Chiến lược giao dịch theo Inside Bar

Chiến lược giao dịch theo Inside Bar

Chiến lược giao dịch theo Inside Bar

Chiến lược giao dịch theo Inside Bar

Chiến lược giao dịch theo Inside Bar
Chiến lược giao dịch theo Inside Bar
Chiến lược giao dịch theo Inside Bar

Đăng lúc: 03:22:41 AM | 06-12-2016 | Đã xem: 8258

Nến Inside Bar là một công cụ rất hiệu quả với tín hiệu giao dịch mạnh mẽ với các trader theo trường phái Price Action. Đối với trader mới bắt đầu, dễ dàng nhất để tìm hiểu cách giao dịch với Inside Bar chính là “in-line with the trend”, nên giao dịch theo xu hướng biểu đồ hàng ngày. Trade đảo chiều có thể mang lại lợi nhuận hấp dẫn nhưng sẽ khó khăn và nhiều bẫy hơn, do đó trader nên thận trọng với chiến lược này.

Nếu bạn là trader theo đuổi trường phái Price Action hay muốn trở thành một tín đồ của nến Nhật, thì chắc chắn rằng một trong những mô hình nến quan trọng mà bạn cần nằm lòng chính là nến Inside Bar. Điểm hấp dẫn đặc biệt ở đây chính là Inside Bar là một chiến lược có hiệu quả cao mà cung cấp cho trader với một tỷ lệ lợi nhuận trên rủi ro tốt, vì nó đòi hỏi một mức Stop Loss thấp hơn so với các mẫu hình khác.

Nến Inside Bar là một trong những tín hiệu hành động giá mạnh mẽ mà trader có thể sử dụng để xác định biến động tiềm ẩn của các cặp tiền tệ. Ngoài ra, mô hình nến đa zi năng này vừa giúp trader giao dịch theo xu hướng lại vừa cho họ cơ hội giao dịch đảo chiều song nó có nhiều biến thể và có thể tạo ra những cái “bẫy” gây rủi ro cho trader.

Vậy trong bài viết dưới đây, Tôi chia sẻ cùng bạn những kiến thức cơ bản lẫn chuyên sâu về nến Inside Bar, đặc biệt là hướng dẫn các newbie trader phương pháp giao dịch hiệu quả và ít rủi ro với nến Inside bar trong giao dịch Price Action.

Chiến lược giao dịch hiệu quả với nến Inside Bar

1.   Nến Inside Bar là gì?

Inside Bar là một hoặc nhiều bar mà hoàn toàn nằm bên trong vùng giá của cây bar trước đó, nghĩa là nó có “giá thấp nhất” cao hơn (higher low) và “giá cao nhất” thấp hơn (lower high) so với cây bar liền trước nó. Trên các khung thời gian nhỏ hơn Daily Chart thì mẫu hình Inside Bar giống như một hình tam giác.

Hiểu nôm na thì như tên gọi của mình “inside – bên trong”, nến Inside Bar là một mô hình bao gồm ít nhất 2 nến – nến nằm trong nến, trong đó 1 nến to thân dài sẽ ôm lấy cây nến còn lại.

Mô hình nến Inside Bar gồm 2 bộ phận chính:

  • Cây nến to ở phía trước gọi là Mother Bar (nến mẹ), hay còn được viết tắt là nến “mb”, nến này còn được gọi là Preceding bar.
  • 1 hoặc nhiều cây nến phía sau có đỉnh thấp hơn và đáy cao hơn nến mẹ, gọi là Inside Bar, được viết tắt là nến “ib” (hay nói cách khác, mức High và Low của Inside Bar phải nằm trọn trong Mother Bar).

 

Mẫu hình nến Inside Bar

Chú ý rằng trên biểu đồ Ngày (daily chart) trong ví dụ dưới đây, chúng ta có tới 2 Inside Bar mà nằm lọt trong vùng giá của cây Mother Bar trước nó. Ví dụ dưới cho thấy Inside Bar tạo ra một Breakout để tiếp tục đi lên theo hướng của thị trường uptrend.

 

Ví dụ về nến Inside Bar

Chú ý: Nến mẹ có thể là nến tăng (màu xanh hoặc trắng) hoặc nến giảm (màu đỏ hoặc đen). Mô hình nến Inside Bar có thể thể hiện xu hướng tăng giá hoặc giảm giá.

Trước đây, trong mô hình nến Inside Bar điển hình thì màu sắc của nến Mother Bar và nến Inside phải khác nhau. Tuy nhiên trong trường phái Price Action hiện nay, yếu tố màu sắc không quan trọng, mà điều mà trader cần đặc biệt quan tâm là kích thước của các nến con Inside bên trong phải tuyệt đối nhỏ hơn nến mẹ, nếu không mô hình nến Inside Bar sẽ không hình thành.

2.   Ý nghĩa của mô hình nến Inside Bar

Nến Inside Bar trong giao dịch Forex được ví như một “ tia chớp”, một tín hiệu chủ đạo cho biết thị trường sẽ đảo chiều hay sẽ tiếp tục xu hướng hiện tại.

Mẫu hình này trực tiếp đánh vào tâm lý thị trường ngắn hạn đang tìm cách tham gia trước các “động thái lớn” có thể xảy ra trên thị trường. Nến Inside Bar đại diện cho sự hợp nhất của hành động giá trong đó phe bò (bulls) và phe gấu (bears) đều đang vật lộn để di chuyển giá cao hơn hoặc thấp hơn từ vị trí hiện tại của nó.

Do đó, Inside Bar chỉ ra đây là thời điểm của sự phân vân, lưỡng lự của thị trường hay đang tích lũy, giảm nhiệt sau 1 xu hướng mạnh – thể hiện thông qua việc volume của thị trường thu hẹp lại.

Có một liên tưởng khá thú vị rằng mẫu hình nến Inside Bar được so sánh như một ngọn núi lửa, nơi áp suất dồn nén dưới lòng đất được tăng cường không ngừng trước khi phun trào. Đối với các trader, nến Inside Bar có thể báo hiệu một sự đột phá về giá trong tương lai gần, điều này tạo ra cơ hội kiếm lời, cho dù bạn đang ở phe mua hay phe bán.

Inside Bar thông thường xảy ra sau khi có một sự chuyển động theo xu hướng mạnh diễn ra, nó có thể diễn ra tại các điểm đảo chiều của thị trường hoặc tại các mức hỗ trợ/kháng cự mạnh. Sau khi tạo Inside Bar, thị trường sẽ có sự di chuyển mạnh mẽ, có thể tiếp tục hoặc đảo ngược xu hướng.

Chú ý rằng hình vẽ bên dưới là 2 ví dụ về Inside Bar, một cái cho tín hiệu là xu hướng sẽ tiếp diễn và cái kia cho tín hiệu đảo chiều.

Càng nhiều nến nhỏ bị nhốt trong nến trước, thị trường càng thể hiện sự dồn nén, tích lũy, và sẽ bứt phá càng mạnh sau đó. Inside Bar thường cho ta một điểm vào với tỷ lệ rủi ro thấp hay một điểm thoát lệnh hợp lý.

 

 Ví dụ vềnến Inside Bar trong thị trường uptrend

Chú ý rằng, nến Inside Bar có thể xuất hiện ở nhiều khung thời gian khác nhau, tuy nhiên nếu nó xuất hiện trong các time frame càng nhỏ thì độ chính xác sẽ bị suy giảm bởi vì tín hiệu rất dễ bị nhiễu.

3.      Các mẫu hình nến Inside Bar phổ biến hay biến thể của nến Inside Bar

Mô hình nến Inside không chỉ dừng lại ở 1 nến Mother Bar và 1 nến Inside Bar mà ngày càng được mở rộng với nhiều biến thể khác nhau và mỗi biến thể đều có mức độ hiệu quả khác nhau:

3.1 Double (multi) Inside Bar – Mẫu hình nến Inside Bar đa nến

Double Inside Bar gồm 2 nến Inside Bar nằm gọn trong cấu trúc của nến Mother bar và mẫu hình nến Multi Inside Bar bao gồm 3, 4 hay nhiều nến con cùng nằm trong 1 cấu trúc của nến mẹ.

Mẫu hình nến này khá phổ biến và biểu thị khoảng thời gian thiếu quyết đoán và giằng xé kéo dài trên thị trường hay sự tích lũy kéo dài của thị trường và chúng có thể xuất hiện trước khi các bước đột phá giá di chuyển rất mạnh mẽ, nhưng theo hướng nào thì chưa rõ!

3.2 Mẫu hình nến Coiling Inside Bars – Nến Inside Bar lồng vào nhau

Coiling inside bar xuất hiện khi 2 hoặc nhiều inside bar “cuộn lại”, lồng vào nhau lần lượt, tức là mỗi cây nến đều bị cây nến đứng trước bao bọc toàn bộ từ đỉnh tới đáy – “inside bar trong inside bar”.

Đây là mẫu hình mạnh hơn Inside Bar điển hình, nên bạn cần đặc biệt chú ý khi nhìn thấy những mẫu hình này bởi vì chúng cho thấy thị trường đang dồn nén và tích lũy rất mạnh. Khi được nới ra, thị trường sẽ bức phá vô cùng mạnh mẽ. Khi bạn nhìn thấy mẫu này trên biểu đồ giá thì hãy theo dõi kẻo lỡ mất 1 cơ hội.

3.3 Mẫu hình Fakey (inside bar false-break)

Mô hình giá Fakey inside bar false-break rất quan trọng vì có một mẫu Inside Bar bên trong Fakey. Như hình trên, Fakey inside bar false-break thực ra chính là một pha đột phá giả (false breakout) từ một mẫu Inside Bar.

Fakey bắt đầu bằng cách phá vỡ một hướng từ một mẫu Inside Bar, “lùa” nhiều trader vào lệnh theo hướng đó và sau đó nhanh chóng quay đầu về hướng ngược lại. Đó là 1 sự từ chối giá, và sau khi Fakey xuất hiện, thường giá sẽ phá vỡ ngược với xu hướng trước đó.

3.4 Combo mẫu hình nến Inside Bar và Pin Bar – Inside Bar Pin Bar combo

Như chúng ta đã biết, pin par là một trong những mẫu giá tốt nhất mà bạn có thể giao dịch.  Mẫu hình Inside Bar – pin bar combo xuất hiện khi 1 nến pin bar bị bao bọc toàn bộ bởi 1 mother bar đằng sau, hay nôm na là vừa có pin bar và inside bar. Sự kết hợp này là 1 tín hiệu rất mạnh về xu hướng sắp tới và một pin bar có đuôi nến (bóng nến) cho biết hướng đi tiềm năng tiếp theo của thị trường.

Khi đó, Inside Bar không chỉ là một khoảng dừng trên thị trường, mà nó còn tạm dừng với một phần hợp lưu bổ sung phía sau nó, và kết quả là, một tín hiệu hành động giá mạnh mẽ hơn.

4.      Giao dịch nến Inside Bar chuyên sâu

Như đã nói ở trên, nến Inside Bar là tín hiệu cho thấy thị trường đang trong giai đoạn tích lũy, nên trader có thể giao dịch theo 2 cách:

  • Giao dịch Inside Bar như 1 tín hiệu tiếp tục xu hướng
  • Giao dịch Inside Bar đảo chiều

Điểm vào lệnh (entry) tiêu chuẩn khi sử dụng nến Inside Bar là đặt lệnh buy stop hoặc sell stop ở mức high hay low của nến mẹ và sau đó khi giá bứt phá trên hoặc dưới nến mẹ, lệnh entry của bạn sẽ được thực hiện.

Vị trí dừng lỗ (stop loss) thường ở đầu đối diện của nến mẹ hoặc có thể được đặt gần điểm giữa của nến mẹ (ở mức 50%), thường là nếu nến mẹ lớn hơn mức trung bình.

Cần lưu ý rằng, đây là các điểm vào lệnh và dừng lỗ tiêu chuẩn khi setup mẫu hình nến Inside Bar, còn các trader chuyên nghiệp có thể quyết định điểm vào lệnh hoặc vị trí dừng lỗ nếu họ thấy phù hợp ở từng trường hợp.

4.1 Giao dịch Inside Bar như 1 tín hiệu tiếp tục xu hướng

Đây chính là cách điển hình nhất để giao dịch với Inside Bar, và là cách mà nhiều trader thích sử dụng nhất, Inside Bar nằm trong một thị trường có xu hướng, như một động thái tiếp tục hướng đã thiết lập.

Trong một thị trường đang có xu hướng mạnh thì mẫu hình nến Inside Bar được xem như một điểm dừng chân tạm nghỉ, sau đó sẽ tiếp tục xu hướng cũ. Do vậy, đây là cơ hội cho những trader còn chưa nhận ra và đang băn khoăn có nên tham gia vào thị trường hay không.

Lý do bởi vì bản chất giao dịch theo xu hướng là đã giảm bớt số lượng bẫy trading và rủi ro cho nhà đầu tư rồi, nên khi giao dịch theo xu hướng với Inside Bar, bạn càng có xác suất thắng nhiều hơn nữa. Insider Bar xuất hiện nhiều lần càng làm tăng cơ hội breakout để củng cố hướng của xu hướng thống trị.

 

Inside Bar xuất hiện liên tiếp trong biểu đồ càng củng cố hướng của xu hướng đang chiếm ưu thế.

Bạn nên tránh giao dịch Inside Bar ở các mốc chính cho đến khi mốc này bị xóa, vì Inside Bar xuất hiện nhiều lần như vậy sẽ tạo ra false breakout ở các mốc chính đó.

Ví dụ dưới đây cho thấy nến Inside Bar phù hợp khi giao dịch trong thị trường có xu hướng như thế nào. Trong trường hợp này, đó là một thị trường có xu hướng giảm, vì vậy mô hình nến Inside Bar sẽ được gọi là “tín hiệu bán Inside Bar”:

Dưới đây là một ví dụ khác về giao dịch nến Inside Bar với thị trường có xu hướng. Trong trường hợp này, thị trường có xu hướng tăng, vì vậy các nến Inside Bars sẽ được gọi là “tín hiệu mua Inside Bar”. Lưu ý, thường trong các xu hướng mạnh như trong ví dụ bên dưới, bạn sẽ thấy các mẫu đa nến Inside Bars được hình thành, cung cấp cho bạn nhiều điểm vào lệnh có xác suất cao theo xu hướng:

 

4.2 Giao dịch Inside Bar đảo chiều xu hướng

Trong một thị trường có xu hướng yếu và gặp phải kháng cự mạnh thì mô hình nến Inside Bar lại là một dấu hiệu của sự đảo chiều, trong đó giá bị mất đà ở các mốc hỗ trợ kháng cự chính và điều đó dẫn đến một sự đảo ngược về hướng khác.

Trong biểu đồ dưới đây, chúng ta có thể thấy một ví dụ điển hình về tín hiệu đảo chiều Inside Bar. Lưu ý rằng Inside Bar được hình thành ở mốc giá chính (Resistance Zone), cho thấy thị trường đang do dự và không chắc chắn liệu có muốn giá tăng cao hơn nữa hay không. Chúng ta có thể thấy một động thái giảm giá mạnh đã xảy ra khi giá bị phá vỡ qua Inside Bar.

 

Sử dụng Inside Bar để giao dịch đảo chiều

Ví dụ:

Trong ví dụ dưới đây, chúng ta đang xem xét giao dịch mô hình nến Inside Bar đảo chiều xu hướng biểu đồ hàng ngày chiếm ưu thế. Trong trường hợp này, giá đã giảm trở lại để kiểm tra mức hỗ trợ quan trọng, đã hình thành sự đảo chiều nhờ nến pin bar tại mức hỗ trợ đó, tiếp theo nến Inside bar sẽ là dấu hiệu của sự đảo chiều. Lưu ý lực đẩy mạnh lên cao hơn được mở ra sau khi setup nến Inside bar này.

Dưới đây là một ví dụ khác về giao dịch nến Inside Bar đảo chiều xu hướng/động lượng gần đây và từ mức key chart. Trong trường hợp này, chúng ta đang giao dịch Inside Bar như một tín hiệu đảo chiều từ mức kháng cự quan trọng. Ngoài ra, lưu ý rằng tín hiệu bán từ mẫu nến Inside bar trong ví dụ bên dưới bao gồm hai nến con trong cùng một nến mẹ, điều này hoàn toàn là một tín hiệu đáng tin cậy.

Giao dịch nến Inside Bar từ các mức hỗ trợ hoặc kháng cự quan trọng có thể đem lại lợi nhuận rất cao vì chúng thường dẫn đến các động thái lớn theo hướng ngược lại. Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng giao dịch Inside Bars dưới dạng mẫu đảo chiều CHỈ nên được thử sau khi bạn đã thành công trong việc giao dịch theo xu hướng trên biểu đồ hàng ngày như chúng ta đã thảo luận ở trên.

5. Thời gian tốt nhất để sử dụng nến Inside Bar 

Thời gian hợp lý nhất để sử dụng Inside Bar là khi một xu hướng mạnh đang hình thành và thị trường rõ ràng đang di chuyển theo một xu hướng rồi sau đó quyết định chững lại trong thời gian ngắn. Nếu ta giao dịch theo Breakout thì Stop Loss có thể đặt dưới ½ cây nến mẹ, hoặc đặt phía dưới cây nến mẹ luôn nếu bạn thận trọng hơn.

Inside Bar có thể sử dụng khi giao dịch ở chart 4 Giờ hoặc Daily, nhưng cá nhân tôi lại thích chart daily hơn và tôi khuyến nghị tất cả các trader mới nên theo chart daily cho tới khi đã am hiểu, nhuần nhuyễn và đạt được những thành công nhất định với Inside Bar.

Chú ý biểu đồ AUD/USD dưới đây, chúng ta thấy 2 Inside Bar xảy ra tại gần điểm bắt đầu xu hướng mới, và một sự chuyển động mạnh tiếp diễn sau khi chúng được hình thành.

6. Tips trader cần nhớ khi giao dịch với nến Inside bar

  • Đối với trader mới vào nghề, cách dễ dàng nhất để tiếp cận phương pháp giao dịch với Inside Bar chính là “in-line with the trend”, nên giao dịch theo xu hướng biểu đồ hàng ngày. Nến Inside Bar ở các key levels khi trade đảo chiều sẽ khó khăn và nhiều bẫy hơn, và mất nhiều thời gian cũng như kinh nghiệm để trở nên thành thạo.
  • Nến Inside Bar hoạt động tốt nhất trên khung thời gian Daily chart, bởi vì trên khung thời gian thấp hơn có quá nhiều Inside Bar và nhiều trong số chúng là vô nghĩa và dẫn đến False Breakout – mức phá vỡ sai.
  • Mô hình đa nến Inside Bar với nhiều nến Inside Bar trong phạm vi của 1 Mother Bar cho thấy thời gian hợp nhất, tích lũy dài hơn, thường dẫn đến một đột phá mạnh mẽ hơn.
  • Thực hành xác định các mẫu Inside Bar trên biểu đồ của bạn trước khi giao dịch trực tiếp. Giao dịch Inside Bar đầu tiên của bạn nên sử dụng trên biểu đồ hàng ngày và trong một thị trường có xu hướng.
  • Inside Bar đôi khi hình thành theo các mẫu pin bar và cũng là một phần của mẫu Fakey (mô hình inside bar false-break ), vì vậy Inside Bar là một mẫu hành động giá quan trọng cần phải biết .
  • Mẫu Inside Bar thường cung cấp tỷ lệ phần thưởng rủi ro tốt bởi với một vị trí dừng lỗ chặt chẽ và dẫn đến sự bứt phá mạnh mẽ khi giá phá vỡ hoặc giảm khỏi mô hình.
  • Các mẫu Inside Bar chặt chẽ hơn và Coiling Inside Bar thường dẫn đến các cú breakout lớn. Điều này là do sự dự trữ và tích lũy năng lượng của bên mua hoặc bán khi thị trường bị nén lại.
  • Các mẫu Inside Bar chứa các Inside Bar nhỏ hơn cho phép mức đặt dừng lỗ chặt chẽ hơn và phần thưởng rủi ro lớn.
  • Hãy cảnh giác với các mẫu có cả Mother Bar rất lớn và inside bar lớn! Những mẫu này thường rất khó để giao dịch do có nhiều tín hiệu sai và chúng gây khó khăn hơn trong việc quản lý rủi ro.
  • 2 mẫu yêu thích của nhiều trader là – Fakey và combo Inside bar pin bar.
  • Chúng ta phải học cách lọc Inside Bar vì 1 điểm là Inside Bar sẽ xảy ra rất nhiều trên tất cả các khung thời gian. Tuy nhiên, với việc thực hành nhiều trên các biểu đồ, bạn sẽ tích lũy đủ kinh nghiệm và sẽ biết cách phân biệt.

7. Lời kết

Mẫu nến Inside Bars là công cụ tuyệt vời đối với những trader theo trường phái Price Action. Ngoài ra Inside Bar lại là một chỉ báo dễ xác định, tạo tín hiệu mạnh mẽ nên thậm chí những trader mới vào nghề cũng có thể sử dụng mẫu nến này cùng với những chỉ báo hành động giá khác để xác định cơ hội giao dịch hấp dẫn với lợi nhuận nhanh chóng.

Một số nền tảng giao dịch trực tuyến thậm chí còn cung cấp các công cụ chỉ báo để giúp xác định các mẫu hình nến Inside Bar trên biểu đồ, giúp trader dễ dàng phát hiện và tận dụng các cơ hội giao dịch mạnh mẽ.

Mặc dù, Inside Bar có thể là một chỉ báo có giá trị về breakout, nhưng trader không bao giờ có thể đảm bảo rằng giá sẽ phá vỡ như họ đã dự đoán, nên sử dụng lệnh dừng lỗ là điều gần như bắt buộc đối với bất kỳ giao dịch nào.

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chúc bạn thành công



forex

backtop