Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand

Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand
Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand
Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand
FTMO.com - For serious traders

Đăng lúc: 02:06:12 AM | 16-08-2017 | Đã xem: 22903

Vùng supply demand là gì?

Giao dịch với vùng supply demand là phương pháp trading dựa trên ý tưởng đi tìm điểm mà tại đó thị trường sẽ giảm giá hay tăng giá cực mạnh, và các vùng này sẽ được đánh dấu là vùng supply demand. Vùng supply là vùng tại đó giá giảm điểm cực mạnh. Ngược lại, vùng demand là vùng tại đó giá tăng điểm cực mạnh.

Phần 1

Trong khoảng nhiều năm gần đây, phương pháp giao dịch với vùng supply demand đã trở nên phổ biến với các trader. Ý tưởng đằng sau khái niệm giao dịch với vùng supply demand được nhiều trader biết đến là khi các thể chế tài chính lớn như bank, hedge fund không thể thanh khoản lệnh giao dịch của họ, vì thế họ đặt các lệnh pending order (lệnh chờ) ở các vùng giá mà họ mong muốn để đợi thị trường quay lại vùng supply demand. Hoặc có trader hiểu đơn giản hơn là khi các big boy vào lệnh khối lượng cực lớn khiến cho giá chạy... Vấn đề của cả 2 cách nghĩ nói trên không những không đúng mà còn gây ra nhiều suy nghĩ sai lầm như chỉ cần có nhiều tiền để đổ vào thị trường là chắc thắng... hay các lệnh chờ có thể khiến thị trường di chuyển.
Sự thật là thị trường di chuyển khi nó thiếu thanh khoản và các lệnh chờ (cụ thể là buy limit và sell limit) không khiến cho thị trường di chuyển, chỉ có market order (buy order và sell order) mới làm được điều đó.

Để có thể hiểu lý do vì sao chúng ta sẽ đi tới khái niệm về thanh khoản trên thị trường.

Thanh khoản thị trường là gì?

Thanh khoản thị trường là khả năng mua hay bán một sản phẩm nào đó mà không gây ra sự thay đổi lớn về giá. Bất kể khi nào bạn thấy thị trường di chuyển mạnh đó là vì thiếu thanh khoản trên thị trường, không chỉ bởi vì có nhiều người mua tham gia thị trường hơn so với người bán (hoặc ngược lại nhiều người bán hơn so với người mua).

Khi có ai đó đặt lệnh market order nó sẽ xóa một phần thanh khoản khỏi thị trường bởi vì người đặt lệnh market order muốn lệnh giao dịch của anh ta phải đặt tại đúng mức giá đó, tại thời điểm đó trên thị trường, lệnh market order của anh ta do đó sẽ khớp với một người khác đang tiến hành bán cùng lúc với cùng khối lượng trên thị trường.

Nếu market order có kích cỡ lớn hơn so với pending order, việc này sẽ khiến market order chỉ được thanh khoản một phần (ví dụ thị trường đang có sell pending order là 0.5 lot và bạn muốn vào lệnh buy ngay lập tức thì bạn chỉ có thể buy tối đa 0.5 lot, không thể cao hơn). Để có thể thanh khoản lệnh giao dịch của bạn (ví dụ lệnh buy), thị trường sẽ phải tăng cao hơn để đi tìm các lệnh chờ sell.

Điều này có nghĩa là các pending order (cụ thể là limit order) giúp tiếp thêm thanh khoản cho thị trường, ngược lại market order rút thanh khoản khỏi thị trường và là nguyên nhân khiến thị trường di chuyển.

Chúng ta là các retail trader, khối lượng giao dịch chúng ta chẳng có ý nghĩa gì khi tác động đến thị trường. Việc đặt lệnh và thoát lệnh đối với chúng ta không phải là vấn đề gì quá lớn. Nhưng đối với các big boy, hedger, instituional trader... việc vào và ra lệnh đối với họ là cả một vấn đề.

Bởi vì lệnh giao dịch của họ có khối lượng quá lớn, big boy phải đi tìm vùng mà họ muốn ít gây tác động nhất đến thị trường (ít thay đổi thanh khoản thị trường nhất). Họ muốn các retail trader là chúng ta cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ. Và thường thì thời điểm này sẽ được tìm thấy khi các retail trader đồng loạt dính stop loss.

Và đây cũng là lý do vì sao khái niệm quét stop loss (stop hunt, săn stop loss...) trong thị trường forex xuất hiện rất phổ biến. Big boy muốn đẩy giá vào vùng có nhiều stop loss để chính các stop loss của đám đông retail trader cấp thanh khoản cho lệnh giao dịch của họ. Việc này giúp họ kiếm được nhiều tiền hơn nhưng ít tốn công sức hơn.

Hiểu được khái niệm này rất quan trọng để bạn bắt đầu trade với tư duy của một big boy. Bạn có thể sử dụng orderbook của OANDA để từng bước đi tìm các vùng đám đông đặt stoploss để trade chúng.

Nhưng, trader cũng không nhất thiết phải cần có công cụ như OANDA orderbook mới có thể chiếm ưu thế khi giao dịch trên thị trường. Trader nên học cách xác định vùng supply demand và theo dõi hành vi của thị trường để hiểu tâm lý đám đông người tham gia giao dịch.

Phần 2

Tiếp nối phần 1 hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand, mình hy vọng anh em đã có hiểu biết sơ sơ về vùng supply demand cũng như bản chất của loại vùng này. Nó không giống như hiểu biết thông thường mà nhiều trader vẫn nghĩ.

Như đã hẹn, tiếp sang phần 2 này mình sẽ hướng dẫn phân biệt độ mạnh yếu của vùng supply demand và mất khoảng bao lâu thì một vùng supply demand vô hiệu.

Vùng supply demand vô hiệu khi nào?

Một trong những quy tắc mà anh em trader hay "đồn đại" với nhau là những vùng supply demand có tuổi càng lớn thì càng quan trọng, và vì quan trọng nên tỉ lệ đảo chiều càng cao. Sự thực có giống như lời đồn không? Mình nghĩ là không, chẳng có lý do nào khiến cho giá chưa bao giờ quay lại một vùng supply demand "cao tuổi" nào đó sẽ chắc chắn đảo chiều.

Anh em trader nào còn "sống sót" qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 2007-2008 chắc biết vụ bác Kiên và các đại ca bán rải giá vàng khi giá vượt đỉnh 850 USD/oz kể từ năm 1981. Trader tiếp tục bán rải giá vàng kể cả khi giá vượt đỉnh 1000 với niềm tin "vùng giá này quan trọng lắm, đã lâu rồi chưa test... nên chắc chắn nó phải đảo chiều".

Các bạn xem một ví dụ nhỏ dưới đây:


Nếu bạn so sánh vùng supply demand cũ (vùng màu xanh) so với các vùng supply demand mới (màu cam) gần đây, bạn sẽ nhận ra các vùng supply demand mới có nhiều cơ hội giao dịch hơn, chưa kể có nhiều lợi nhuận hơn so với vùng supply demand cũ.

Vậy ta cũng có thể rút ra một kết luận nho nhỏ: thị trường càng quay trở lại vùng supply demand càng nhanh, cơ hội thắng khi ta trade vùng supply demand đó càng cao. Thế nên, tốt hơn là ta chỉ nên trade vùng supply demand được tạo ra gần đây.

Có phải giá thoát khỏi vùng supply demand càng nhanh thì vùng đó càng mạnh?

Đây cũng là một "lời đồn" nổi tiếng khác khi trader xác định vùng supply demand mạnh hay yếu: vùng supply demand càng mạnh khi giá thoát khỏi vùng đó càng nhanh. Xét theo quy luật cung cầu của kinh tế học thì nó có vẻ khá đúng: khi giá của một tài sản tăng mạnh đó là vì cầu vượt cung, và ngược lại giá giảm mạnh khi cung vượt cầu.

Nhưng khi ta đem khía cạnh kinh tế học để áp đặt lên thị trường thực sự thì dường như không đúng lắm. Sự thật là các vùng supply demand có tỉ lệ đảo chiều cao chẳng liên quan gì đến cách mà giá thoát khỏi vùng supply demand đó mạnh hay yếu trong quá khứ.


Một số trader sẽ xem vùng demand trên hình là vùng demand mạnh vì giá đã tăng rất mạnh thoát khỏi vùng này trong quá khứ. Nhưng cho đến khi giá quay trở lại vùng này, nó không thể nào ngăn cản được giá dù chỉ 1 cây nến…

Cách xác định sức mạnh của vùng supply demand?

Câu trả lời nằm ở cách mà vùng supply demand đó hình thành. Nó nằm ở đâu so với con trend thị trường ở thời điểm hiện tại.

Đây là chart EURUSD trên khung thời gian daily. Khi thị trường càng trending, các đợt sóng đẩy (impulse wave) càng dài hơn, ngày càng có nhiều người bắt đầu trade theo xu hướng (đọc thêm thấu hiểu tâm lý đám đông trader tham gia giao dịch). Cho đến con sóng giảm giá cuối cùng (khi vùng demand hình thành trên chart), khi cả trăm ngàn trader bắt đầu đổ xô bán tháo để "hóng" đợt giảm giá tiếp theo trên thị trường, thị trường đảo chiều và bãy toàn bộ các trader này khiến họ dính stop loss hàng loạt, từ lệnh short sell, họ buộc phải đóng lệnh thành buy, cấp thanh khoản cho "phe khác" của thị trường.

Không ai biết trader nào giật dây đằng sau chuỗi sự kiện này, nhưng họ đã và đang làm điều này liên tục trên thị trường.

Những "thánh giật dây" này (tạm gọi là big boy), liệu họ có biết thị trường sẽ đảo chiều để vào lệnh buy không? Làm thế nào để họ đặt cược số tiền lớn để mua toàn bộ lệnh bán từ các trader đang mong đợi thị trường sẽ giảm giá?

Nhìn sâu hơn ở chart H1 bạn sẽ hiểu rõ vấn đề. Bạn sẽ thấy sau khi có một downtrend mạnh trước đó, thị trường hình thành một cột giá tăng mạnh, gần như thẳng đứng. Sự tăng giá đột ngột này chứng tỏ có một khối lượng giao dịch được thanh khoản đột ngột từ phe sell sang phe buy.

Nghĩa là, vùng supply demand có cơ hội đảo chiều cao hơn khi nó được tìm thấy tại vùng trend đảo chiều. Một vùng demand mới hình thành khi giá đang trong xu hướnggiảm càng lâu thì tỉ lệ đảo chiều thành công càng cao hơn so với vùng demand hình thành khi trend giảm chỉ mới bắt đầu. Tương tự với vùng supply.

Phần 3

Đây là phần 3 trong chuỗi bài viết giới thiệu về vùng supply demand và cũng là phần kết thúc của chuỗi bài cơ bản về vùng supply demand. Phần này chúng ta sẽ hiểu chính xác bao lâu thì vùng supply demand vô hiệu.

Chính xác thì khi nào vùng supply demand vô hiệu?

Như bạn cũng biết trên thị trường có 2 loại trader là trader giao dịch ngắn hạn và trader giao dịch dài hạn. Tương tự, big boy cũng sẽ có 2 loại big boy là những big boy giao dịch ngắn hạn và big boy giao dịch dài hạn.

Các big boy giao dịch trong ngày (intra-day) là những người thích bắt các đợt sóng nhỏ của thị trường, họ kiếm ít nhưng kiếm lợi nhuận dần dần trên thị trường. Họ đặt lệnh trong ngày nên họ sẽ có mong muốn lệnh giao dịch của họ phải được thanh khoản ngay trong ngày, chẳng ai trong số họ muốn đặt lệnh rồi qua hôm sau lệnh của họ mới "khớp".

Và như các bạn cũng biết các big boy sẽ chờ cho các lệnh giao dịch của retail trader bị dính stop loss tại vùng supply demand, các vùng supply demand vì thế sẽ không tồn tại quá 24 giờ (như đã giải thích lý do ở trên vì các bank trader không muốn lệnh chờ của họ bị thanh khoản qua đêm).

Vì vậy, có một quy luật mà các trader nên cân nhắc khi trading với vùng supply demand. Các vùng supply demand trade trên khung H1 chỉ nên tồn tại trong vòng 24 giờ. Nếu hơn 24 giờ mà thị trường không quay lại vùng đó, ta nên xem nó đã trở nên vô hiệu.

Nếu bạn trade vùng supply demand trên khung daily, nếu thị trường không quay trở lại vùng đó trong vòng 1 tháng, vùng đó sẽ trở nên vô hiệu. Với khung thời gian daily, vùng supply demand ở khung này chịu sự ảnh hưởng của các bank trader thích trade dài hạn (loại 2). Vị thế của những trader này là nguồn gốc hình thành trend trên thị trường forex.

Tuy gọi là trader, big boy v.v... nhưng họ là các thể chế lớn có vai trò định hình thị trường forex (các ngân hàng lớn, các quỹ lớn...). Họ sẽ hợp tác với nhau để điều phối thị trường và khiến cho các trader nhỏ lẻ như chúng ta nghĩ thị trường đang đi theo đúng xu hướng nhưng thực ra là ngược lại, thế là họ bẫy được chúng ta.

Xu hướng của thị trường

Cũng như hầu hết các phương pháp trading, trader sử dụng vùng supply demand cũng phải nắm khái niệm về trend và sử dụng trend trong giao dịch. Tuy nhiên, vấn đề là cách mà các trader nhận định trend khiến cho họ mắc sai lầm.

Các trader thường hay quan sát khung thời gian daily và dựa vào đó để ra quyết định giao dịch dù họ giao dịch ở khung thời gian thấp hơn. Khi giao dịch ở khung thời gian thấp mà dựa vào khung thời gian cao để xác định xu hướng, họ vô tình trade ngược xu hướng khung thời gian thấp mà họ giao dịch, dẫn đến lỗ những lệnh không cần thiết.

Mọi người không ai nhận ra rằng, trend trên khung thời gian mà họ đặt lệnh là trend mà họ nên đi theo. Nếu bạn trade trên khung thời gian daily thì bạn nên trade theo xu hướng của daily, nếu bạn trade trên khung H1 bạn chỉ nên trade trên khung H1.

Tổng kết

Với hàng loạt những thông tin mà bạn cập nhật xưa nay về vùng supply demand, bạn có thể đã mắc sai lầm. Bạn cần hiểu thị trường từ bản chất cốt lõi để biết thực sự vùng supply demand là loại vùng như thế nào.

  • Các loại lệnh chờ (limit order) không đóng vai trò di chuyển thị trường. Limit order cung cấp thanh khoản cho thị trường, stoploss của trader chính là limit order.
  • Tuổi của vùng supply demand cũng như sức mạnh của giá khi thoát khỏi vùng supply demand không liên quan đến độ mạnh yếu của vùng supply demand đó.
  • Vùng supply demand mới hình thành sau khi giá đã đi trong một xu hướng càng lâu thì tỉ lệ đảo chiều thành công càng cao.
  • Vùng supply demand ở khung H1 sẽ vô hiệu khi hình thành quá 24 giờ, và vùng supply demand ở khung daily sẽ vô hiệu khi hình thành quá 1 tháng.

Việc xác định vùng supply demand chỉ là mảnh ghép đầu tiên để trader có thể biết cách trade với loại vùng này. Có thể tuần tới, mình sẽ viết về cách vẽ vùng supply demand và cách vào lệnh với vùng supply demand.

Một lần nữa cảm ơn các bạn đã theo dõi series này và xin lỗi các bạn vì bài này không có hình minh họa. Các phần sau mình sẽ cố gắng khắc phục điểm này.

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chỉ hỗ trợ người đam mê - tâm huyết..»

Chúc bạn thành công | FOREX - KHO BÁU VÔ TẬN.


FTMO.com - For serious traders





Bài viết cùng chuyên mục


forex

backtop