Tập trung vào Giá là con đường ngắn nhất

Tập trung vào Giá là con đường ngắn nhất

Tập trung vào Giá là con đường ngắn nhất

Tập trung vào Giá là con đường ngắn nhất

Tập trung vào Giá là con đường ngắn nhất
Tập trung vào Giá là con đường ngắn nhất
Tập trung vào Giá là con đường ngắn nhất

Đăng lúc: 03:31:35 PM | 26-06-2021 | Đã xem: 5647

Quá trình giao dịch của tôi hoàn toàn ko chấp trước vào bất cứ 1 dạng mô hình hay mẫu nến nào cả. Thay vào đó điểm vi tế chính là việc đọc hiểu Ý ĐỒ của thị trường để từ đó tiên đoán được động thái nào sẽ xảy ra tiếp theo trên đồ thị (bao gồm luôn cả việc tiên đoán được mô hình nào, mẫu nến nào sẽ xuất hiện trong tương lai TRƯỚC KHI NÓ HIỆN RA TRÊN CHART).

Có hai khía cạnh chính trong việc giao dịch dựa trên Giá:

+ Thứ nhất: là yếu tố xu hướng, cái này thường dành hết sự quan tâm của mọi người trong quá trình giao dịch với một câu châm ngôn nổi tiếng ấy là TREND IS YOUR FRIEND để rồi họ sẽ ko chú ý đến hay tệ hơn nữa là ko còn biết đến một yếu tố thứ hai, quan trọng hơn.

+ Thứ hai: đó là Ý ĐỒ hay MỤC ĐÍCH chuyển động của giá.

Tại sao yếu tố thứ hai lại quan trọng hơn yếu tố thứ nhất? Câu trả lời đó chính là TIMING. Timing là việc định thời điểm mở lệnh.

Timing quan trọng vì sao? Vì nếu timing đủ tốt thì ngay cả khi ta xác định sai xu hướng thị trường đi chăng nữa thì chưa chắc đã thua, thậm chí vẫn có thể thắng với một tỉ lệ R/R khiêm tốn. Ngược lại nếu timing ko tốt thì dù xác định đúng hướng vẫn sẽ bị đá văng ra khỏi thị trường trước khi Giá di chuyển theo chiều hướng của bạn.

Hãy nhớ là những cây nến không phải ngẫu nhiên mà xuất hiện trên đồ thị của bạn đâu. Hầu hết chúng đều xuất hiện một cách có chủ đích trước mỗi chuyển động lớn của thị trường. Sự xuất hiện của chúng có ý đồ làm khuấy động lên trong bạn những loại cảm xúc, làm chi phối người trader trong suốt quá trình giao dịch – là LÒNG THAM (Greed) và NỖI SỢ (Fear). Và một khi đã tham hay sợ rồi thì người ta ko còn hành động hợp lý nữa.

Có thể thấy ngay rằng trong một xu hướng giá đi lên (theo line màu đen) rõ ràng như thế thì cái nến trắng spike up mạnh mẽ kia có hai tác dụng chính:

Một là đối với những người đang ôm lệnh sell nó sẽ gợi lên sợ hãi, nếu quý vị cũng quan sát chart khi đó như tôi thì sẽ thấy rằng tốc độ tăng giá của cây nến này thật kinh khiếp. Giá tăng nhanh, và mạnh để cho những seller trước đó hoảng loạn và dẫn đến động thái là close vị thế sell, thoát khỏi thị trường, chấp nhận thua lỗ. Và thêm nữa, nếu quan sát kỹ lúc đó quý vị sẽ thấy hiện tượng spread bị bung rộng lên vượt quá cái đỉnh cao trước đó với chủ ý là để quét qua điểm Stoploss của seller nếu họ ko tự tay đóng lệnh.

Hai là đối với những người đang ôm lệnh Buy hay còn đang đứng ngoài thị trường thì sao? khi thấy giá spike up mạnh thuận theo 1 up trend (line đen) có sẵn như thế thì người ta nổi máu tham lam, người đang ôm lệnh buy sẽ cảm thấy “better than sex” và tiếp tục để “let profit run”, còn người đứng ngoài thị trường thì hào hứng nhảy vào buy đuổi theo giá. Và cũng tương tự thế, spread bung rộng sẽ kích hoạt các lệnh BUY STOP của các trader chơi theo trường phái Breakout.

Quý vị thấy không. Một hiện tượng giá (spike up) nhưng lại gợi lên cả hai loại cảm xúc – một Tham và một Sợ, tùy thuộc vào vị thế người ta đang là gì. Và cả hai cái cảm xúc ấy đều giết hết mọi loại trader bất kể là Buyer hay seller trước khi giá rớt xuống (real move) còn nhanh hơn và mạnh hơn sau đó (xem chart diễn biến sau đó)

Thí dụ trên đây chỉ là một trong những thí dụ đơn giản nhất trong rất rất nhiều các kiểu Ý ĐỒ hay MỤC ĐÍCH khác của “thị trường” mà nếu sau này các bạn có cơ duyên chuyển mình sang quan tâm nhiều hơn đến việc trading price thì sẽ thấy ra. Và thí dụ này cũng gián tiếp đưa ra giải pháp khắc phục tận gốc rễ vấn đề trong giao dịch khi ta chỉ có làm việc với Giá. Đó là hãy quán sát thân tâm mình khi trade. Hay nói theo ngôn ngữ nhà Phật thì đó là hãy TỈNH THỨC trong khi giao dịch. Hầu hết mọi người khi ngồi trade, trước màn hình giá, họ có vẻ vô cùng tập trung quan sát mọi chuyển động dù là nhỏ nhất của thị trường. Nhưng hầu hết họ đã THẤY mà KO THẤY. Do thiếu tỉnh thức, họ bị các loại cảm xúc THAM-SỢ bên trong con người chi phối và họ ko còn nhìn thấy “điều lẽ ra phải thấy” nữa. Hay nói khác đi, quý vị đã không đọc được ngôn ngữ mà thị trường muốn truyền tải mặc dù nó hiển hiện ngay trên chart 1 cách rất rõ ràng, minh bạch.

Trong Kinh Lăng Nghiêm khi giảng đạo cho ngài A Nan, Đức Phật giơ cánh tay lên và hỏi Thấy không? Ngài A Nan đáp, Dạ thấy. Tiếp đến Đức Phật bỏ cánh tay xuống và lại hỏi ngài A Nan câu hỏi tương tự Thấy ko? Ngài A Nan đản lễ “KO THẤY”. Ngay đó, Đức Phật liền quở ông đã Quên mình theo vật (thiếu tỉnh thức). Nếu tỉnh thức thì trong tình huống này cẩu trả lời đúng phải là “THẤY KO CÓ CÁNH TAY” chứ ko phải “KO THẤY”. Cùng một câu hỏi nhưng với hai câu trả lời cho thấy hai sự tỉnh thức hoàn toàn khác nhau, đúng ko quý vị?

Và nếu đem Câu chuyện của Đức Phật năm xưa cho bài học trading hôm nay thì thật là vi tế, thật là diệu dụng phải ko? Khi nhìn vào một đồ thị giá, trader hãy tự hỏi mình có thấy ý đồ mục tiêu giá nào không? Nếu có (tức đọc được ngôn ngữ thị trường muốn nói) thì hãy nên giao dịch, còn nếu không thì hãy chuyển mình qua một món hàng khác. Lứu ý câu hỏi và trả lời để có được sự tỉnh thức trong lúc giao dịch nhé.

Có thấy ý đồ, mục đích giá nào ko?  Thấy có                               –> Giao dịch

Có thấy ý đồ, múc đích giá nào ko?  Thấy không có ý đồ nào cả –> Ko giao dịch.

 

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chúc bạn thành công


Bài viết cùng chuyên mục


forex

backtop