STOCHASTIC LÀ GÌ? 6 CÁCH GIAO DỊCH HIỆU QUẢ VỚI STOCHASTIC

STOCHASTIC LÀ GÌ? 6 CÁCH GIAO DỊCH HIỆU QUẢ VỚI STOCHASTIC

STOCHASTIC LÀ GÌ? 6 CÁCH GIAO DỊCH HIỆU QUẢ VỚI STOCHASTIC

STOCHASTIC LÀ GÌ? 6 CÁCH GIAO DỊCH HIỆU QUẢ VỚI STOCHASTIC

STOCHASTIC LÀ GÌ? 6 CÁCH GIAO DỊCH HIỆU QUẢ VỚI STOCHASTIC
STOCHASTIC LÀ GÌ? 6 CÁCH GIAO DỊCH HIỆU QUẢ VỚI STOCHASTIC
STOCHASTIC LÀ GÌ? 6 CÁCH GIAO DỊCH HIỆU QUẢ VỚI STOCHASTIC

Đăng lúc: 03:11:47 PM | 30-01-2021 | Đã xem: 4528

Các chỉ báo như Stochastic Oscillator, MACDBollinger Bands luôn là những công cụ hỗ trợ giao dịch ưa thích của rất nhiều trader trên khắp thế giới, tuy nhiên trên thực tế, nhiều nhà giao dịch không thực sự hiểu ý nghĩa của chỉ báo mà họ đang sử dụng là gì.

Việc hiểu rõ bản chất của các chỉ báo không chỉ giúp bạn vận dụng chúng một cách linh hoạt mà còn có thể giúp bạn đưa ra các chiến lược kết hợp làm tăng hiệu quả giao dịch.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về Stochastic Oscillator, để hiểu xem chỉ báo này là gì, nó có ý nghĩa như thế nào và làm sao để sử dụng Stochastic một cách hiệu quả.

1. Stochastic Oscillator là gì?

1.1. Định nghĩa

Stochastic Oscillator (hay còn gọi đơn giản là Stochastic) là một chỉ báo động lượng so sánh giá đóng cửa cụ thể với một phạm vi giá của nó trong một khoảng thời gian nhất định, được phát minh bởi tiến sĩ George Lane vào những năm 1950 và đang được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. 

Chỉ báo Stochastic Oscillator sẽ cho chúng ta thấy thông tin về động lượng và cường độ xu hướng. Theo lời của George Lane, người phát minh ra Stochastic:

“Stochastics measures the momentum of price. If you visualize a rocket going up in the air – before it can turn down, it must slow down. Momentum always changes direction before price.”

Có nghĩa là: Stochastic có nhiệm vụ đo động lượng (đà) của giá. Bạn hãy hình dung rằng, khi một tên lửa bay lên không trung và trước khi nó quay xuống, nó phải giảm tốc độ. Hay nói một cách khác, động lượng luôn thay đổi hướng trước giá.

1.2. Ý nghĩa của Stochastic Oscillator là gì?

Trên thực tế, có rất nhiều nhà giao dịch chỉ sử dụng Stochastic Oscillator một cách máy móc mà không hiểu rõ ý nghĩa của chúng là gì.

Stochastic Oscillator là một chỉ báo thể hiện động lượng của giá, và như đã nói, động lượng luôn đi trước giá, đó chính là cơ sở giúp chúng ta có thể sử dụng Stochastic để tìm ra các điểm đảo chiều xu hướng.

Biểu đồ Stochastic Oscillator thường bao gồm 2 đường: 1 đường phản ánh giá trị của Stochastic (%K) và 1 đường được tính theo SMA 3 phiên của %K (%D).

Chính vì lý do động lượng luôn di chuyển trước giá, cho nên giao điểm của 2 đường %K và %D được xem là tín hiệu cho thấy sự đảo chiều có thể xảy ra, vì nó cho thấy sự thay đổi lớn của động lượng.

Stochastic sẽ giúp chúng ta xác định trạng thái của thị trường đang trong vùng QUÁ MUA hay QUÁ BÁN, cụ thể là gì:

QUÁ MUA là khi Stochastic có giá trị nằm trên một mức nào đó, QUÁ BÁN là khi Stochastic có giá trị nằm dưới một mức nào đó.

Thông thường, chúng ta có giá trị mặc định theo lý thuyết như sau:

  • Stochastic trên 80: Quá mua (Overbought)
  • Stochastic dưới 20: Quá bán (Oversold)

Khi Stochastic càng đi lên khỏi mức 80, thị trường càng cho thấy sự QUÁ MUA mãnh mẽ của mình và ngược lại, khi Stochastic càng đi xuống khỏi mức 20 thị trường càng cho thấy sự QUÁ BÁN mạnh mẽ.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý rằng đó chỉ là lý thuyết và không phải lúc nào sự đảo chiều cũng xảy ra khi Stochastic trong khu vực quá mua hoặc quá bán.

Trong trường hợp thị trường đang có một xu hướng rất mạnh có thể sẽ khiến cho tình trạng quá mua hoặc quá bán được giữ trong một thời gian dài.

1.3. Công thức tính Stochastic Oscillator

Stochastic Oscillator được thể hiện bằng các chỉ số %K và %D. Được tính theo công thức sau (các thông số mặc định):

Trong đó:

  • C = giá đóng cửa hiện tại
  • L14 = giá thấp nhất của 14 phiên giao dịch
  • H14 = giá cao nhất của 14 phiên giao dịch
  • %D = SMA 3 phiên của %K

Để bạn dễ hình dung hơn, xem hình minh họa dưới đây:

Chỉ báo Stochastic được cá nhân hóa khá nhiều tùy thuộc vào ý tưởng của từng nhà giao dịch là gì. Có người chỉ sử dụng đường %K, có người lựa chọn thông số là 5, 8 hay thậm chí là 20 period (phiên) để tính %K.

Bạn có thể điều chỉnh độ nhạy của Stochastic bằng cách điều chỉnh thông số của phiên giao dịch.

1.4. Hướng dẫn cài đặt

Vì chúng ta thường sử dụng nền tảng giao dịch MT4, vì vậy tôi sẽ hướng dẫn các bạn cài đặt Stochastic Oscillator ngay trên phần mềm MT4. Việc cài đặt vô cùng đơn giản.

Cách 1:

  • Mở phần mềm MT4 lên
  • Nhìn trên thanh Menu, Chọn Insert => Indicators => Oscillators => Stochastic Oscillator.

Cách 2:

  • Mở phần mềm MT4 lên
  • Nhìn trên thanh Menu, danh sách Indicator (Ảnh dưới) => Oscillators => Stochastic Oscillator.

Sau khi chọn Stochastic Oscillator, sẽ có bảng thông số hiện ra, đó chính là toàn bộ những gì mà bạn có thể tùy chỉnh để cá nhân hóa chỉ báo theo ý tưởng giao dịch mình.

Bạn có thể tùy chỉnh mọi thông số của chỉ báo Stochastic như số phiên tính giá trị %K Stochastic, số phiên tính %D.

Chuyển sang tab bên cạnh, bạn có thể lựa chọn màu sắc cho các đường Stochastic, lựa chọn độ dày mỏng của đường, nét liền hoặc nét đứt. Bạn cũng có thể chọn mức QUÁ MUA và QUÁ BÁN theo ý mình, mặc định là 80 và 20.

Có nhiều nhà giao dịch khi sử dụng Stochastic Oscillator thường thay đổi thông số để phù hợp với ý đồ và phương pháp giao dịch của riêng mình. Họ có thể lựa chọn số phiên để tính Stochastic là 5, thậm chí 20. Họ có thể không sử dụng đường %D mà chỉ sử dụng đường %K kết hợp với 2 mức quá mua và quá bán.

Cũng có những người lựa chọn mức quá mua và quá bán mạnh hơn, ví dụ 85-15 để xác định những vùng thị trường có thể phản ứng mạnh mẽ hơn…v.v.

Phần tiếp theo, trước khi chúng ta tìm hiểu về những phương pháp sử dụng Stochastic Oscillator thì trước hết, một điều rất quan trọng, chúng ta sẽ tìm hiểu về những sai lầm cơ bản của các nhà giao dịch khi sử dụng Stochastic là gì.

2. Những sai lầm cơ bản khi sử dụng Stochastic Oscillator

Như tôi đã nói ở trên, có rất nhiều nhà giao dịch dịch sử dụng chỉ báo Stochastic nhưng không thực sự hiểu rõ bản chất của nó, chính điều đó khiến họ dễ mắc phải 2 sai lầm cơ bản, đó là gì:

  1. Thực hiện lệnh BUY khi thị trường đang QUÁ BÁN và ngược lại, thực hiện lệnh SELL khi thị trường đang QUÁ MUA.
  2. Nghĩ rằng thị trường sẽ đảo chiều khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ.

2.1. Sai lầm 1: Thực hiện lệnh BUY khi thị trường đang QUÁ BÁN và ngược lại

Bạn cần hiểu rằng, Stochastic Oscillator là chỉ báo đo động lượng của thị trường, có nghĩa là khi diễn biến giá của thị trường đang ở vùng quá bán, đồng nghĩa rằng thị trường đang có đà giảm mạnh.

Ngược lại, khi Stochastic vượt qua vùng quá mua (trên 80), đồng nghĩa rằng thị trường đang có đà tăng mạnh.

Tuyệt đối đừng nghĩ rằng sẽ thực hiện một lệnh BUY ngay khi thị trường đang QUÁ BÁN chỉ vì có vẻ như đang có quá nhiều lệnh SELL.

Hãy xem ví dụ sau đây:

Bạn có thể thấy, Stochastic báo rằng thị trường đang liên tục đi vào vùng quá bán (Stochastic dưới 20), nhìn vào hình trên, hẳn bạn đã hình dung được hậu quả nếu như bạn thực hiện lệnh BUY là gì rồi đúng không?

Rõ ràng Stochastic liên tục báo thị trường đi vào vùng quá bán, nhưng thị trường vẫn tiếp tục giữ xu hướng xuống một cách mạnh mẽ.

Điều tương tự với việc thực hiện lệnh SELL ở vùng quá mua (Stochastic trên 80).

Nếu bạn thực hiện những việc đó, kết quả sẽ là những bài học xương máu thay vì lợi nhuận kiếm được.

Chỉ cần bạn nhớ rằng, kể cả khi thị trường đi vào vùng QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN trong một thời gian dài, nó vẫn có thể tiếp tục “QUÁ MUA hoặc QUÁ BÁN” như thế trong một thời gian dài nữa.

2.2. Sai lầm 2: Nghĩ rằng thị trường sẽ đảo chiều khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ.

Việc sử dụng tín hiệu phân kỳ để đưa ra một ý tưởng giao dịch là phương pháp khá phổ biến và tất nhiên nó cũng có phần nào sự hiệu quả.

Tuy nhiên tư tưởng cho rằng: “Thị trường sẽ đảo chiều khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ” là hoàn toàn sai.

Đây là một ví dụ:

Chúng ta thấy rất rõ ràng rằng phân kỳ đã xuất hiện, nhưng không hề có sự đảo chiều xảy ra.

Nếu bạn chỉ dựa vào Stochastic Oscillator và sử dụng tín hiệu phân kỳ để đưa ra quyết định vào lệnh thì rất có thể tài khoản của bạn sẽ gặp nguy hiểm.

Với 2 sai lầm phổ biến về cách sử dụng Stochastic Oscillator trong giao dịch mà tôi vừa nêu trên, bạn có nhận thấy chúng có điểm chung là gì không?

Nếu bạn tinh ý, bạn sẽ nhận ra rằng, cả 2 sai lầm trên đều xuất phát từ việc giao dịch mà không quan tâm đến xu hướng của thị trường.

Vậy bạn cần phải sử dụng Stochastic như thế nào? Chúng ta hãy đến phần tiếp theo, ngay sau đây.

3. Cách sử dụng Stochastic Oscillator

Như tôi đã nói ở trên, những sai lầm phổ biến trong cách sử dụng Stochastic Oscillator chủ yếu đến từ việc các nhà giao dịch không chú ý đến xu hướng của thị trường.

Vì vậy, chúng ta cần nhất trí với nhau rằng, dù cho phương pháp bạn sử dụng với Stochastic Oscillator là gì, bạn bắt buộc phải sử dụng nó kết hợp với xu hướng, sau đó bạn có thể kết hợp thêm với các chỉ báo hỗ trợ hoặc những công cụ phân tích khác.

Bắt đầu với phương án thứ nhất:

#1. Sử dụng Stochastic Oscillator với tín hiệu QUÁ MUA – QUÁ BÁN

Đây là một phương pháp phổ biến khác trong việc sử dụng Stochastic Oscillator. Như đã nói ở phần 2 về những sai lầm thường gặp của các nhà giao dịch khi sử dụng Stochastic là họ thường không để ý đến xu hướng chính của thị trường.

Vậy bạn cần dùng phương pháp này như thế nào để đảm bảo rằng mình không chống lại xu hướng thị trường, hãy xem ví dụ sau:

Với cặp XAUUSD, chúng ta có thể thấy sau một xu hướng lên rõ ràng ở khung D1, XAUUSD đang có sóng giảm điều chỉnh như hình dưới đây.

Việc của chúng ta là đi theo xu hướng. Vì vậy, bạn cần phải chờ đợi XAUUSD phá ra khỏi nhịp điều chỉnh để tiếp tục xu hướng tăng.

Bạn thấy đó, XAUUSD đã phá vỡ nhịp giảm điều chỉnh để tiếp tục xu hướng tăng trước đó của nó.

Sau đó, bạn sẽ chuyển qua khung thời gian H4 để tìm kiếm điểm vào.

Bây giờ, bạn cần chờ đợi Stochastic Oscillator vào vùng quá bán để thực hiện một lệnh BUY, như hình sau:

Tổng kết lại, với ví dụ về lệnh BUY XAUUSD như trên, những điều kiện bạn đã thỏa mãn khi sử dụng Stochastic Oscillator với tín hiệu QUÁ MUA-QUÁ BÁN là gì:

  1. Lệnh BUY đúng với XU HƯỚNG CHÍNH là xu hướng tăng trên khung D1 (không chống lại xu hướng chính)
  2. Giá đã phá vỡ trendline điều chỉnh giảm để tiếp tục xu hướng tăng
  3. Stochastic vào vùng quá bán (dưới 20)

Bạn thấy đây, khi bạn kiên nhẫn chờ đợi một thiết lập thỏa mãn được những yêu cầu đặt ra thì xác suất để bạn có một chiến thắng trở nên cao hơn rất rất nhiều.

#2. Sử dụng Stochastic Oscillator kết hợp với Moving Average (đường trung bình động)

Moving Average là một trong những công cụ chỉ báo phổ biến nhất thế giới hiện nay với công dụng chính là xác định nhanh xu hướng của thị trường.

Xem thêm: Moving Average (MA) là gì? Cách sử dụng MA để xác định xu hướng và giao dịch hiệu quả

Cách sử dụng cụ thể của phương pháp này là gì, chúng ta sẽ kết hợp Stochastic Oscillator với đường MA200:

  • Nếu xu hướng tăng được duy trì tích cực trong dài hạn, giá sẽ luôn duy trì sự vận động trên đường MA200 và coi MA200 như một mức HỖ TRỢ động.
  • Tương tự với xu hướng giảm trong dài hạn, giá sẽ luôn duy trì sự vận động dưới đường MA200.

Tóm lại, đường MA200 phản ánh quan điểm dài hạn của thị trường đối với một cặp tiền tệ, do đó nó có độ tin cậy rất lớn. Trong thị trường tăng mạnh, MA200 sẽ đóng vai trò hỗ trợ rất mạnh và không để đường giá xuyên qua.

Sau đây là ý tưởng giao dịch:

  1. Nếu giá nằm trên đường MA200, hãy chờ đợi cho một lệnh BUY khi Stochastic đi vào vùng quá bán.
  2. Nếu giá nằm dưới đường MA200, hãy chờ đợi cho một lệnh SELL khi Stochastic đi vào vùng quá mua.

Nhìn vào ví dụ minh họa sau:

Bạn sẽ thấy rằng khi kết hợp với MA200, bạn sẽ lọc được rất nhiều tín hiệu fake và tăng hiệu quả giao dịch của bạn lên rất nhiều so với việc bạn chỉ sử dụng Stochastic.

#3. Sử dụng Stochastic Oscillator kết hợp phân tích đa khung thời gian

Chúng ta cần tuân thủ việc sử dụng Stochastic không được phép chống lại xu hướng thị trường. Vì vậy, phương pháp sử dụng Stochastic Oscillator kết hợp với phân tích đa khung thời gian cũng không ngoại lệ.

Xem thêm:

  • Phân tích đa khung thời gian trong giao dịch Forex
  • Tại sao nên phân tích đa khung thời gian trong giao dịch Forex?

Để bạn hiểu một cách rõ ràng ý nghĩa của việc kết hợp Stochastic Oscillator với phân tích đa khung thời gian là gì, tôi có ví dụ sau:

  • Bạn tìm thấy một tín hiệu SELL ở khung thời gian H1 do xu hướng ngắn hạn trên khung H1 đang là xu hướng xuống và Stochastic đang ở điểm quá mua.

=> Bạn quyết định vào một lệnh SELL và như vậy là bạn đã mắc một cú lừa của thị trường, bởi vì:

  • Tại khung thời gian H4 và D1, xu hướng lớn của thị trường đang là xu hướng lên và Stochastic đang ở vùng quá bán.

Rõ ràng quyết định SELL của bạn đang đi ngược với xu hướng chính của thị trường và tôi tin rằng nếu bạn biết điều đó, bạn sẽ không đưa ra quyết định SELL như trên.

Phân tích đa khung thời gian là một phương pháp rất hiệu quả để giúp bạn luôn đi theo xu hướng của thị trường. Trong mỗi quyết định vào lệnh, bạn cần phải biết được bức tranh tổng thể của thị trường như thế nào.

Nếu bạn muốn tìm các giao dịch có xác suất cao thì tốt nhất bạn nên giao dịch thuận theo xu hướng của khung thời gian cao hơn, tuyệt đối không nên chống lại nó.

Như vậy, để sử dụng phương pháp kết hợp Stochastic Oscillator với phân tích đa khung thời gian, bạn cần xác định những yếu tố sau:

Giả sử bạn muốn thực hiện một lệnh ngắn hạn ở khung thời gian H1:

  1. Bạn cần xác định xu hướng của thị trường ở khung thời gian H4 (hoặc D1)
  2. Chờ đợi xu hướng ở khung thời gian H1 thuận theo xu hướng lớn
  3. Chờ đợi Stochastic vào vùng quá mua hoặc quá bán

Đó là những gì mà bạn buộc phải kiên nhẫn chờ đợi để xác định một điểm vào lệnh với Stochastic Oscillator kết hợp phân tích đa khung thời gian.

#4. Phương pháp kết hợp Stochastic Oscillator với mô hình nến đảo chiều

Trên thực tế, những mô hình nến đảo chiều luôn là công cụ ưa thích của rất rất nhiều nhà giao dịch và nó cũng đã chứng minh được sức mạnh của mình.

Khi bạn kết hợp Stochastic Oscillator với mô hình nến đảo chiều, bạn đã có một bộ công cụ lọc tín hiệu giao dịch rất tốt để tăng xác suất giao dịch thành công.

Cụ thể phương pháp kết hợp Stochastic vs mô hình nến đảo chiều là gì?

Rất đơn giản, cách thực hiện như sau:

  1. Xác định xu hướng chung của thị trường
  2. Tìm kiếm khu vực xuất hiện bộ mô hình nến đảo chiều
  3. Đồng thời stochastic vào vùng quá mua hoặc quá bán.

Xem ví dụ minh họa sau:

#5. Phương pháp kết hợp Stochastic Oscillator với Trendline

Trong trường hợp này, Stochastic Oscillator đóng vai trò như một bộ lọc để xác nhận các thiết lập giao dịch được tìm thấy dựa trên đường trendline.

  • Xem thêm: Trendline là gì? Cách vẽ và xác định xu hướng chính xác với Trendline

Với phương pháp này, bạn có thể sử dụng trên một khung thời gian bất kỳ.

Quy tắc sử dụng như sau:

Đối với lệnh BUY

  1. Bạn chỉ thực hiện khi thị trường ở trong một xu hướng tăng (điều này vô cùng quan trọng vì chúng ta giao dịch theo xu hướng)
  2. Bạn vẽ một đường trendline tăng và chờ cho giá pullback trở lại gần trendline
  3. Khi giá đến gần đường trendline tăng, bạn hãy kiểm tra xem liệu Stochastic có đang nằm dưới vùng quá bán hay không.
  4. Đặt điểm dừng lỗ của bạn ở dưới đường trendline tăng.
  5. Đặt điểm Take profit ở ngưỡng kháng cự phía trên.

Ví dụ minh họa:

Đối với lệnh SELL

  1. Bạn chỉ thực hiện khi thị trường ở trong một xu hướng giảm
  2. Bạn vẽ một đường trendline giảm và chờ cho giá pullback trở lại gần trendline.
  3. Khi giá đến gần đường trendline giảm, bạn hãy kiểm tra xem liệu Stochastic có đang nằm trên vùng quá mua hay không.
  4. Đặt điểm dừng lỗ của bạn ở trên đường trendline giảm.
  5. Đặt điểm Take profit ở vùng hỗ trợ phía dưới.

#6. Gợi ý cách tìm kiếm điểm vào cụ thể với Stochastic Oscillator

Nếu như bạn cảm thấy mông lung với những phương pháp trên khi giao dịch với Stochastic bởi vì chúng không cho bạn một điểm vào lệnh và thoát lệnh cụ thể thì đây là cách dành cho bạn.

Ý tưởng như sau:

  • Nếu bạn tìm thấy một xu hướng lên và chờ đợi một điểm vào BUY thì hãy BUY khi đường Stochastic vượt lên 20
  • Nếu bạn tìm thấy một xu hướng xuống và chờ đợi một điểm SELL thì hãy SELL khi Stochastic đi xuống dưới 80

Điều đó có nghĩa là, sau khi bạn đảm bảo xu hướng của thị trường trùng với hướng vào lệnh mà bạn đang chờ đợi, bạn sẽ không vào lệnh ngay khi Stochastic vào vùng quá bán hoặc quá mua mà bạn sẽ chờ đợi để Stochastic xác nhận đà của giá.

Ví dụ: Khi thị trường có xu hướng lên, bạn chờ đợi Stochastic vào vùng quá bán sau đó vượt lên trên 20, có nghĩa là Stochastic xác nhận giá đang bắt đầu tiếp tục đi theo xu hướng, sau đó bạn mới thực hiện lệnh BUY.

Xem hình minh họa sau:

Đây là cách để bạn có một điểm vào cụ thể với Stochastic mà không cần phải đau đầu suy nghĩ khi nào mình sẽ vào lệnh, cơ sở để vào lệnh tại điểm đó là gì..v.v.

4. Tổng kết về Stochastic Oscillator

Stochastic Oscillator là một chỉ báo đo động lượng của giá, vì động lượng luôn di chuyển trước giá nên chúng ta có thể sử dụng Stochastic làm công cụ để xác định xu hướng thị trường trong tương lai.

Nếu bạn là người mới tham gia vào thị trường và đang luyện tập cách sử dụng các chỉ báo giao dịch thì bài viết này dành cho bạn, giúp bạn hiểu một cách rõ ràng nhất ý nghĩa của Stochastic Oscillator là gì và làm cách nào để sử dụng Stochasic trong giao dịch Forex một cách hiệu quả.

Nếu bạn là một nhà giao dịch có kinh nghiệm và có kỹ năng xác định xu hướng thị trường tốt thì có thể bạn không cần sử dụng đến Stochastic, tuy nhiên trong trường hợp bạn quyết định lựa chọn Stochastic làm công cụ hỗ trợ cho việc giao dịch của mình thì bạn sẽ không phải hối hận vì Stochastic luôn là một công cụ hiệu quả.

Hiện nay có rất nhiều nguồn kiến thức không thực sự chính xác đang được chia sẻ rộng rãi và có không ít các trader trong số đó đã áp dụng sai lệch Stochastic vào quá trình giao dịch của mình.

Vì vậy, để có thể sử dụng tốt Stochastic, ngoài việc đọc thật kỹ bài viết này, bạn cần dành nhiều thời gian để rèn luyện và tìm xem đâu là phương pháp giao dịch hiệu quả với bản thân bạn.

Cuối cùng, bạn cảm nhận như thế nào về bài viết này?

 

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chúc bạn thành công


Bài viết cùng chuyên mục


forex

backtop