Đăng lúc: 01:47:46 PM | 19-11-2016 | Đã xem: 16416
Nguyên tắc sóng Elliott là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật mà một số nhà kinh doanh chứng khoán dùng để phân tích những xu hướng giá trong các thị trường tài chánh. “Cha đẻ” của nguyên tắc này là Ông Ralph Nelson Elliott (1871-1948). Nghề chính của ông là kế tóan và ông đã nghiên cứu và phát triển ra nguyên tắc này vào những năm 30 của thế kỷ trước. Theo ông Elliott, sự thay đổi của giá cả sẽ tạo ra những cơn sóng, như hình vẽ. Trong đó một cơn sóng cơ bản sẽ có 5 cơn sóng “chủ” và 3 cơn sóng điều chỉnh. Trong 5 con sóng chủ thì sóng số 1, 3 và số 5 gọi là sóng “chủ và động”, và sóng 2, 4 gọi là sóng “chủ và điều chỉnh”. 2 con sóng điểu chỉnh được gọi là sóng A,B, C. Trong mỗi một con sóng như vậy lại có những con sóng nhỏ và cũng tuân theo quy luật của lý thuyết Elliot. Một đợt sóng chủ hòan chỉnh sẽ có 89 sóng và đợt sóng điều chỉnh hòan chỉnh sẽ có 55 sóng.
Tùy theo thời gian độ lớn của sóng sẽ được phân theo thứ tự sau
Grant Supercycle: sóng kéo dài nhiều thập kỹ, đôi khi cả thế kỷ
Supercycle: kéo dài từ vài năm đến vài thập kỷ
Cycle: kéo dài từ 1 đến vài năm
Primary: kéo dài từ vài tháng đến vài năm
Intermediate: kéo dài từ vài từ tuần đến vài tháng
Minor: kéo dài trong vài tuần
Minute: Kéo dài trong vài ngày
Minuette: Kéo dài trong vài giờ.
Subminutte: Kéo dài trong vài phút.
Dưới đây là phân tích một con sóng 5-3 điển hình của thị trường trong giai đọan tăng trưởng - “bò húc”. Cũng con sóng 5-3 này trong Thị trường suy thóai – “gấu ngủ” sẽ được vẽ hòan tòan ngược lại.
Sóng chủ số 1.
Đợt sóng đầu tiên này là có điểm xuất phát từ thị truờng con gấu (suy thóai), do đó sóng 1 ít khi được nhận biết ngay từ đầu. Lúc này thông tin cơ bản về các công ty niêm uớc vẫn đang là thông tin tiêu cực. Chiều hướng của thị trường trước khi sóng 1 xảy ra chủ yếu vẫn là thị truờng suy thoái. Những nhà phân tích cơ bản vẫn đang tiếp tục điều chỉnh thu nhập kỳ vọng thấp xuống so với dự kiến. Khối lương giao dịch có tăng chút ít theo chiều hướng giá tăng. Tuy vậy việc tăng này là không đáng kể. Do đó nhiều nhà phân tích kỹ thuật không nhận ra sự có mặt của đợt sóng số 1 này.
Sóng chủ số 2.
Sóng chủ 2 sẽ điều chỉnh sóng 1, nhưng điểm thấp nhất của sóng 2 không bao giờ vượt qua điểm xuất phát đầu tiên của sóng 1. Tin tức dành cho thị trường vẫn chưa khả quan. Thị trường đi xuống ở cuối sóng 2 để thực hiện việc “kiểm tra” độ thấp của thị trường. Những người theo phái con gấu vẫn đang tin rằng thị trường con gấu vẫn đang ngự trị. Khối lượng giao dịch sẽ ít hơn đợt sóng 1. Giá sẽ được điều chỉnh giảm và thuờng nằm trong khoảng 0.382 đến 0.618 của mức cao nhất của sóng 1.
Sóng chủ số 3.
Thông thường đây là sóng lớn nhất và mạnh mẽ nhất của xu hướng lên giá. Ngay đầu sóng 3, thị trường vẫn còn nhận những thông tin tiêu cực vì vậy có nhiều nhà kinh doanh không kịp chuẩn bị để mua vào. Khi sóng 3 đang ở lưng chừng, thị trường bắt đầu nhận những thông tin cơ bản tích cực và những nhà phân tích cơ bản bắt đầu điều chỉnh thu nhập kỳ vọng. Mặc dù có những đợt điều chỉnh nho nhỏ trong lòng của sóng 3, giá của sóng 3 tăng lên với tốc độ khá nhanh. Điểm cao nhất của sóng 3 thường cao hơn điểm cao nhất của sóng 1 với tỷ lệ 1,618:1
Sóng chủ số 4.
Đây thật sự là một con sóng điều chỉnh. Giá có khuynh hướng đi xuống và đôi khi có thể răng cưa kéo dài. Sóng 4 thường sẽ điều chỉnh sóng 3 với mức 0.382 – 0.618 của sóng 3. Khối lượng giao dịch của sóng 4 thấp hơn của sóng 3. Đây là thời điểm để mua vào nếu như nhà kinh doanh nhận biết được tiềm năng tiếp diễn liền sau đó của con sóng 5. Tuy vậy việc nhận biết điểm dừng của sóng 4 là một trong những khó khăn của các nhà phân tích kỹ thuật trường phái sóng Elliot.
Sóng chủ số 5.
Đây là đợt sóng cuối cùng của 5 con sóng “chủ”. Thông tin tích cực tràn lan khắp thị trường và ai cũng tin rằng thị trường đang ở trong thế bò húc. Khối lượng giao dịch của sóng 5 khá lớn , tuy vậy thông thường vẫn nhỏ hơn sóng 3. Điều đáng nói là những nhà kinh doanh “không chuyên nghiệp” thường mua vào ở những điểm gần cuối sóng 5. Vào cuối con sóng 5, thị trường nhanh chóng chuyển hướng.
Sóng điều chỉnh B. Giá tăng trở lại và với mức cao hơn so với điểm cuối sóng A. Sóng B được xem là điểm kéo dài của thị trường bò húc. Đối với những người theo trường phái phân tích kỹ thuật cổ điển, điểm B chính là vai phải của đồ thị Đầu và Vai ngược. Khối lượng giao dịch của sóng B thường thấp hơn của sóng A. Vào lúc này, những thông tin cơ bản của các công ty không có những điểm tích cực mới, thế nhưng cũng chưa chuyển hẳn qua tiêu cực.
Sóng điều chỉnh C. Giá có khuynh hương giảm nhanh hơn các đợt sóng trước. Khối luợng giao dịch tăng. Hầu như tất cả mọi nhà kinh doanh, đầu tư đều nhận thấy rõ sự ngự trị của “gấu ngủ” trên thị trường, chậm nhất là trong đợt sóng nhỏ thứ 3 của sóng C. Sóng C thường lớn như sóng A. Điểm thấp nhất của sóng C ít nhất bằng điểm thấp nhất của sóng A nhân với 1.618.
Những điểm lưu ý để áp dụng thành công trong forex
Sóng Elliott là một lý thuyết phân tích được sử dụng khá nhiều. Lý thuyết sóng Elliott có thể giúp nhà đầu tư phát hiện ra xu hướng của thị trường và các giai đoạn điều chỉnh để có thể ra quyết định đầu tư hợp lý.
Mô hình sóng Elliott
Lý thuyết sóng Elliott được đặt tên theo Ralph Nelson Elliott. Dựa vào nền tảng lý thuyết Dow và quá trình quan sát các mẫu hình sóng lặp lại, Elliott cho rằng các hành vi của con người trong thị trường tài chính được hiển thị ở các dạng mô hình sóng và có thể dự đoán trước được.
Trong một chu kỳ tăng (uptrend) thì sẽ có 5 bước sóng tăng, với sóng 1, sóng 3 và sóng 5 là sóng đẩy (impulsive wave) và sóng 2 và sóng 4 là sóng điều chỉnh (corrective wave). Trong đó có 3 nguyên tắc bắt buộc khi đếm sóng như sau:
(1) Sóng 2 không được hiệu chỉnh quá điểm bắt đầu của sóng 1 (Wave 2 CANNOT retrace past where wave 1 began).
(2) Sóng 3 không được là sóng ngắn nhất (Wave 3 can NEVER be the shortest).
(3) Sóng 4 không được đi vào khu vực sóng 1 (Wave 4 NEVER ends in the price territory of Wave 1).
Sau khi 5 sóng đẩy kết thúc thì một chu kỳ điều chỉnh bắt đầu với tối thiểu 3 sóng giảm điều chỉnh (được đánh dấu là A-B-C hoặc a-b-c). Bởi vì quá trình điều chỉnh có thể phức tạp hơn ở nhiều dạng sóng điều chỉnh như Double Zigzag, Triangle nên chu kỳ điều chỉnh có thể có kéo dài hơn 3 sóng.
Các dạng sóng điều chỉnh phổ biến
Việc nhận dạng ra các mô hình sóng điều chỉnh có thể giúp ích trong việc nhận biết giai đoạn điều chỉnh và khi nào thì giai đoạn này kết thúc. Từ đó, nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.
Sóng Flat
Flat là một dạng sóng điều chỉnh của sóng Elliott theo cấu trúc 3-3-5. Flat thường gặp ở sóng 2, sóng 4 và các sóng A, B, C của chu kỳ điều chỉnh. Có ba dạng chính là Regular Flat, Expanded Flat, Running Flat.
Sóng Zigzag
Zigzag là một dạng sóng điều chỉnh của sóng Elliott có cấu trúc là 5-3-5. Zigzag thường bắt gặp ở sóng 2 là chủ yếu. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp sóng 2 đi ngang (sideways) thì khả năng zigzag sẽ xuất hiện ở sóng 4 là khá cao theo quy luật hoán đổi (Alternation). Điểm khác biệt giữa Zigzag và Flat là cấu trúc sóng và sóng B không thể trở lại điểm xuất phát của sóng A trong trường hợp của sóng Zigzag.
Sóng Triangle
Triangle cũng là một mô hình sóng điều chỉnh với cấu trúc 3-3-3-3-3. Triangle thường gặp nhất là ở sóng 4 của chuỗi 5 sóng đẩy hoặc sóng B của chuỗi sóng điều chỉnh A-B-C. Trong một số trường hợp thì Triangle cũng là kết thúc của giai đoạn điều chỉnh (corrective phase) và điểm phá vỡ sẽ là bắt đầu cho một giai đoạn tăng trưởng mới.
Ứng dụng sóng Elliott vào trong đầu tư
Xác định xu hướng
Sóng Elliott có thể giúp xác định xu hướng của thị trường. Giai đoạn sóng đẩy (impulsive phase) thường có cấu trúc là 5 sóng và không bao giờ là 3. Vì vậy, khi phát hiện ra một giai đoạn tăng hoặc giảm với cấu trúc 5 sóng nhỏ bên trong thì có thể biết được xu hướng của thị trường đó.
Xác định vùng đảo chiều
Sau khi xác định được xu hướng với chuỗi 5 sóng. Nhà đầu tư có thể chờ đợi giai đoạn điều chỉnh lớn diễn ra và kết thúc. Thường giai đoạn điều chỉnh kết thúc tại mức 50% và 61.8% của dãy Fibonacci Retracement. Trong trường hợp sóng tăng mạnh và dốc thì mức 38.2% sẽ là mức điều chỉnh và tạo đáy lý tưởng của giá.
Nhà đầu tư có thể quan sát diễn biến tại các vùng này trước khi ra quyết định đầu tư.
Thị trường đang ở sóng mấy?
VN-Index đã hoàn thành sóng hiệu chỉnh dạng Triangle (cấu trúc A-B-C-D-E) trong tháng 05/2015. VN-Index cũng đã test thành công mức 38.2% của dãy Fibonacci Retracement và tháng 12/2014 vào tháng 05/2015.
Điểm phá vỡ xuất hiện tại ngưỡng 580 điểm. Mục tiêu giá của sóng tăng trưởng ngắn hạn là vùng 680-710 điểm.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu VN-Index rơi xuống dưới vùng 520-530 điểm (sóng 2 xuống dưới sóng 1) thì cách đếm sóng này sẽ bị phủ định.
Nguồn: tổng hợp.
Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".
Chúc bạn thành công
Bài viết cùng chuyên mục
- Phương pháp Wyckoff (06.11.2021 | Đã xem: 4924)
- STOCHASTIC LÀ GÌ? 6 CÁCH GIAO DỊCH HIỆU QUẢ VỚI STOCHASTIC (30.01.2021 | Đã xem: 4435)
- Trường phái Price Action mới - Lý thuyết trendline John Hill (06.10.2018 | Đã xem: 13604)
- Phân tích xu hướng với công cụ Moving Avarage (16.09.2017 | Đã xem: 8378)
- Dự báo xu hướng đảo chiều RSI momentum (16.09.2017 | Đã xem: 13235)
- NHẬN DIỆN XU HƯỚNG (04.09.2017 | Đã xem: 10951)
- Sự hữu ích đáng ngạc nhiên của ATR (22.08.2017 | Đã xem: 21320)
- Cách vẽ đường xu hướng chính xác nhất (20.08.2017 | Đã xem: 26705)
- Hướng dẫn đầy đủ về vùng supply demand (16.08.2017 | Đã xem: 23515)
- Mô hình đảo chiều 1-2-3 giúp xác định đỉnh và đáy (08.08.2017 | Đã xem: 15093)
- Mô hình Vai Đầu Vai – Cách xác định (24.07.2017 | Đã xem: 17268)
- Chiến thuật giao dịch kết hợp: Heiken – BBands – Cản kháng cự (24.07.2017 | Đã xem: 9586)
- Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào? (31.12.2016 | Đã xem: 10496)
- Phương pháp giao dịch đơn giản nhất thế giới (25.12.2016 | Đã xem: 19423)
- BÍ QUYẾT LỤC CHỈ CẦM MA (26.11.2016 | Đã xem: 49259)
- Các trường phái Phân Tích Kỹ Thuật (19.11.2016 | Đã xem: 19321)
- Lý thuyết Dow - Ứng dụng lý thuyết Dow vào phân tích kỹ thuật (19.11.2016 | Đã xem: 17499)
- Những bí ẩn đằng sau khối lượng giao dịch (19.11.2016 | Đã xem: 12334)
- Đường trung bình MA Moving Averages Phần 1 (19.11.2016 | Đã xem: 10200)
- Đường trung bình MA Moving Averages Phần 2 (19.11.2016 | Đã xem: 11868)
- Các công cụ dự báo biểu đồ thông dụng Chart Indicators (19.11.2016 | Đã xem: 14712)
- Tìm hiểu Oscillators & Momentum Indicators (19.11.2016 | Đã xem: 10193)
- Phân tích kỹ thuật theo mô hình HARMONIC (19.11.2016 | Đã xem: 16192)
- Hướng dẫn sử dụng Indicator, Template, EA (19.11.2016 | Đã xem: 12916)
- Các mẫu đồ thị quan trọng trong phân tích kỹ thuật (18.11.2016 | Đã xem: 15028)
- Phương pháp giao dịch theo kiểu Đặt lệnh và Quên đi (08.11.2016 | Đã xem: 13227)
- Complete Ichimoku (05.11.2016 | Đã xem: 27679)
- Phân tích kỹ thuật Technical Analysis (04.11.2016 | Đã xem: 6301)