Với các bác ấy, closing price mới là giá thực sự nhé, còn mấy tên ngố chúng ta đua mua/bán ATO không được coi trọng đâu. Họ bảo đó là mua bán theo cảm xúc bầy đàn. Ờ, chuẩn phết. Người ta tính toán NAV, trích lập dự phòng, call margin ..v..v.. của chúng ta toàn bằng Closing price mà. Em cú lắm, nên đặt tên nó là Trường phái cổ hủ , quên, Cổ điển. Tuy nhiên, cũng nhiều bác bắt đầu bớt quan liêu hơn. Họ cho rằng mỗi khi em quyết định ký vào phiếu lệnh là một quá trình đấu tranh tâm lý thông qua phân tích, nghiên cứu các kiểu. Em có bi quan thì mới bán, chứ em cóc tin bác nào bảo đạt kỳ vọng lợi nhuận rồi lên bán. Ai chẳng có lòng tham, cái trấn áp nó là nỗi sợ hãi chứ không phải sự thỏa mãn. Ngược lại, có lạc quan thì em với mua chứng chẳng phải vì chứng của em rẻ hơn cả cốc trà đá vỉa hè, lăng nhăng thì nước lọc ko có mà uống ấy chứ. Đến lượt mình, lòng tham trấn át nỗi sợ hãi chứ không phải niềm tin yêu cổ phiếu nào đó.
Như vậy, quan hệ cung cầu bị chi phối bởi tâm lý những người trong cuộc. Họ đưa các nghiên cứu mở rộng ra toàn bộ range – khoảng giá giao dịch trong phiên – để đo lường điểm dịch chuyển tâm lý đó, tiến tới xác định chính xác hơn quan hệ cung cầu. Họ cũng đưa ra khái niệm Typica price (=C+H+L/3) để thay thế cho Closing price trong một số trườn hợp đặc thù. Nhưng nói chung, đua ATO như em vẫn bị chửi là tay mơ. Em ức lắm nên chỉ thếm cho nó một chữ thôi:
1.1 Trường phái Tân cổ điển.
Trường phái này tuân thủ tuyệt đối Lý thuyết Dow nên cách sử dụng nó chính là Trend Analysis – Phân tích Xu hướng và nó có 2 nhóm công cụ chủ đạo:
CHART READING gồm
- Price pattern: kiểu như Gap, 1-2-3 reversal, pin bar, lap bar, squats bar …v..v.v…
- Chart pattern (Formation): Vai đầu Vai, Tam giác, Lá cờ, mũi lao ..v..v..
- Line Study: Hỗ trợ/Kháng cự, trendline các loại, Fan, Pitchfork Line ..v..v..v
- Một số công cụ đọc chart khác kiểu như Darvas Box (Classic, Modern, Ghost box )…v..v..v…À, cái này nhìn đơn giản nhưng nhiều bác nhầm đánh đồng nó với Hỗ trợ/kháng cự.
INDICATORS – Chỉ báo kỹ thuật
- Trend indicator: MA, PSAR ….
- Momentum Indicator: ADX, RSI, MACD, STO, ROC ….
- Volatility Indicator: BB, ATR …
- Volume Indicator
- Market Breadth Indicator
Ngay cái cách phân loại indicator đã lắm chuyện rồi. Em thấy chẳng phải ngẫu hứng mà họ chia ra như vậy. Trường phái này đều thích coi price là một “vật” nên chịu tác động của các quy luật vật lý cổ điển như kiểu Badson Line xuất phát từ Giao thoa song hay Pitchfork Line được đẻ ra bởi Allan Andrews là một nhà vật lý của ngành Theromdynamics, tạm dịch là sự di chuyển (dynamics) của thể nóng (thermo). Cho nên the ông thì sự tăng trưởng của giá qua thời gian cũng giống như một diffusion (tạm gọi lan tỏa ra) của hơi nóng. Và sự lan tỏa này của giá được tượng trưng qua độ cao của cái slope của lằn Median line…
2. Trường phái HARMONIC
Các bạn này ứ thèm tin Lý thuyết Dow nữa rồi. Với các bạn ấy không còn khái niệm Trend tồn tại. Vậy các bạn ấy phân tích cái gì ?? Dĩ nhiên vẫn là Price, nhưng chỉ PRICE thôi nhé, không cần Khối lượng đâu. Lập luận của các bạn ấy đơn giản lắm. Cũng giống TP Tân cổ điển, họ cho rằng tâm lý nhà đầu tư quyết định tới hành vi mua/bán của họ nên họ “đo lường” cái tâm lý này luôn. Họ tin tưởng các quy luật kỳ bí và siêu nhiên đang chi phối mọi sự vật hiện tượng trong Vũ trụ bao la này chứ đừng nói gì đến cái sàn chứng khoán bé tí của chúng ta. Những quy luật này đa số khoa học hiện tại vẫn bó tay, ờ, thế mới hay, khỏi lo cãi nhau chứ cái gì rõ ràng quá y rằng dễ đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Em liệt kê các quy luật đó nhé, chắc là thiếu nhiều đấy
2.1. Dãy số Fibonacci và tỉ lệ vàng FIB
Cái này các bác còn biết rõ hơn cả em rồi.
Xuất phát từ ông tổ Dow, với 06 cái tiên đề/nguyên lý gì đó, trườn phái này độc tôn Closing price. Cơ sở lý luận của các bác ấy không nằm ngoài các nguyên lý chung của Kinh tế học cổ điển : Quan hệ Cung – Cầu. Nổi tiếng nhất có lẽ chính là khái niệm Trend – Xu hướng – mà chúng ta vẫn lải nhải với nhau hàng ngày như phản xạ không điều kiện. Các bác phân tích ABC để quyết định bán, còn em sàng lọc XYZ điều kiện để múc. Ta dắt tay nhau lên sàn cò kè giá cả rồi khớp cái bụp. HoSE lòi ra data gồm price và khối lượng bắt lên bảng điện tử. Trường phái này gọi nó là Price action (giá và khối lượng khớp). Series các điểm cung cầu gặp nhau này được các bác ấy lôi ra mổ xẻ, tổng hợp các loại cho ra những QUY LUẬT vận động của thị trường. Với các bác ấy, closing price mới là giá thực sự nhé, còn mấy tên ngố chúng ta đua mua/bán ATO không được coi trọng đâu. Họ bảo đó là mua bán theo cảm xúc bầy đàn. Ờ, chuẩn phết. Người ta tính toán NAV, trích lập dự phòng, call margin ..v..v.. của chúng ta toàn bằng Closing price mà. Em cú lắm, nên đặt tên nó là Trường phái cổ hủ , quên, Cổ điển. Tuy nhiên, cũng nhiều bác bắt đầu bớt quan liêu hơn. Họ cho rằng mỗi khi em quyết định ký vào phiếu lệnh là một quá trình đấu tranh tâm lý thông qua phân tích, nghiên cứu các kiểu. Em có bi quan thì mới bán, chứ em cóc tin bác nào bảo đạt kỳ vọng lợi nhuận rồi lên bán. Ai chẳng có lòng tham, cái trấn áp nó là nỗi sợ hãi chứ không phải sự thỏa mãn. Ngược lại, có lạc quan thì em với mua chứng chẳng phải vì chứng của em rẻ hơn cả cốc trà đá vỉa hè, lăng nhăng thì nước lọc ko có mà uống ấy chứ. Đến lượt mình, lòng tham trấn át nỗi sợ hãi chứ không phải niềm tin yêu cổ phiếu nào đó.
Như vậy, quan hệ cung cầu bị chi phối bởi tâm lý những người trong cuộc. Họ đưa các nghiên cứu mở rộng ra toàn bộ range – khoảng giá giao dịch trong phiên – để đo lường điểm dịch chuyển tâm lý đó, tiến tới xác định chính xác hơn quan hệ cung cầu. Họ cũng đưa ra khái niệm Typica price (=C+H+L/3) để thay thế cho Closing price trong một số trườn hợp đặc thù. Nhưng nói chung, đua ATO như em vẫn bị chửi là tay mơ. Em ức lắm nên chỉ thếm cho nó một chữ thôi:
1.1 Trường phái Tân cổ điển.
Trường phái này tuân thủ tuyệt đối Lý thuyết Dow nên cách sử dụng nó chính là Trend Analysis – Phân tích Xu hướng và nó có 2 nhóm công cụ chủ đạo:
CHART READING gồm
- Price pattern: kiểu như Gap, 1-2-3 reversal, pin bar, lap bar, squats bar …v..v.v…
- Chart pattern (Formation): Vai đầu Vai, Tam giác, Lá cờ, mũi lao ..v..v..
- Line Study: Hỗ trợ/Kháng cự, trendline các loại, Fan, Pitchfork Line ..v..v..v
- Một số công cụ đọc chart khác kiểu như Darvas Box (Classic, Modern, Ghost box )…v..v..v…À, cái này nhìn đơn giản nhưng nhiều bác nhầm đánh đồng nó với Hỗ trợ/kháng cự.
INDICATORS – Chỉ báo kỹ thuật
- Trend indicator: MA, PSAR ….
- Momentum Indicator: ADX, RSI, MACD, STO, ROC ….
- Volatility Indicator: BB, ATR …
- Volume Indicator
- Market Breadth Indicator
Ngay cái cách phân loại indicator đã lắm chuyện rồi. Em thấy chẳng phải ngẫu hứng mà họ chia ra như vậy. Trường phái này đều thích coi price là một “vật” nên chịu tác động của các quy luật vật lý cổ điển như kiểu Badson Line xuất phát từ Giao thoa song hay Pitchfork Line được đẻ ra bởi Allan Andrews là một nhà vật lý của ngành Theromdynamics, tạm dịch là sự di chuyển (dynamics) của thể nóng (thermo). Cho nên the ông thì sự tăng trưởng của giá qua thời gian cũng giống như một diffusion (tạm gọi lan tỏa ra) của hơi nóng. Và sự lan tỏa này của giá được tượng trưng qua độ cao của cái slope của lằn Median line…
2. Trường phái HARMONIC
Các bạn này ứ thèm tin Lý thuyết Dow nữa rồi. Với các bạn ấy không còn khái niệm Trend tồn tại. Vậy các bạn ấy phân tích cái gì ?? Dĩ nhiên vẫn là Price, nhưng chỉ PRICE thôi nhé, không cần Khối lượng đâu. Lập luận của các bạn ấy đơn giản lắm. Cũng giống TP Tân cổ điển, họ cho rằng tâm lý nhà đầu tư quyết định tới hành vi mua/bán của họ nên họ “đo lường” cái tâm lý này luôn. Họ tin tưởng các quy luật kỳ bí và siêu nhiên đang chi phối mọi sự vật hiện tượng trong Vũ trụ bao la này chứ đừng nói gì đến cái sàn chứng khoán bé tí của chúng ta. Những quy luật này đa số khoa học hiện tại vẫn bó tay, ờ, thế mới hay, khỏi lo cãi nhau chứ cái gì rõ ràng quá y rằng dễ đánh nhau sứt đầu mẻ trán. Em liệt kê các quy luật đó nhé, chắc là thiếu nhiều đấy
2.1. Dãy số Fibonacci và tỉ lệ vàng FIB
Cái này các bác còn biết rõ hơn cả em rồi.
Từ đây, họ sản xuất tằng tằng ra bao nhiêu là công cụ mà chúng ta gọi chung là Fibonacci Tools:
- Fib Retracemnt
- Fib Extension, Expansion, Projection …
- Fib Speed Fans
- Fib Log Spiral
- Fib Vortex…
- Fib Retracemnt
- Fib Extension, Expansion, Projection …
- Fib Speed Fans
- Fib Log Spiral
- Fib Vortex…
***
Dĩ nhiên, Sóng Elliott của chúng ta cũng được liệt vào trong Trường phái này
***
Chưa hết, có nguyên một nhóm họa sĩ gồm Scott M. Carney và Larry Pesavento còn vẽ ra các pattern mà họ gọi là Harmonic Trading Pattern
Dĩ nhiên, Sóng Elliott của chúng ta cũng được liệt vào trong Trường phái này
***
Chưa hết, có nguyên một nhóm họa sĩ gồm Scott M. Carney và Larry Pesavento còn vẽ ra các pattern mà họ gọi là Harmonic Trading Pattern
2.2 Số học và hình học
William Delbert Gann đi đầu trong vụ này và chắc cũng vì vậy mà hình ảnh của bác trong giới TA cũng trở thành huyền bí không kém Fibonacci.
- Quy luật 50% (gắn liền với tên tuổi của Gann)
- Gann Grip
- Gann Square, mấy cái Ma phương cơ sở này nhìn lâu đảm bảo thần kinh :)
- Quy luật 50% (gắn liền với tên tuổi của Gann)
- Gann Grip
- Gann Square, mấy cái Ma phương cơ sở này nhìn lâu đảm bảo thần kinh :)
Chưa hết đâu ạ, theo đuôi đại ca Gann là bác Murray Math cũng loằng ngoằng không kém. Bác này đỡ siêu tưởng hơn Gann nhưng mấy cái Tổ hợp nhi phân của bác ấy cũng nhức mắt phết. Dưng mà bác nào thích đánh swing thì khoái cái này vì nó đưa ra các điểm pivot ngắn hạn hay phết.
Chưa hết đâu ạ, theo đuôi đại ca Gann là bác Murray Math cũng loằng ngoằng không kém. Bác này đỡ siêu tưởng hơn Gann nhưng mấy cái Tổ hợp nhi phân của bác ấy cũng nhức mắt phết. Dưng mà bác nào thích đánh swing thì khoái cái này vì nó đưa ra các điểm pivot ngắn hạn hay phết.
3. CẶP SỐ MA QUÁI 5-9
Chà, khi xưa em tưởng dãy Fibonacci đã huyền bí rồi giờ gặp cặp số ma quái này mới thấy Fib chưa ăn nhằm gì cả, còn rõ ràng chán. Các bác xem nhé :
Chà, khi xưa em tưởng dãy Fibonacci đã huyền bí rồi giờ gặp cặp số ma quái này mới thấy Fib chưa ăn nhằm gì cả, còn rõ ràng chán. Các bác xem nhé :
Từ đây, Wave59 trở thành platform khá nổi tiếng và độc quyền với kỹ thuật 5-9 count.
DeMark TD Sequential của Tom DeMark cũng là một sản phẩm khác của cặp số ma quái này.
DeMark TD Sequential của Tom DeMark cũng là một sản phẩm khác của cặp số ma quái này.
Trường phái này là tu luyện đắc đạo được chắc chuyển nghề thành thầy bói mất. :)
4. Trường phái Thiên Văn Học - Astro & Estoric
Cũng theo mạch quan điểm phân tích tâm lý tác động đến quyết định mua/bán từ đó ảnh hưởng đến cung cầu như trên, các bác này tin tưởng rằng Chu kỳ thiên văn hay vị trí tương tác giữa các hành tinh quyết định chu kỳ tâm lý của con người. Chắc giống kiểu theo thống kê nào đó số người tự tử vào đêm trăng tròn nhiều nhất Cơ mà em luận thấy cũng đúng. Trăng tròn là lúc lực hấp dẫn của nó tác động lên chúng ta mạnh nhất. Theo những kiến thức Vật lý học hết cấp 3 của em thì máu ở thể lỏng nên bị hút lên đầu .. Máu đổ về đâu, ở đó hưng phấn và up liền Máu đổ về não làm suy nghĩ chúng ta "máu" hơn và múc tới tấp hoặc xả tới bến. Suy ra, trăng tròn thường là điểm đảo chiều
Time Solution Advanced được coi là Platform chuyên biệt cho trường phái này.
4. Trường phái Thiên Văn Học - Astro & Estoric
Cũng theo mạch quan điểm phân tích tâm lý tác động đến quyết định mua/bán từ đó ảnh hưởng đến cung cầu như trên, các bác này tin tưởng rằng Chu kỳ thiên văn hay vị trí tương tác giữa các hành tinh quyết định chu kỳ tâm lý của con người. Chắc giống kiểu theo thống kê nào đó số người tự tử vào đêm trăng tròn nhiều nhất Cơ mà em luận thấy cũng đúng. Trăng tròn là lúc lực hấp dẫn của nó tác động lên chúng ta mạnh nhất. Theo những kiến thức Vật lý học hết cấp 3 của em thì máu ở thể lỏng nên bị hút lên đầu .. Máu đổ về đâu, ở đó hưng phấn và up liền Máu đổ về não làm suy nghĩ chúng ta "máu" hơn và múc tới tấp hoặc xả tới bến. Suy ra, trăng tròn thường là điểm đảo chiều
Time Solution Advanced được coi là Platform chuyên biệt cho trường phái này.
5. VOLUME SPREAD ANALYSIS
Bà con vẫn vui mệnh gọi nó là Trường phái Lái tàu Đượ R Wyckoff phát triển đầu tiên từ những năm 30s, nhưng chỉ đến khi xuất hiện G. Soros và Tom Williams thì nó mới thực sự trở thành một Trường phái độc lập vì có lý thuyết dẫn đường hoàn chính.
Không có công ty tốt và công ty xấu - chỉ có cổ phiếu tốt và cổ phiếu xấu
Không có cổ phiếu tốt và cổ phiếu xâu - chỉ có cổ phiếu tăng giá và giảm giá
Đây là tuyên ngôn của trường phái này. Họ cũng không thèm quan tâm đến Lý thuyết Dow là cái gì. Với các bác này, quan hệ cung cầu không phải là nguyên nhân khiến giá cả tăng. Vì sao ư ??? Oài, em thèm một con Maybach lắm chứ.. Đó có phải cầu không ?? Có ... nhưng mà em bán cả bản thân đi cũng ko mua nổi cái bánh của nó !!! Vậy chú biến đi chỗ khác cho trong nước.
Dạ, các bác nhà này lạnh lùng thế đấy. Nghe sặc mùi TP kinh tế Áo. Với họ, dòng tiền quyết định tất cả. Dòng tiền đổ vào đâu, cái đó tăng giá và ngược lại, dòng tiền rút ra khỏi đâu, cái đó giảm giá.
Ủa !!?? Vậy tiền là vỏ hến.!! Không đâu ạ. Dòng tiền muốn chảy vào đâu thì trước đó nó phải tìm được các điều kiện cần và đủ đã chứ. Đây cũng là nhược điểm của trường phái VSA. Nó không ứng dụng mọi lúc mọi nơi được mà chỉ áp dụng trong các cổ phiếu, các giai đoạn xuất hiện điều kiện cần và đủ để nó chạy vào chạy ra.
Với các bác nhà này, không có xu hướng liên hay xuống, cũng chẳng có đi ngang. Chỉ có Tích lũy - Đánh lên - Tái tích lũy - Đánh tiếp - Phân phối - Đánh xuống - Tái phân phối - và cuối cùng thả tự do, muốn đi đâu thì đi.
Nhưng mà các bác này được cái hay à nha. Đánh lên thì khen cổ phiếu/ công ty tốt, đánh xuống thì không thế chê bai gì. Các bác ấy bảo nó rơi tự do theo lực hút trái đất, quy luật tự nhiên mà.
Ờ, vậy công ty tốt, cổ phiếu xịn sao các bác không bán nhà mà múc hết sạch đi, các bác đi phím hàng làm chi vậy. Hỏi câu này xong em được ném ngay cho cuốn Nghệ thuật bán hàng đa cấp về đọc.
Có thể nói, toàn bộ bản chất, đặc điểm và nguyên lý của trường phái này được thể hiện sâu sắc qua bức tranh phóng dụ về cơn sốt hoa tulip - Tulip mania - của Hendrik Gerritsz Pot, khoảng năm 1640. Xe của nữ thần hoa Flora lăn bánh nhờ sức gió, trên xe còn có một kẻ nghiện rượu, người đổi tiền và một phụ nữ hai mặt. Theo sau họ là những người thợ dệt phóng đãng khu Haarlem. Tất cả đang đi trên con đường tới biển cả diệt vong.
Bà con vẫn vui mệnh gọi nó là Trường phái Lái tàu Đượ R Wyckoff phát triển đầu tiên từ những năm 30s, nhưng chỉ đến khi xuất hiện G. Soros và Tom Williams thì nó mới thực sự trở thành một Trường phái độc lập vì có lý thuyết dẫn đường hoàn chính.
Không có công ty tốt và công ty xấu - chỉ có cổ phiếu tốt và cổ phiếu xấu
Không có cổ phiếu tốt và cổ phiếu xâu - chỉ có cổ phiếu tăng giá và giảm giá
Đây là tuyên ngôn của trường phái này. Họ cũng không thèm quan tâm đến Lý thuyết Dow là cái gì. Với các bác này, quan hệ cung cầu không phải là nguyên nhân khiến giá cả tăng. Vì sao ư ??? Oài, em thèm một con Maybach lắm chứ.. Đó có phải cầu không ?? Có ... nhưng mà em bán cả bản thân đi cũng ko mua nổi cái bánh của nó !!! Vậy chú biến đi chỗ khác cho trong nước.
Dạ, các bác nhà này lạnh lùng thế đấy. Nghe sặc mùi TP kinh tế Áo. Với họ, dòng tiền quyết định tất cả. Dòng tiền đổ vào đâu, cái đó tăng giá và ngược lại, dòng tiền rút ra khỏi đâu, cái đó giảm giá.
Ủa !!?? Vậy tiền là vỏ hến.!! Không đâu ạ. Dòng tiền muốn chảy vào đâu thì trước đó nó phải tìm được các điều kiện cần và đủ đã chứ. Đây cũng là nhược điểm của trường phái VSA. Nó không ứng dụng mọi lúc mọi nơi được mà chỉ áp dụng trong các cổ phiếu, các giai đoạn xuất hiện điều kiện cần và đủ để nó chạy vào chạy ra.
Với các bác nhà này, không có xu hướng liên hay xuống, cũng chẳng có đi ngang. Chỉ có Tích lũy - Đánh lên - Tái tích lũy - Đánh tiếp - Phân phối - Đánh xuống - Tái phân phối - và cuối cùng thả tự do, muốn đi đâu thì đi.
Nhưng mà các bác này được cái hay à nha. Đánh lên thì khen cổ phiếu/ công ty tốt, đánh xuống thì không thế chê bai gì. Các bác ấy bảo nó rơi tự do theo lực hút trái đất, quy luật tự nhiên mà.
Ờ, vậy công ty tốt, cổ phiếu xịn sao các bác không bán nhà mà múc hết sạch đi, các bác đi phím hàng làm chi vậy. Hỏi câu này xong em được ném ngay cho cuốn Nghệ thuật bán hàng đa cấp về đọc.
Có thể nói, toàn bộ bản chất, đặc điểm và nguyên lý của trường phái này được thể hiện sâu sắc qua bức tranh phóng dụ về cơn sốt hoa tulip - Tulip mania - của Hendrik Gerritsz Pot, khoảng năm 1640. Xe của nữ thần hoa Flora lăn bánh nhờ sức gió, trên xe còn có một kẻ nghiện rượu, người đổi tiền và một phụ nữ hai mặt. Theo sau họ là những người thợ dệt phóng đãng khu Haarlem. Tất cả đang đi trên con đường tới biển cả diệt vong.
6. Trường phái Nhật Bản
Đây mới là trường phái TA xuất hiện đầu tiên trong lịch sử loài người. Cho nên, đương nhiên nó cũng không biết đến Mr. Dow là bác nào rồi.
Người Nhật mang đặc điểm điển hình của triết học Phương Đông vào trong các kỹ thuật phân tích của mình. Họ cũng cho rằng tâm lý con người điều khiển mọi quyết định của họ. Vâng , lại là TÂM LÝ. Tuy nhiên, khác với đội con buôn phương Tây chỉ chăm chăm mua với bán, cung với cầu, tiền với bạc, người Nhật quan niệm mọi thứ trong tự nhiên đều hướng tới trạng thái CÂN BẰNG. Đây là trạng thái ổn định và lý tưởng nhất cho vạn vật.
Vâng, cảm xúc của em cũng vậy, bình thường thì còn sống lâu chứ vui quá lâu hay buồn quá dài thì em đảm bảo chúng ta đi Trâu Quỳ hết, mà thế có khi vẫn sướng, chết sạch ấy chứ.
Trạng thái CÂN BẰNG là lý thuyết dẫn đường và cơ sở lý luận của trườn phái Nhật Bản. Thị trường luôn dao động xung quanh điểm cân bằng, khi nó rời khỏi điểm cân bằng này quá xa và/hoặc quá lâu đều có xu hướng trở lại điểm cân bằng cả.
Chết thât, vậy thị trường cứ sideway suốt à !? Không, thưa các bác. Điểm cân bằng này không tĩnh, mà nó chuyển động liên tục. 8 năm trước lúc em mới ra trường, lương 2 triêu/tháng là đủ để em tồn tại, quá chỗ đó là em thác loạn ngay. Giờ đây, chắc 5m/tháng mới đủ chúng ta tồn tại … Đó, điểm cân bằng liên tục di chuyển.
Các kỹ thuật của trường phái này được biết đến hiện nay đều trở thành bất hủ.
6.1 Đồ thị nến – CandleStick
Cái này em không múa rìu qua mắt thợ nữa, lăng nhăng bị gió chém đứt đôi người
6.2. Heiken Ashi
Hay, kỹ thuật tổng hợp được cả sự dễ hiểu, đơn giản của trend line lẫn sự mềm mại linh động của Momentum. Nó được coi là Mometum Trendline trong TA.
6.3. Tổ hợp Ichimoku Kinko Hyo
Đây là đỉnh cao thực sự của TP Nhật Bản làm cả Phương Tây không dám ho he phản đối gì. Ngoài việc phân tích hoàn hảo điểm cân bằng theo trục Giá cả như các kỹ thuật khác của Phương Tây, nó còn làm tốt cả việc giải quyết mối quan hệ, tương tác Quá khứ - Hiện tại – Tương lai, điều mà ko kỹ thuật Phương Tây nào làm nổi, cũng đồng thời là tinh túy của TP Nhật Bản.
Em cũng hay để ý đến cái này. Khi nhìn thấy cụ nào vẽ chart kiểu không thể hiện được Kumo tương lai như thế này là em vứt luôn không đọc nữa.
Đây mới là trường phái TA xuất hiện đầu tiên trong lịch sử loài người. Cho nên, đương nhiên nó cũng không biết đến Mr. Dow là bác nào rồi.
Người Nhật mang đặc điểm điển hình của triết học Phương Đông vào trong các kỹ thuật phân tích của mình. Họ cũng cho rằng tâm lý con người điều khiển mọi quyết định của họ. Vâng , lại là TÂM LÝ. Tuy nhiên, khác với đội con buôn phương Tây chỉ chăm chăm mua với bán, cung với cầu, tiền với bạc, người Nhật quan niệm mọi thứ trong tự nhiên đều hướng tới trạng thái CÂN BẰNG. Đây là trạng thái ổn định và lý tưởng nhất cho vạn vật.
Vâng, cảm xúc của em cũng vậy, bình thường thì còn sống lâu chứ vui quá lâu hay buồn quá dài thì em đảm bảo chúng ta đi Trâu Quỳ hết, mà thế có khi vẫn sướng, chết sạch ấy chứ.
Trạng thái CÂN BẰNG là lý thuyết dẫn đường và cơ sở lý luận của trườn phái Nhật Bản. Thị trường luôn dao động xung quanh điểm cân bằng, khi nó rời khỏi điểm cân bằng này quá xa và/hoặc quá lâu đều có xu hướng trở lại điểm cân bằng cả.
Chết thât, vậy thị trường cứ sideway suốt à !? Không, thưa các bác. Điểm cân bằng này không tĩnh, mà nó chuyển động liên tục. 8 năm trước lúc em mới ra trường, lương 2 triêu/tháng là đủ để em tồn tại, quá chỗ đó là em thác loạn ngay. Giờ đây, chắc 5m/tháng mới đủ chúng ta tồn tại … Đó, điểm cân bằng liên tục di chuyển.
Các kỹ thuật của trường phái này được biết đến hiện nay đều trở thành bất hủ.
6.1 Đồ thị nến – CandleStick
Cái này em không múa rìu qua mắt thợ nữa, lăng nhăng bị gió chém đứt đôi người
6.2. Heiken Ashi
Hay, kỹ thuật tổng hợp được cả sự dễ hiểu, đơn giản của trend line lẫn sự mềm mại linh động của Momentum. Nó được coi là Mometum Trendline trong TA.
6.3. Tổ hợp Ichimoku Kinko Hyo
Đây là đỉnh cao thực sự của TP Nhật Bản làm cả Phương Tây không dám ho he phản đối gì. Ngoài việc phân tích hoàn hảo điểm cân bằng theo trục Giá cả như các kỹ thuật khác của Phương Tây, nó còn làm tốt cả việc giải quyết mối quan hệ, tương tác Quá khứ - Hiện tại – Tương lai, điều mà ko kỹ thuật Phương Tây nào làm nổi, cũng đồng thời là tinh túy của TP Nhật Bản.
Em cũng hay để ý đến cái này. Khi nhìn thấy cụ nào vẽ chart kiểu không thể hiện được Kumo tương lai như thế này là em vứt luôn không đọc nữa.
Ít nhất cũng phải hiện được ra như thế này. Có lẽ, lý do em bỏ MetaStock là đây.
Nguồn: tổng hợp.
Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".
Chúc bạn thành công
Bài viết cùng chuyên mục
- Phương pháp Wyckoff (06.11.2021 | Đã xem: 5115)
- STOCHASTIC LÀ GÌ? 6 CÁCH GIAO DỊCH HIỆU QUẢ VỚI STOCHASTIC (30.01.2021 | Đã xem: 4528)
- Trường phái Price Action mới - Lý thuyết trendline John Hill (06.10.2018 | Đã xem: 13947)
- Phân tích xu hướng với công cụ Moving Avarage (16.09.2017 | Đã xem: 8533)
- Dự báo xu hướng đảo chiều RSI momentum (16.09.2017 | Đã xem: 13435)
- NHẬN DIỆN XU HƯỚNG (04.09.2017 | Đã xem: 11128)
- Sự hữu ích đáng ngạc nhiên của ATR (22.08.2017 | Đã xem: 22005)
- Cách vẽ đường xu hướng chính xác nhất (20.08.2017 | Đã xem: 26940)
- Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand (16.08.2017 | Đã xem: 23672)
- Mô hình đảo chiều 1-2-3 giúp xác định đỉnh và đáy (08.08.2017 | Đã xem: 15294)
- Mô hình Vai Đầu Vai – Cách xác định (24.07.2017 | Đã xem: 17399)
- Chiến thuật giao dịch kết hợp: Heiken – BBands – Cản kháng cự (24.07.2017 | Đã xem: 9712)
- Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào? (31.12.2016 | Đã xem: 10665)
- Phương pháp giao dịch đơn giản nhất thế giới (25.12.2016 | Đã xem: 19719)
- BÍ QUYẾT LỤC CHỈ CẦM MA (26.11.2016 | Đã xem: 49812)
- Lý thuyết Dow - Ứng dụng lý thuyết Dow vào phân tích kỹ thuật (19.11.2016 | Đã xem: 18141)
- Những bí ẩn đằng sau khối lượng giao dịch (19.11.2016 | Đã xem: 12706)
- Đường trung bình MA Moving Averages Phần 1 (19.11.2016 | Đã xem: 10650)
- Đường trung bình MA Moving Averages Phần 2 (19.11.2016 | Đã xem: 12075)
- Các công cụ dự báo biểu đồ thông dụng Chart Indicators (19.11.2016 | Đã xem: 15163)
- Tìm hiểu Oscillators & Momentum Indicators (19.11.2016 | Đã xem: 10426)
- Ứng dụng sóng Elliott (19.11.2016 | Đã xem: 16818)
- Phân tích kỹ thuật theo mô hình HARMONIC (19.11.2016 | Đã xem: 16435)
- Hướng dẫn sử dụng Indicator, Template, EA (19.11.2016 | Đã xem: 14031)
- Các mẫu đồ thị quan trọng trong phân tích kỹ thuật (18.11.2016 | Đã xem: 15156)
- Phương pháp giao dịch theo kiểu Đặt lệnh và Quên đi (08.11.2016 | Đã xem: 14037)
- Complete Ichimoku (05.11.2016 | Đã xem: 27859)
- Phân tích kỹ thuật Technical Analysis (04.11.2016 | Đã xem: 6382)