1. Nhịn ăn là gì?
Nhịn ăn (còn gọi là tuyệt thực) là không ăn một thứ gì, bất kì dưới hình thức đặc hay lỏng, nói cách khác là không đưa một thứ gì vào cơ thể, kể cả tiêm, chích nước thuốc.
2. Có mấy cách nhịn ăn?
Người ta phân biệt mấy cách NHỊN ĂN như sau:
– Nhịn ăn tuyệt đối: không ăn, không uống.
– Nhịn ăn hoàn toàn: không ăn gì nhưng có uống nước, mà chỉ uống nước trong thiên nhiên hoặc nước đun sôi rối để nóng bằng nhiệt độ cơ thể.
– Nhịn ăn không hoàn toàn: ăn không đủ no, ăn không đủ để tiêu hao năng lượng.
– Nhịn ăn từng phần: ăn thiếu về chất (cung cấp chất dinh dưỡng một mặt hoặc không đủ chất lượng: đạm, mõ, đường, khoáng, sinh tố…). Trong những điều kiện tự nhiên cũng khó mà phân biệt giới hạn giữa NHỊN ĂN KHÔNG HOÀN TOÀN với NHỊN ĂN TỪNG PHẦN; vì ăn không đủ no thường phối hợp với sự rối loạn thành phần dinh dưỡng. Do đó, NHỊN AN TỪNG PHẦN thường chỉ thấy trong điều kiện thực nghiệm.
3. Nhịn ăn (tuyệt thực) khác với tiết thực và đói ăn thế nào?
– TIẾT THỰC là ăn kiêng (không ăn một thứ thức ăn nào đó).
– NHỊN ĂN là không ăn một thứ gì cho đến lúc cơ thể vừa hết thức ăn dự trữ. Còn ĐÓI ĂN là đến lúc thức ăn dự trữ đã tiêu thụ hết rồi mà vẫn cứ nhịn ăn. Có thể nói khi NHỊN ĂN kết thúc thì ĐÓI ĂN bắt đầu. ĐÓI ĂN là giai đoạn tiêu thụ đều các mô lành mạnh, làm gầy yếu cơ thể, làm suy kiệt sinh lực; còn NHỊN ĂN là một quá trình làm tiêu hóa các chất độc hại, các mô mỡ vô ích, tăng thêm khí lực và đem lại cho cơ thể sự điều hòa mà ta gọi là SỨC KHỎE.
Như vậy trong quá trình NHỊN ĂN có 2 giai đoạn cần phân biệt: giai đoạn NHỊN ĂN mang tính chất sinh lý (nhịn ăn có ích) và giai đoạn đói ăn mang tính chất bệnh lý (nguy hại chết người).
4. Nhịn ăn sinh lý là hiện tượng cá biệt hay phổ biến?
Nhịn ăn sinh lý là hiện tượng phổ biến rộng rãi trong tự nhiên như thời gian ngủ đông (đông miên) hoặc ngủ hè (hạ miên) của một loạt những động vật có vú (chồn, nhím, chuột vàng, v.v..) và các động vật lưỡng thể, những loại bò sát, các loại cá, côn trùng…
NHỊN ĂN SINH LÝ có những dạng khác nhau:
Ở người: nhịn ăn để đấu tranh, để làm reo, để thí nghiệm, để biểu diễn, nhịn ăn về tôn giáo…
Ở loài vật: ví dụ: ngỗng đực nhịn ăn trong thời kì giao tình. Sau thời kì này, ngỗng đực sụt 1/6 thể trọng. Hải cẩu nhịn ăn và cũng không uống trong suốt mùa giao tình, đằng đẵng trong 3 tháng liền hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 8. Nhiều giống cá như cá đét đục sâu trong lòng đất nhịn ăn chờ mùa mưa tới. Cá sấu nằm im không ăn trong suốt những ngày nắng hạn, v..v… Ngoài ra súc vật còn nhịn ăn khi bị khích động hoặc buồn rầu. Nhiều con chó buồn đến bỏ ăn khi chủ nó chết hay đi vắng lâu ngày.
5. Đói ăn bệnh lý thường xuất hiện trong những trường hợp nào?
ĐÓI ĂN BỆNH LÝ thường xuất hiện trong những trường hợp thiếu thức ăn hoặc thành phần thức ăn không đủ, hoặc quá trình hấp thụ thức ăn bị rối loạn liên quan đến những thay đổi bệnh lý chính trong cơ thể hoặc bắt nguồn từ điều kiện xã hội (thiên tai, dịch họa, v.v..) thiếu thốn không có thức ăn, trong những trường hợp phải nhịn ăn bắt buộc.
6. Phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh mới có hay có từ lâu rồi?
PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN để chữa bệnh có từ thời cổ đại: ở Ấn Độ, Hy Lạp, Ai Cập… Nhịn ăn đã được sử dụng với mục đich chữa bệnh. Nhưng đến thế kỉ 15 ở Châu Âu chữa bệnh bằng NHỊN ĂN đã hoàn toàn bị lãng quên, mãi đầu những năm 80 thế kỉ 19 lại xuất hiện những chỉ dẫn sử dụng có hiệu quả việc NHỊN ĂN để chữa nhiều loại bệnh (Xpaske, Venhiaminốp, Di-uy, Ta-nơ). Con ở Châu Á thì y học phương Đông cũng đề cập thành một nguyên lý chữa bệnh “dùng thuốc không bằng giảm ăn” (phục dược bất như giảm khấu) đã nhiều danh y ứng dụng, như có lần Đại mục Kiều Liên hỏi danh y Kỳ Bá rằng: “Tôi có đệ tử bị bệnh nên chữa theo cách nào?”, Kỳ Bá đáp: “ NHỊN ĂN là tốt hơn hết”, v.v…
7. Cho đến nay phương pháp nhịn ăn để chữa bệnh còn được áp dụng rộng rãi không?
Cho đến nay chữa bệnh bằng phương pháp NHỊN ĂN ngày càng được phổ biến rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Ở Pháp bằng những công trình của Sôxa, Remo, Rayxe, Rupno; ở Nga, V.A.Manaxen, V.V.Pasuken, A.H. Kokoxop, C.Oxinhin; ở Mỹ, Benhedic.v..v..; ở Việt Nam, một vài cơ sở điều trị và nhiều người trong nước áp dụng chữa một số bệnh đạt kết quả như: giảm đau và thu nhỏ u bướu trong ung thư của BS. Lê Minh, v..v…
8.Nhận định của các nhà khoa học nói chung và Y học hiện đại về nhìn ăn chữa bệnh ra sao?
Hàng năm chuyên gia, viện sĩ, bác sĩ nhiều nước trên thế giới qua quá trình nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng phương pháp NHỊN ĂN chữa bệnh, mỗi người có một nhận định thể hiện quan điểm, nói lên kinh nghiệm và kết quả thực tế của mình thu lượm trong từng vùng, từng nước, từng loại bệnh. Ví dụ: Theo nhận định của các chuyên gia: Senkô, Meira, Buchingô, Segesơ: “NHỊN ĂN là một phương pháp tiêu biểu để chữa bệnh không phải vì thiếu thuốc, thiếu lương thực, thực phẩm mà phải chữa bệnh bằng NHỊN ĂN”. Bác sĩ Von Seeland (Nga) cho biết: “Sau nhiều thí nghiệm, tôi đã đi đến kết luận rằng NHỊN ĂN chẳng những là một phương pháp trị liệu tốt mà còn xứng đáng có sự trọng vọng về lĩnh vực giao dục. Bác sĩ Adolph Mayer, một danh y người Đức viết trong quyển sách “Trị bệnh trong phép nhịn ăn, trị bệnh của nhiệm mầu” như sau: “Tôi xác nhận rằng NHỊN ĂN là phương pháp thần hiệu nhất để chữa lành bất cứ bệnh tật gì”, bác sĩ người Mỹ Shelton, bác sĩ Walter, bác sĩ Dewey cũng như nhiều bác sĩ khác xác định rằng: “Không có một phương pháp trị liệu nào có thể cải tạo sinh lực thần hiệu bằng phương pháp NHỊN ĂN”, v.v… Tóm lại, đều chung một nhận định: “NHỊN ĂN là một phương pháp thiên nhiên phù hợp với mọi bệnh tật, cần thiết cho cả loại mạn tính và cấp tính”.
Qua theo dõi nhiều người bệnh với nhiều loại bệnh cấp tính, mạn tính khác nhau, kể cả bệnh ung thư, chữa bằng phương pháp NHỊN ĂN, chúng tôi cũng thấy muốn chữa trị và phục hồi sức khỏe cho một người đang bị bệnh mà chỉ cho uống một thứ thuốc hóa chất (Tây dược) hoặc một loại cây cỏ (Đông dược) nào đó chưa đủ, cần phải chữa trị tận gốc và phục hồi toàn diện sinh lực cho cơ thể. Muốn đạt yêu cầu này, chỉ có áp dụng phương pháp NHỊN ĂN mới đáp ứng được, tất nhiên phải thực hiện đúng cách và tùy từng trường hợp mà áp dụng.
9. Nhịn ăn để chữa bệnh thường dùng cách nào?
Để chữa bệnh, người ta thường dùng cách NHỊN ĂN HOÀN TOÀN, không ăn gì nhưng có uống nước trắng đun sôi rồi để nóng bằng nhiệt độ của cơ thể (thân nhiệt). Còn phát sinh bệnh, thì lại hay gặp nguyên nhân ĐÓI ĂN TỪNG PHẦN thể hiện ở khâu cung cấp thức ăn không đủ chất dinh dưỡng. Trái lại, rất ít gặp hiện tượng ĐÓI ĂN HOÀN TOÀN và ĐÓI ĂN TUYỆT ĐỐI trên giường bệnh.
ĐÓI ĂN HOÀN TOÀN có thể gây ra do khó đưa thức ăn vào cơ thể (vì chít thực quản hoặc hẹp môn vị hay thương tổn miệng lưỡi…) hoặc người bệnh không muốn ăn.
10. Tác dụng của phương pháp nhịn ăn với loại bệnh cấp tính ra sao?
Trong mọi bệnh cấp tính toàn cơ thể đều tập trung vào công việc bài tiết các độc tố, chứ không phải chú trọng vào việc hấp thụ các thức ăn qua các biểu hiện sau: biếng ăn, lưỡi bự, hơi thở hôi, đặc biệt buồn nôn và ọe mửa là triệu chứng thông thường dưới tất cả các hình thức của nó. Như vậy, nếu ăn vào thì thức ăn cũng bị mửa ra bằng không thì cũng bị tiêu chảy để tống khứ ra ngoài. Thực phẩm ăn vào trong những trường hợp như vậy chỉ làm tăng nhiệt độ, thêm sự đau đớn và khó chịu cho người bệnh.
Qua quá trình nghiên cứu phương pháp NHỊN ĂN, bác sĩ Jennings đã đề xuất: “Đừng làm trầm trọng sự đau đớn của người bệnh bằng cách ép buộc cho ăn mà bất chấp đến sự phản đối của dạ dày họ.”. Ta có thói quen động viên người bệnh cố gắng ăn nhiều để mau lành bệnh, vô tình có biết đâu những thức ăn đó nào có được hấp thụ mà sẽ thối rữa ra trong ống tiêu hóa của người bệnh. Nên ý thức rằng mọi sinh lực sẵn có của người bệnh đều cố gắng tập trung vào sự bình phục sức khỏe, không còn để có thể tiêu hóa hoặc đồng hóa thức ăn, biến thành máu huyết nuôi cơ thể. Nhưng biết nhịn ăn ngay từ khi mới thấy những triệu chứng đầu tiên thì ít khi những bệnh cấp tính lại có thể trở thành trầm trọng. Trong thực tế theo dõi, chúng tôi đã thấy tất cả các biểu hiện của bệnh cấp tính đều được chặn đứng và người bệnh trở nên dễ chịu sau khi nhịn ăn, đáng lưu ý là chứng sốt và chứng viêm được hạ một cách mau lẹ.
11. Mỗi bệnh nhân cần nhịn ăn bao nhiêu?
Số ngày nhịn ăn không theo loại bệnh mà tùy theo từng người bệnh, không thể biết trước được số ngày nhịn ăn. Kinh nghiệm cho thấy khi thấy khó chịu trong người thì không nên ăn gì cả trong 48 giờ. Nếu sau đó vẫn còn khó chịu thì tiếp tục nhịn ăn cho đến khi nào người bệnh thấy đói. Trong những trường hợp bị sốt, bị viêm thì phải nhịn ăn một hay nhiều ngày cho đến khi nào hết sốt và thấy thèm ăn trở lại.
12. Trong bệnh cấp tính mà nhịn ăn, người bệnh có bị suy nhược không?
Không, trái lại, trên thực tế người bệnh nhịn ăn lại mạnh hơn người bệnh được ăn, vì sự nghỉ ngơi bao giờ cũng cần thiết cho người bệnh. Người bệnh càng ăn, cơ thể càng suy nhược, đủ thấy rằng không có sự hấp thụ, sử dụng các thức ăn trong bệnh cấp tính. Không hấp thụ được thì lấy đâu mà đồng hóa, có gì là bổ béo, ích lợi cho cơ thể người bệnh. Ăn vào cho thêm cực, ăn vào mới chính là sự thử thách với nguy hiểm. Trong những bệnh cấp tính, nhịn ăn không phải là sự thử thách và nên lưu ý bệnh cấp tính càng năng không nên ăn.
13. Phương pháp nhịn ăn có hiệu quả với loại bệnh mãn tính không?
Loại bệnh mãn tính thường do một cơ quan nào đó bị tổn thương, hoạt động không đều vì suy nhược hoặc bị kích thích quá độ, vì hậu quả của một bệnh cấp tính chữa không lành, v..v… Người mắc bệnh mãn tính thường than thở là ăn không ngon miệng, bụng đầy hơi như bị sa dạ dày, viêm gan, viêm ruột, v..v…. Nhưng cũng có loại lại thích ăn uống suốt ngày không biết no như bệnh đái tháo đường chẳng hạn. Hầu hết những loại bệnh mãn tính, chữa trị dai dẳng phức tạp, chỉ còn cách đơn giản và hiệu quả hơn cả là NHỊN ĂN, một phương pháp đáp ứng được yêu cầu của tính chất bệnh là nghỉ ngơi, tẩy độc, hồi phục và cải tạo sinh lực. NHỊN ĂN vừa có tác dụng hiển nhiên với cấp tính (sốt, viêm, đau…) vừa có hiệu quả cụ thể với những bệnh mãn tính khó chữa (phong, lao, cổ, lại…). Trong thực tế theo dõi, chúng tôi đã thây tất cả những di chứng mà bệnh mãn tính đeo đẳng được giải quyết dần, kể cả những ưu bướu ở trong hay ngoài cơ thể.
14. Bệnh mãn tính và cấp tính, nhịn ăn để chữa có gì riêng biệt?
Thông thường thì trong bệnh mãn tính cũng như bệnh cấp tính, sự NHỊN ĂN phải tiếp tục cho đến khi nào đạt kết quả dự định, nhưng tùy trường hợp mà vận dụng. Ví dụ trong các bệnh cấp tính cơ thể tiếp tục nhịn ăn khi mà các triệu chứng trầm trọng còn tiếp diễn và sau đó nhịn ăn cho đến lúc nào sự thèm ăn tự nhiên trở lại. Còn trong các bệnh mãn tính không phải bao giờ người bệnh cũng có thể nhịn ăn đến cùng. Dĩ nhiên trong lúc nhịn ăn mà người bệnh không thấy xảy ra các biến chứng gì thì cứ tiếp tục cho đến khi lành bệnh hoặc sự thèm ăn trở lại. Tuyệt đối không nên quyết đoán một thời gian nhất định như một cuộc thách thức. Nếu thực sự là trường hợp cần thiết một cuộc nhịn ăn dài hạn mà người bệnh quá suy nhược thì nên tổ chức cuộc nhịn ăn thành nhiều đợt ngắn hạn. Có điều cần lưu ý là trong thời gian chuyển tiếp nên ăn uống cho đúng phương pháp dưỡng sinh, còn gọi là ăn uống hợp lý hoặc quân bình Âm Dương.
15. Nhịn ăn dài hạn và ngắn hạn có gì khác biệt- kể cả bệnh mãn tính và cấp tính?
Kinh nghiệm cho thấy một đợt nhịn ăn dài hạn kết quả bao giờ cũng công hiệu và vừa ý hơn nhiều đợt nhịn ăn ngắn hạn. Nhiều người chỉ muốn nhịn ăn vài ba ngày lại mong đạt kết quả cao mà kết quả này chỉ có thể thực hiện với đợt nhịn ăn vài ba tuần hoặc lâu hơn nữa. Bởi vậy, trước khi muốn áp dụng phương pháp NHỊN ĂN để chữa bệnh phải suy nghiệm thật kỹ rồi hãy quyết định thi hành cho đến nơi đến chốn. Nếu chưa tin hoặc còn lo sợ thì chớ NHỊN ĂN để khỏi phải thất vọng.
Trong khi NHỊN ĂN, cơ thể sẽ bài tiết, hóa giải cái hậu quả của bao nhiêu ngày ăn uống tùy tiện, trái với thiên nhiên, thiếu quân bình Âm Dương thì chắc chắn sức khỏe sẽ phục hồi và bệnh tật lui dần. Sự hồi phục thường được nhanh chóng trong các bệnh cấp tính, nhưng nhịn ăn quá ngắn hạn trong vài ba ngày thì kể ra cũng chưa đủ. Còn các bệnh mãn tính muốn kết quả được mỹ mãn thì phải qua một thời kì nhịn ăn khá dài mới đạt. Dĩ nhiên với người bệnh suy nhược thì phải nhịn ăn làm nhiều đợt ngắn hạn.
16. Nhịn ăn thể trọng sẽ bị sut nhiều, đúng không?
Điều mà ta thường lo ngại đầu tiên là NHỊN ĂN làm sụt cân nhiều. Trong hai, ba ngày đầu, cơ thể sụt đến 1-2 kilo trong một ngày, nhưng những ngày sau thì sự sụt cân chậm lại, có ngày chỉ mât độ 120g đến 250g, theo tài liệu nghiên cứu của A.H.Baculep (Liên Xô) và những trường hợp theo dõi của chúng tôi cũng tương tư như vậy.
Sự sụt cân này, không phải vì tiêu hao thịt mà chủ yếu là do thực phẩm và phân trong dạ dày – ruột được thải ra mà không được thay thế. Ngoài ra còn nhiều yếu tố chi phối sự sụt cân của người nhịn ăn để chữa bệnh như những người béo thường mất nhiều mỡ hơn những người gầy; đàn bà tương đối chậm sụt cân hơn đàn ông vì sự biến dưỡng thấp hơn; những người tính nóng nảy, đa cảm sụt cân nhanh hơn những người điềm đạm, bình tĩnh; nghỉ ngơi thoải mái chậm sụt cân hơn hoạt động nhiều và căng thẳng thần kinh; uống nước nhiều trong lúc nhịn ăn thì thấy không sụt cân mấy, thậm chí lại lên cân vì các mô chứa giữ một số nước. Như vậy sụt cân nhanh trong NHỊN ĂN biểu thị một tình trạng suy nhược các mô (những người thịt mềm, nhão sụt cân nhanh hơn những người thịt cứng chắc), nói cách khác là có sự tương quan giữa tình trạng các mô và sự sụt cân.
17. Sụt cân nhanh và nhiều như vậy, có nguy hại gì đến cơ thể không?
Nhiều tài liệu viết về NHỊN ĂN chữa bệnh đều nêu: một người chưa mất quá 40% số cân trung bình thì chưa nguy hại gì đến cơ thể. Trong thực tế chúng tôi thấy nhiều người bệnh, đặc biệt ở bệnh béo phì, còn sụt nhiều hơn thế nữa, chẵng những không nguy hại mà còn thấy tăng sức.
Sụt cân trong NHỊN ĂN là biểu hiện sự mềm mại, dẻo dai của các tế bào, người bệnh trong khi NHỊN ĂN mà sụt cân ít, gầy một cách khó khăn là người dễ mắc chứng ngạnh hóa các tổ chức trong cơ thể, một dấu hiệu đặc biệt của sự già cỗi, các cơ quan không còn khả năng làm non trẻ lại được nữa. Như vậy không có gì đáng lo ngại mà phải thấy sự sụt cân trong nhịn ăn là điều cần thiết cho sự hồi phục, nhất là bệnh cấp tính. Ta lưu ý theo dõi người mắc bệnh thương hàn mà càng cho ăn uống nhiều lại càng sụt cân và mất sức nhanh chóng, nguy hại hơn là mắc bệnh thương hàn mà nhịn ăn.
18. THỜI GIAN BAO LÂU MỚI LẤY LẠI ĐƯỢC TRỌNG LƯỢNG CƠ THỂ?
Ta yên tâm là trong thời gian hồi phục, trọng lượng cơ thể tăng nhanh hơn so với khi nó giảm trong quá trình NHỊN ĂN. Sau một thời gian ăn lại bằng thời gian NHỊN ĂN, người bệnh thường tăng cân nhiều hơn trọng lượng trước khi NHỊN ĂN từ 10-15%. Và xin lưu ý rằng không có hiện tượng loạn dinh dưỡng xảy ra trong NHỊN ĂN chữa bệnh như trong NHỊN ĂN BẮT BUỘC.
19. CÓ ĐÚNG NHỊN ĂN LÀM MẤT MÁU VÀ THIẾU CHẤT BỔ PHẢI KHÔNG?
Nhiều người cho rằng NHỊN ĂN sẽ bị mất máu và thiếu chất bổ nhưng thực tế thì ngược lại, bác sĩ Weger thuật lại một trong những trường hợp thiếu máu nhờ NHỊN ĂN 12 ngày mà máu được cải tạo, hồng huyết cầu từ 1.500.000 đến 3.200.000, sắc tố máu từ 55% đến 85%. Bác sĩ Kabagliati bằng công trình nghiên cứu đã xác định rằng: “Tác dụng đầu tiên của phương pháp NHỊN ĂN là tăng thêm số hồng huyết cầu, chỉ trừ khi nhịn ăn đến giai đoạn ĐÓI ĂN, số hồng huyết cầu mới bị giảm xuống”.
Còn NHỊN ĂN làm thiếu chất bổ thì chuyên gia Macfacden phúc trình một vụ nhịn ăn 90 ngày trong đó có 9 người nhịn ăn 94 ngày để đình công phản đối ở Cork mà không một người nào có triệu chứng bị thiếu chất bổ cả. Trái lại tình trạng này xảy ra rất nhanh trong những trường hợp chỉ cho ăn độc nhất một món đường tinh chế trắng hoặc gạo sát thật trắng, hoặc một chất đạm hay thực phẩm thiếu chất khoáng. Những thức ăn khiếm khuyết này, muốn được đồng hóa đã thu hút quá nhiều những chất dự trữ nào đó trong cơ thể làm cho những chất đó hao mòn, suy kiệt nhanh chóng gây nên sự mất quân bình trầm trọng về mọi mặt lý, hóa, sinh… Trong khi đó, cơ thể không tồn trữ những chất cần thiết để bù đắp cho sự thiếu tốn chất bổ, tạo ra do các thức ăn đã biến tính.
Còn tình trạng nhịn ăn của cơ thể thì khác, nó tự kiểm soát dễ dàng sự phân phối và tiêu dùng các chất dự trữ, loại nào đáng dùng trước thì dùng trước, loại nào đáng bảo tồn, dự phòng thì giữ lại, loại nào cần chia cho cơ quan này hay cơ quan khác thì phân phối lại cho thích hợp. Nhờ vậy, sự quân bình lý hóa sinh được thành lập, bệnh thiếu chất bổ dưỡng cũng như thiếu máu không thể phát sinh và không một cơ quan nào bị tổn thương.
Ăn uống thiếu quân bình thì không phải chỉ những người trong tai nạn đói kém mới bị bệnh hoại huyết, suy dinh dưỡng, thiếu chất bổ mà cả những người ăn uống quá mức, ăn nhiều đường, kẹo, nước ngọt, cơm gạo sát trắng, v..v…. cũng không tránh khỏi chứng bệnh trên. Ta đừng lầm lẫn kết quả tốt đẹp của phương pháp NHỊN ĂN và hậu quả tai hại của những lối ăn uống khiếm khuyết, thiếu quân bình.
20. CÓ PHẢI NHỊN ĂN GÂY SUY NHƯỢC LÀM YẾU SỨC CHỐNG ĐỠ CỦA CƠ THỂ, NÊN DỄ MẮC NHIỀU BỆNH KHÁC, NHẤT LÀ BỆNH LAO?
Ta hãy tham khảo công trình nghiên cứu thực nghiệm sau đây của bác sĩ Roger và Josue để chứng minh. Hai ông chọn hai nhóm thỏ, một nhóm cho ăn uống bình thường, một nhóm để nhịn ăn hoàn toàn từ 5-7 ngày rồi cho ăn bình thường trở lại từ 2-11 ngày. Kết quả cho thấy nhóm thỏ nhịn ăn đã tự tạo ra một sức miễn dịch phi thường, đã chịu đựng dễ dàng một lượng vi trùng tiêm vào mình, chúng đủ sức giết một cách nhanh chóng số thỏ không nhịn ăn.
Còn nghiên cứu thực tế trên người bệnh thì bác sĩ Dubei đã áp dụng phương pháp NHỊN ĂN dài ngày trong những bệnh gây sốt như cúm, sưng phổi, sốt rét, các bệnh gây độc do liên cầu khuẩn, nhận thấy những người bệnh ấy bao giờ cũng được chóng bình phục và nhất là tỷ lệ tử vong những trường hợp nặng lại rất thấp so với cách chữa dùng thuốc của bác sĩ đồng nghiệp.
Chúng tôi cũng có theo dõi chăm sóc một số bệnh dị ứng, nổi mẫn toàn thân do nhiều nguyên nhân bằng NHỊN ĂN thì thấy không những khỏi nhanh lại ít bị tái phát trừ những trường hợp khi ăn trở lai không theo đúng quy định, hơn hẳn số mà chúng tôi chữa bằng thuốc. Chúng tôi chưa từng gặp một trường hợp nào trong quá trình nhịn ăn mà mắc thêm bệnh khác. Ngược lại, NHỊN ĂN không riêng để chữa một bệnh chính của người bệnh yêu cầu mà còn giải quyết những chứng bệnh khác kèm theo, kể cả bệnh lao mà nhiều người e ngại trước phương pháp nhịn ăn. Thực ra sự gầy còm trong bệnh lao đâu phải là nguyên nhân của bệnh mà là hậu quả của bệnh ấy. Chúng tôi thống nhất nhận định của bác sĩ Geo.S.Weger là: “Trong không biết bao nhiêu trường hợp NHỊN ĂN mà tôi chăm sóc, không thấy một trường hợp nào vì nhịn ăn sụt cân mà sinh ra bệnh lao, trái lại được thấy nhiều người mắc bệnh lao chữa lành nhờ NHỊN ĂN, rồi sau đó ăn uống hợp lý”.
21. CÓ TRƯỜNG HỢP NÀO CHẾT TRONG KHI NHỊN ĂN KHÔNG?
Chỉ có đói ăn mới chết (gọi là chết đói) còn sự thật không ai chết trong khi nhịn ăn (sự khác nhau đã giải đáp trong câu hỏi 3). Trong thực tế, qua nhiều năm áp dụng phương pháp NHỊN ĂN chữa hàng trăm người với nhiều loại bệnh khác nhau và phần lớn không phải bệnh vừa mắc mà hầu hết đến với phương pháp NHỊN ĂN khi thân hình đã tiều tụy, sức lực đã tàn tạ sau khi dùng không biết bao nhiêu loại thuốc men, chịu bao nhiêu lần mổ xẽ, nhiều trường hợp hầu như tuyệt vọng, chúng tôi cũng chưa gặp người nào chết trong khi nhịn ăn để chữa bệnh, trong đó có trường hợp ung thư vú, nhịn ăn 28 ngày, u phổi nhịn ăn 40 ngày, v..v… Bác sĩ S.Lief viết trong tạp chí “Health for all” như sau: “ Trong hàng ngàn trường hợp mà tôi chữa bằng phương pháp NHỊN ĂN trong 18 năm trời, tôi chưa hề gặp một trường hợp nào mà người ta chết vì NHỊN ĂN”. Tài liệu của bác sĩ Tilden viết: “Người ta có thể nói một cách chắc chắn rằng khi có một người nào đó chết trong thời gian NHỊN ĂN thì cái chết đó nhất định phải gây ra do căn bệnh người ấy đã mắc phải từ trước mà thời hạn nhịn ăn cần thiết là chưa đủ để kịp trị liệu”. Qua nhiều công trình nghiên cứu cũng như tổng hợp những kết quả và kinh nghiệm thực tế, có tài liệu đã khẳng định “trong hàng vạn cuộc nhịn ăn không giống nhau từ vài ngày đến 90 ngày, có trường hợp nhịn tới 132 ngày như Muni Sri Miarilji, một tín đồ của đạo Jain, không có cái chết nào có thể quy trách nhiệm cho sự NHỊN ĂN. Những trường hợp bị bệnh rồi nhịn ăn mà chết thì ta có thể nói quả quyết rằng tình trạng của người ấy nếu có ăn những thứ hết sức béo bổ và uống thuốc chi đi nữa, người ấy vẫn chết mà còn chết sớm hơn nhiều.
22. NHỊN ĂN ĐÃ ĐEM LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO CƠ THỂ?
Ngoài hiệu quả chữa bệnh, NHỊN ĂN còn đem lại lợi ích chung cho cơ thể là: đổi mới tế bào, phục hồi sinh khí và cải thiện thần kinh, tăng cường sức mạnh.
23. BIỂU HIỆN ĐỔI MỚI TẾ BÀO TRONG NHỊN ĂN NHƯ THẾ NÀO?
Nghiên cứu các hiện tượng về tổ chức học sau thời gian NHỊN ĂN, người ta không thấy có một sự hư biến nào ở các mô, trừ khi cơ thể lâm vào tình trạng ĐÓI ĂN. Nhưng người nhịn ăn đều công nhận rằng cơ thể và nghị lực của họ đều được đổi mới: da dẻ non trẻ trông thấy, những mụn nhọt, lang ben, bớt… đều biến mất để lại một làn da tươi mát, mịn màng. Bác sĩ Kunde kết luận: “ Khi cơ thể giảm sút 45% số cân so với trước khi nhịn ăn sau đó ăn trở lại, nó sẽ thu hồ đầy đủ, như vậy là gần ½ cơ thể phục hồi gồm toàn nguyên sinh chất mới thì lẽ tất nhiên sẽ có sự trẻ trung lại rõ ràng. Nhưng kết quả các cuộc thí nghiệm nuôi các mô của Weismann cũng chứng tỏ rằng khi NHỊN ĂN thì những độc tố được bài tiết, cơ thể thanh lọc, khí huyết non trẻ lại, cơ quan đổi mới, giác quan cải thiện, sự tiêu hóa và đồng hóa được tăng cường, các thứ thừa thải, bệnh hoạn, hư hỏng trong người được loại trừ rồi thay thế; tất cả những hiện tượng đó là sự chuẩn bị cho một sinh lực mới, các tế bào, các mô trở lại điều kiện của tuổi trẻ.
24. PHỤC HỒI SINH KHÍ TRONG NHỊN ĂN THỂ HIỆN RA SAO?
Những khảo nghiệm trên người cũng như trên súc vật tại phòng thí nghiệm sinh vật của trường đại học Chicago đều chứng minh rằng một cuộc NHỊN ĂN từ 30-40 ngày gây ra sự tăng cường thường xuyên về biến dưỡng từ 5-6%. Nhờ đó sinh khí được phục hồi, làm trẻ người lại, kể cả vấn đề tình dục. Bác sĩ Shelton nêu lại rất nhiều trường hợp do chính ông chăm sóc. Ví dụ: Một người đàn ông trung niên bị bất lực đã nhiều năm, sau 31 ngày nhịn ăn đã phục hồi dưỡng lực một cách nhanh chóng ngoài ước muốn. Hai người đàn bà lấy chồng đã lâu năm mà không có con, chỉ sau kì nhịn ăn, người thì nhịn 40 ngày, người chỉ nhịn 10 ngày đều đã thụ thai. Những đứa con sinh ra rất bụ bẫm, khỏe mạnh và chóng lớn. Một trong các bác sĩ chăm sóc thánh Gandhi trong khi tuyệt thực ngày 18-5-1933 kể lại rằng trong ngày nhịn ăn thứ 10, về phương diện sinh lý nhà lãnh tụ Ấn độ mạnh khỏe như người 40 tuổi, mặc dù năm ấy người đã ngoài 60 tuổi. Gần đây trong năm 1984, chúng tôi cũng theo dõi một trường hợp bệnh nhân Nguyễn Hữu H. 72 tuổi, sau khi nhịn ăn 13 ngày để trị khối u ở dạ dày, chẳng những khối u không còn mà từ đó lại xuất hiện phục hồi dương lực (cường dương trở lại).
Những thể hiện trên đây chứng minh đầy đủ sự phục hồi sinh khí trong NHỊN ĂN.
25. NHỜ ĐÂU MÀ TRONG NHỊN ĂN TÂM THẦN, THẦN KINH ĐƯỢC CẢI THIỆN?
Việc cải thiện tinh thần trong NHỊN ĂN phải nó rằng phần lớn là hờ sự tẩy sạch các độc tố của não. Nhưng lượng máu và năng lực tinh thần đáng lẽ phải dùng trong việc tiêu hóa thì khi nhịn ăn được sung dụng đến bộ não để suy tư. Ngoài ra, còn tăng thêm khả năng kiểm soát và kiềm chế các say mê dục vọng. Bác sĩ Shelton, Carrington đã chữa lành không biết bao nhiêu trường hợp về bệnh thần kinh tâm thần.
Năm 1983, chúng tôi theo dõi một trường hợp bệnh nhân Hà Văn H. 42 tuổi bị ung thư võm họng giai đoạn cuối. Trong 26 ngày nhịn ăn, bệnh nhân đã viết 3 truyện ngắn trong đó có 2 truyện được đăng trong Tạp chí Văn nghệ Quân đội, và vừa sáng tác vừa ghi lại trên 76 bài thơ, trong đó có những bài anh làm thời học sinh. Đúng như nhận định của bác sĩ Levanzin: “Trong thời kì NHỊN ĂN sức mạnh về thể chất đã không mất mà năng lực tinh thần lại tăng cường một cách phi thường, trí tưởng tượng thì cực kì phong phú và trí nhớ phát triển một cách lạ lùng”.
26. CÁC GIÁC QUAN CÓ ĐƯỢC CẢI THIỆN KHÔNG?
Trong thời gian nhịn ăn, các giác quan đều được cải thiện hơn: mắt sáng ra, vị giác tinh tế hơn, xúc giác nhạy bén hơn, khứu giác trở nên nhạy cảm, mũi có thể ngửi thấy mùi vị mà trước kia không ngửi thấy được. Riêng thính giác thường thường có kết quả rõ ràng hơn cả, có lẽ một phần do tình trạng thần kinh, một phần nhờ các bộ phận trong tai được tẩy sạch. Như vậy, có thể nói NHỊN ĂN là phương pháp thuận thiên nhiên vốn sẵn có. Nó tống khứ các chất thừa thải và cặn bã ra khi cơ thể tăng thêm sinh khí cho thần kinh hệ nên đã cải tạo một cách hiệu quả các giác quan đã suy yếu vì bệnh tật, tuổi tác, vì bị đầu độc bởi các thức ăn tinh chế nhờ hóa chất mất tính thiên nhiên không phù hợp với cơ thể con người.
27. NHỊN ĂN MÀ LẠI TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH, CÓ THỰC THẾ KHÔNG?
Ở đây ta phải quan niệm sức mạnh là thế nào? Sức mạnh là sự hợp tác của bắp thịt, của thần kinh và sự tinh sạch của máu. Ta cũng nên lưu ý đến sự khác nhau giữa cảm giác yếu đuối với sự suy nhược thật sự về sinh lực, đồng thời biết phân biệt sức mạnh thực sự với cảm tưởng nghĩ rằng mình mạnh thì mới thấy hết được hiệu quả của phương pháp NHỊN ĂN. Nêu một trường hợp trong năm 1983, bệnh nhân Trần Thị L. 36 tuổi, đến với chúng tôi với 6 chứng bệnh (viêm loét hành tá tràng, sa dạ dày, viêm túi mật, viêm mũi dị ứng, đau thần kinh tọa và trĩ hậu môn), đã chữa nhiều lần ở nhiều nơi bằng nhiều thứ thuốc đông, tây y nhưng không thuyên giảm. Cơ thể mệt mỏi, trong trạng thái buồn phiền, ngán ngẩm về bệnh tật. Sau 3 ngày thực hiện phương pháp NHỊN ĂN, nằm dài không muốn hoạt động, kể cả ngồi dậy cầm chén nước uống cũng khó khăn; nhưng rồi sức mạnh được tăng cường từng ngày. Nhịn ăn đến ngày thứ 19 thì bệnh nhân lên xuống cầu thang nhà 4 lầu, tập thể dục và đi dạo quanh bệnh viện cả buổi sớm lẫn chiều. Cũng tương tự như trường hợp của bác sĩ Shelton kể lại chuyện một người bệnh ông tà chúa, lúc mới đến phải bế để leo lên cầu thang, sau khi nhịn ăn thì sức khỏe hồi phục dần, đến ngày thứ 18 thì chạy lên chạy xuống cầu thang một cách dễ dàng. Bác sĩ Mofacden thuật lại một trong nhiều trường hợp ông ta chăm sóc: “một hôm người ta khiêng đến cho tôi một người đàn bà quá ư liệt nhược đến nỗi không đi được nữa vì trước đó ăn uống bừa bãi. Ngoài ra còn theo đơn của một bác sĩ cho bà ta ăn uống đủ thức béo bổ, đủ thứ thuốc men, nhung bà ta càng ngày càng yếu thêm. Đến khi áp dung phương pháp NHỊN ĂN, bà ta quá đỗi ngạc nhiên khi thấy sức khỏe mỗi ngày một tăng tiến”. Gần đây, đàu năm 1988, chúng tôi theo dõi 38 bệnh nhân chữa bệnh bằng phương pháp NHỊN ĂN, trong đó có 20 trường hợp ung thư, giai đoạn II và III. Người nhịn ăn ít nhất là 7 ngày, nhiều nhất là 28 ngày, chúng tôi càng thấy rõ không những việc cải thiện tinh thần mà cả tăng cường sức mạnh của phương pháp NHỊN ĂN. Đúng như bác sĩ Tilden đã nhận định: “ Phần đông người ta thường nghĩ rằng ăn mới đem lại sức mạnh và không mấy ai hiểu rằng ngừng ăn mới cho sức mạnh”. Mới nghe qua thì dường như trái ngược, khó hiểu, không thể chấp nhận được đối với những ai chưa hề áp dụng phương pháp này, còn thực tế thì người bệnh luôn luôn được thêm sức trong lúc NHỊN ĂN. Liên tưởng đến bản thân, hằng năm thường nhịn 1 đến 2 đợt 7 ngày để củng cố, tăng cường sức khỏe với tuổi ngoài 60 và mỗi khi vì một lý do nào đó, có thể cảm thấy khó chịu, uể oải, chúng tôi đều áp dụng NHỊN ĂN ngắn ngày, càng thấy nhận định trên là hoàn toàn chính xác. Sau mỗi đợt nhịn như vậy, người thấy dễ chịu và khỏe ra.
28. DỰA TRÊN CƠ SỞ NÀO MÀ NHỊN ĂN LẠI TIÊU TAN ĐƯỢC U BƯỚU KHÔNG PHẢI GIẢI PHẪU?
Dựa trên kết quả thực tế là nhiều người sau thời gian nhịn ăn, u bướu đã tiêu tan không phải giải phẫu (xem phần kết quả). Còn trên lý thuyết, dựa theo cơ chế “tự phân”. Tự phân là trạng thài tiêu hóa hay phân hóa các tế bào nhờ các enzym ở ngay trong tế bào. Đó là một quá trình tự tiêu hóa, nội bào tiêu hóa. Ví dụ: sự thu nhỏ tuyến vú sau thời kì cho con bú, sự tiêu lượng nước vàng trong phổi khi bị sưng phổi, v.v… Các nhà sinh vật học đều công nhận rằng các cơ cấu sinh trường bất thường như u bướu, ung nhọt, v..v… tất nhiên không cần thiết cho sinh mạng bằng các mô bình thường, vì vậy chúng dễ bị hủy hoại hơn nhiều. Trên phương diện sinh lý, ta cũng thấy chúng dễ bị phân hóa vì nó không có một liên hệ mật thiết gì với cơ thể, nó không đầy đủ cơ cấu tổ chức về hệ thần kinh và khí huyết. Chính sự thiếu sót này làm cho chúng dễ bị phân hóa và cũng là giải quyết thắc mắc về sự tự phân làm tiêu hóa chúng, kể cả những tạp trùng có hại cho cơ thể như gian, sán, v.v… Đồng thời nêu lên ưu điểm của sự phân hóa các u bướu trong phương pháp NHỊN ĂN so với việc giải phẫu. Giải phẫu ít nhiều không tránh khỏi đau đớn, và bao giờ cũng giảm sinh lực, làm suy yếu về biên dưỡng, là nguyên nhân của ung bướu dễ tái phát dưới một hình thức độc hại hơn. Còn tự phân trong NHỊN ĂN không đau đớn, là một quy trình sinh lý, bình thường hóa sự biến dưỡng, đào thải các độc tố tích tụ, giúp sự tiêu tan các u bướu, là một hình thức giải phẫu không cần dao mà lại rất hiếm xảy ra tái phát. Nếu có một u bướu nào có chiều hướng làm độc thì sự NHỊN ĂN ngăn trở sự thành hình.
29. CÓ NHỮNG BIỂU HIỆN GÌ THƯỜNG GẶP TRONG NHỊN ĂN?
Những biểu hiện gì thường gặp trong NHỊN ĂN là cảm giác đói, thèm ăn, ít ngủ, cảm giác lạnh, hoặc sốt.
30. TRONG KHI NHỊN ĂN, CẢM GIÁC ĐÓI BỤNG, THÈM ĂN NHẤT THƯỜNG XẢY RA LÚC NÀO VÀ CÓ CÁCH NÀO LÀM LẮNG DỊU CẢM GIÁC ĐÓI BỤNG ĐÓ?
Cảm giác đói, thèm ăn, nhất là 2, 3 ngày đầu nhịn ăn, đặc biệt ở nhiều người “háu đói” thường than vãn là xót xa trong dạ dày, bủn rủn trong người, đau bụng, sôi bụng, buồn nôn nhức đầu, mặt mày choáng váng, chân tay rời rã và nhiều cảm giác bệnh hoạn khác. Bác sĩ Claunch đã khảo cứu: đó chỉ là sự đói, thiếu ăn giả tạo, ảo tưởng thuộc về tâm lý hoặc những cảm giác do sự kích thích gây nên. Cơ thể làm lắng dịu cảm giác đói bụng đó bằng nhiều cách: rửa ruột, uống nước, đắp nóng bụng trên, xoa nhẹ trên bụng… hoặc người bệnh kiên nhẫn, nhịn ăn tiếp thì những hiện tượng khó chịu kia sẽ tự hết, không cần phải làm gì cả. Ta cũng cần phân biệt: khi người ta đói thì chỉ có cảm giác đói là chính, chứ không có kèm theo một triệu chứng gì khác, đó là sự đói bụng thật; còn khi đói mà người cảm thấy đau đớn, khó chịu, dày vò thì đó là một sự đói bụng giả của người bệnh khi nhịn ăn. Và khi một người bệnh bỏ một bữa ăn thì họ cảm thấy mệt trước khi thấy đói, còn một người khỏe thì trái lại, họ cảm thấy đói trước khi cảm thấy mệt.
31. NGƯỜI NHỊN ĂN THƯỜNG NGỦ ÍT, TẠI SAO?
Thông thường người NHỊN ĂN ít khi ngủ được 3,4 giờ trong 24 giờ và là điều gây cho người ta lo ngại. Nguyên nhân chính của sự ít ngủ đó là: sự căng thẳng thần kinh và máu tuần hoàn không được điều hoà nên bàn chân thường bị lạnh gây khó ngủ. Nhưng không tác hại, cụ thể là không thấy mệt nhọc hoặc khó chịu do sự thiếu ngủ. Nhịn ăn ngủ ít, nhưng giấc ngủ rất sâu, rất ngon nên thực ra họ ngủ rất nhiều mà không ngờ tới. Vì NHỊN ĂN cũng là phương thuốc hay để chữa bệnh mất ngủ. Cũng có thể khắc phục bằng cách nằm thư giãn, nhắm mắt, nhìn vào khoảng giữa hai đầu lông mày, nhịp nhàng đếm hơi thở qua bụng từ 1-12, rồi lại từ 1-11, 1-10, rút dần từ 1-2, đến 1 đồng thời dùng một bình, hoặc chai nước nóng áp vào hai bàn chân là ngủ lúc nào không biết.
32. VÌ SAO NGƯỜI NHỊN ĂN LẠI CẢM THẤY LẠNH RÉT, CÓ NHIỀU NGƯỜI THÂN NHIỆT LẠI TĂNG (BỊ SỐT)?
Nhiệt độ của người nhịn ăn mặc dù vẫn giữ mức bình thường trong thời gian nhịn ăn hoặc có tăng lên đi nữa, họ thường cảm thấy lạnh rét dưới một khí hậu mà thường ngày họ cho là dễ chịu. Cảm giác lạnh này là do sự tuần hoàn của máu ở ngoài da giảm bớt, nói một cách khác là một sự thiếu máu tạm thời ở ngoài da. Khắc phục bằng xoa trên da hoặc chườm túi nước nóng tạo điều kiện cho tuần hoàn máu được tăng lên. Nên lưu ý tránh nằm nơi gió lùa.
Còn trong rất nhiều trường hợp, nhất là những người ăn uống nhiều thường xảy ra cơn sốt (gọi là cơn sốt vì đói) lúc mới bắt đầu nhịn ăn, nhiệt độ tăng lên chút ít có thể kéo dài từ một vài ngày hoặc nhiều ngày. Đây là một triệu chứng có tính cách chữa bệnh, cải tạo sức khỏe con người, không có gì lo ngại. Lúc này mà dùng thuốc hạ sốt mới đáng lo ngại.
33. CÓ CÒN NHỮNG BIỂU HIỆN GÌ ÍT GẶP, NHƯNG CŨNG CÓ THỂ XẢY RA LÀ NGƯỜI NHỊN ĂN KHÓ CHỊU KHÔNG?
Ngoài những biểu hiện thường gặp như trên đây vừa nêu, người nhịn ăn đôi khi còn có thể thấy những biểu hiện sau đây:
– Khạc nhổ. Người NHỊN ĂN thì đờm nhớt tiết ra nhiều, phải khạc nhổ luôn mồm trong nhiều hôm, có khi vì đó là làm cho người bệnh mất ngủ.
– Sổ nước mũi, nhức vùng xoang hoặc đau họng. Do các chất nhày tiết ra. Trong các bệnh mãn tính, sữ bài tiết các chất nhày được tăng lên trong mấy ngày đầu nhịn ăn, ở cả âm hộ tử cung (đàn bàn khí hư, bạch trọc trong thời gian này) và ở ruột già tiết ra như bị tiêu chảy, đó là một đòi hỏi cần thiết của cơ thể để thanh lọc kể cả bộ máy tiêu hóa.
– Nổi mẫn đỏ ngoài da, mình mẩy đau mỏi. Có người cảm thấy đau ở lưng, ở hông mà cũng có người thấy tay chân nhức mỏi, đặc biệt ở các khớp xương rất khó chịu thường về đêm, nhưng ít khi kéo dài quá vài ba ngày.
– Buồn nôn. Có trường hợp ngườ bệnh buồn nôn và ọe mữa liên miên 5-7 ngày và sau đó lại bị nấc cục. Đây là một quá trình của sự thanh lọc cơ thể bằng cách bài tiết chất mật xanh mật vàng và nhầy nhớt trong dạ dày, nhưng qua những biểu hiện đó thì trở nên tươi tỉnh, khỏe khoắn hơn trước nhiều. Những trường hợp có phản ứng dữ dội như vậy thường xảy ra ở bệnh mãn tính. Nhưng cũng có người vì thói quen dạ dày đột ngột không nhận thức ăn nữa nên gây ra hạ áp lực trong dạ dày và tạo ra cảm giác buồn nôn. Sự nôn mữa có thể xảy ra lúc mới bắt đầu nhịn ăn mà cũng có khi NHỊN ĂN đã 20, 30 ngày. Lưu ý không nên chấm dứt sự nhịn ăn trong lúc đang bị nôn mửa, không phải là điều hay mà còn tai hại. Cần nhẫn nại và tin tưởng vào bản năng tự điều hòa sẵn có của con người, nó sẽ tự hoàn thành công việc cải tạo sinh lực của nó.
– Đầy hơi, đau vùng dạ dày. Trên thực tế chẳng mấy khi trong ruột người nhịn ăn có một số hơi quan trọng, mà do có phản xạ của thần kinh dinh dưỡng nên có sự tăng áp lực trong ống tiêu hóa làm người ta có cảm giác đầy hơi, đau trong bụng. Nhưng cũng có trường hợp đau đớn ở dạ dày trong bệnh thừa chất chua hoặc bệnh viêm loét dạ dày thì sự đau đớn này sẽ tăng lên trong 3, 4 ngày đầu nhịn ăn, thậm chí có khi đại tiện ra phân đen.
– Co bóp ruột và tử cung. Co thắt ruột có thể xảy ra do sự di chuyển của phân hoặc do hơi ở trong ruột, dưới sự kiểm soát nhu động của thần kinh dinh dưỡng. Còn co thắt ở tử cung thì rất hiếm, chỉ thường xảy ra ở những người bị bệnh vàng huyết tử cung hoặc giả cũng là sự đào thải khỏi tử cung những chất nhầy nhớt tích lũy trong đó.
– Nhức đầu. Biểu hiện này không phải người NHỊN ĂN no cũng bị mà thường xảy ra ở những người nghiện rượu, cà phê, chè, thuốc và ăn các thức ăn, uống các dược liệu kích thích. Đây chỉ là một sự điều chỉnh thần kinh, không có gì nguy hại cải.
– Chóng mặt. Chóng mặt, choáng váng hay gặp lúc mới bắt đầu NHỊN ĂN, thường là do máu huyết ở não dồn xuống quá cấp bách. Người nhịn ăn trong lúc hoạt động, nhất là lúc đang nằm muốn ngồi dậy cử chỉ nên khoan thai thì ít khi mắc phải chứng này.
– Ngất xỉu. Biểu hiện này có thể xảy ra trong một hai ngày đầu nhịn ăn, nhưng rất hiếm. Đó là một điều bình thường không có gì lo sợ phải cuống quít. Cứ để yên người bệnh nằm ngay thẳng ở chỗ thoáng khí và mở áo quần cho rộng rãi, thư thái trong chốc lát là sẽ tỉnh. Nên nhớ : người bị ngất xỉu cần sự nghỉ ngơi chứ không cần đến sự kích động.
34. TRONG KHI NHỊN ĂN CẦN LƯU Ý THEO DÕI NHỮNG BIỂU HIỆN GÌ ?
Những biểu hiện chính cần lưu ý theo dõi là sự diễn biến về tim mạch và nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt). Cũng có thể quan sát thêm sự thay đổi của lưỡi và hơi thở để kết hợp xác định sự thèm ăn trở lại và chấm dứt đợt NHỊN ĂN.
Nói chung thì nhịp tim đập đều, mạch tương quan với hoạt động của cơ thể. Nếu có những hiện tượng tim đập nhanh hoặc chậm là một quá trình điều chỉnh, sửa chữa, bồi dưỡng có ích lợi cho cơ thể người bệnh, chứ không phải là một sự loạn động của tim do tình trạng suy nhược gây nên bởi NHỊN ĂN như nhiều người thường nghĩ lầm. Cũng có thể gặp những trường hợp nhịp tim rất thấp ở những người bệnh trước đó thường dùng các chất kích thích hoặc hưng phấn. Các chất này khi bị thiếu hẳn thì gây ra tình trạng trì trệ các hoạt động của cơ thể. Còn mạch thì thông thường tăng bất chợt, có khi đập tới 120 nhịp mỗi phút, lúc bắt đầu nhịn ăn rồi hạ dần; nhưng cũng có lúc lại sụt xuống 50 nhịp, dao động như vậy độ một hai ngày sẽ trở về bình thường 60-70 nhịp cho đến khi ăn trở lại. Huyết áp nhìn chung ở giới hạn trung bình hoặc thấp hơn chút ít. Với người huyết áp cao thì sẽ hạ dần và người huyết áp thấp thì sẽ tăng lên ở chỉ số trung bình. Nhiệt độ… Theo dõi thân nhiệt trong thời kỳ nhịn ăn, ta càng thấy rõ bản năng điều hòa của con người. Phần lớn những người mắc bệnh mạn tính, nhịn ăn, thân nhiệt hầu như giữ mức trung bình, còn những người mắc bệnh cấp tính thì thân nhiệt lại sụt xuống và ở những người thường ngày có thân nhiệt dưới mức trung bình thì lại tăng lên. Đặc biệt khi một người lên cơn sốt mà nhịn ăn thì nhiệt độ của họ không bao giờ lên cao như lúc họ có ăn uống. Điều chắc chắn là nhiệt độ trở lại mức trung bình nếu họ tiếp tục nhịn ăn. Nhưng cũng có trường hợp, trong thời gian dài nhịn ăn, thân nhiệt vẫn giữ mức trung bình, bỗng nhiên nhiệt độ sụt xuống, ta nên lưu ý đề phòng trường hợp có thể đi từ giai đoạn NHỊN ĂN chuyển qua giai đoạn ĐÓI ĂN do hết các chất dự trữ trong người. Trong trường hợp này ta cho ngưng việc nhịn ăn và sưởi ấm cho người bệnh bằng hơi ấm hoặc bình nước nóng thì không hề có hậu quả tai hại gì cho người bệnh cả.
Về thân nhiệt, có tài liệu nêu rằng hiện tượng nhiệt độ người bệnh từ chỗ sốt trở lại mức trung bình cũng như từ chỗ lạnh tăng lên mức trung bình là giới hạn ta nên ngưng lại sự nhịn ăn vì đó là một minh chứng thể hiện NHỊN ĂN là một quá trình thiên nhiên đưa con người từ chỗ mất quân bình đến chỗ quân bình cho sức khỏe. Điều này, theo chúng tôi, cơ thể phù hợp với những chứng bệnh ít tác động chủ yếu đến thân nhiệt (cảm sốt, cảm lạnh, suy nhược cơ thể, viêm nhiễm, v.v..), còn những chứng bệnh ít tác động đến thân nhiệt thì cần phải nghiên cứu tiếp. Vì có nhiều người bệnh, thân nhiệt vẫn giữ mức trung bình mà bệnh chưa ổn định, ta chưa thể ngưng lại sự NHỊN ĂN.
Ngoài ra ta có thể quan sát theo dõi thêm về lưỡi và hơi thở. Có thể càng nhiều cặn bã, độc tố thì lưỡi càng đóng bợn nhờ và hơi thở càng nặng mùi nhiều. Cũng như những biểu hiện: nước đái đục, vàng xẫm, có khi đỏ, mùi khai khú; đại tiện phân đen, có khi lẫn máu, mùi thối khẳm. Tất cả đều bơt dần khi cơ thể được thanh lọc sạch sẽ hơn và cũng chỉ trở thành sạch sẽ dịu mùi khi sự thèm ăn trở lại.
35. NHỮNG TRƯỜNG HỢP NÀO KHÔNG ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN DÀI NGÀY
NHỊN ĂN là một phương pháp nghỉ ngơi toàn diện cho cơ thể nên trong mọi trường hợp lành mạnh hoặc bệnh tật, nó đều đem lại sự ích lợi không nhiều thì ít cho người áp dụng, ngay cả những giai đoạn cuối cùng của bệnh lao và bệnh ung thư, sự nhịn ăn tuy khó cứu vãn được sinh mạng cho người bệnh, nhưng vẫn làm giảm cho họ sự đau đớn vật vã và sống được thêm một số ngày. Nhưng phải tùy từng loại bệnh và từng người bệnh mà áp dụng NHỊN ĂN ngắn ngày hay dài ngày. Nhưng trường hợp sau đây không được áp dụng phương pháp NHỊN ĂN dài ngày:
• Những người không tin phương pháp NHỊN ĂN, lo sợ trong lúc nhịn ăn. Nhịn ăn với tâm trạng như vậy sẽ dẫn đến nguy hại.
• Những người đã đến giai đoạn suy kiệt, hư biến, cơ thể ít còn khả năng điều hòa.
• Phụ nữ thời kỳ cho con bú. Nhịn ăn trong thời kỳ này sẽ bị tắt sữa.
Tóm lại, tất cả những trường hợp trên đây, tốt hơn hết là nên ăn uống hợp lý, theo điều hòa Âm Dương cụ thể và đơn giản nhất là ăn “gạo lứt, muối vừng” làm thức ăn chính.
36. CÁCH THỰC HÀNH TỪ TRƯỚC ĐẾN TRONG VÀ SAU KHI NHỊN ĂN NHƯ THẾ NÀO?
a) Trước khi muốn áp dụng phương pháp NHỊN ĂN phải tìm hiểu nghiên cứu kỹ từng chi tiết để xây dựng một lòng tin, dựa trên cơ sở khoa học và thực tế kết quả đã được đọc, được nghe và được thấy. Có như vậy mới củng cố được tư tưởng, không xem như một trò đùa, dẫn đến coi thường vì thấy nó quá đơn giản và càng không cho đó là một thách đố mạo hiểm để rồi phát sinh lo sợ căng thẳng. Phải có quyết tâm cao và ý chí mạnh, không để sự thèm khát lôi cuốn. Bụng rỗng mà đưa một chút gì vào cũng sẽ gây sự xáo trộn mãnh liệt trong cơ thể. Tốt nhất là có thầy thuốc chuyên trị về phương pháp này hoặc người đã từng áp dụng có kinh nghiệm chăm sóc theo dõi.
Ngoài ra cũng cần chuẩn bị tư tưởng những người xung quanh, đặc biệt là những người thân. Họ không đồng tình cũng dễ gây hoang mang, dao động cho người NHỊN ĂN. Theo chúng tôi, để đảm bảo an toàn, nhất là với những người mới nhịn ăn lần đầu và đặc biệt với những người bệnh nặng cần áp dụng phương pháp NHỊN ĂN thì tốt hơn hết là được nằm điều trị ở những cơ sở chuyên khoa về môn này.
Trước khi bước vào NHỊN ĂN thì ngày đầu ăn cháo gạo lứt, ngày thứ hai giảm bớt một nửa lượng cháo, ngày thứ ba uống nước cháo loãng hoặc uống nước gạo lứt rang. Dù ăn cháo loãng hoặc uống nước gạo rang cũng đều không ăn no. Với những người không có chứng bệnh về tiêu hóa như: Viêm loét dạ dày – ruột, còn đủ sức vận động thì có thể rửa ruột không phải dùng thuốc, mà thanh lọc bằng cách uống nước muối loãng (xem phần phụ chương), không phải để ra 3 ngày chuẩn bị ăn cháo rồi mới nhịn. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, nếu được rửa ruột bằng cách này trước khi nhịn ăn thì rất tốt cho cả quá trình nhịn ăn, không nên rửa ruột trong khi nhịn ăn và cả lúc mới bắt đầu ăn trở lại, càng không nên rửa ruột bằng thuốc xổ làm suy yếu dạ dày-ruột.
b) Trong khi NHỊN ĂN. Thường tình, lần đầu tiên NHỊN ĂN sẽ có những cảm giác mới lạ chưa từng thấy bao giờ, dẫn đến những sự lo lắng không đâu, những biến động tinh thần và đôi khi cả sợ hãi nữa mà điều tối kỵ trong việc nhịn ăn là sự sợ hãi chết đói. Đã sợ hãi thì tốt nhất là chấm dứt sự nhịn ăn. Vì, chỉ riêng sự sợ hãi cũng đủ để giết người. Bởi vậy, thái độ vui tươi, tin tưởng là yếu tố hết sức quan trọng trong thời gian nhịn ăn. Nó có tính quyết định sự thành công. Ngoài ra, cần được nghỉ ngơi yên tĩnh trong không khí trong lành hơn bao giờ hết. Ban đêm cũng như ban ngày, căn phòng phải được thoáng khí, đồng thời giữ cho người nhịn ăn được ấm áp để khỏi hao tốn một cách vô ích số thức ăn dự trữ trong mình. Cảm lạnh là nguyên nhân sự khó chịu trong người, ngăn chặn sự bài tiết, gây ra buồn nôn, ọe mửa, nhức mỏi, đau đớn, v.v…Còn điều đáng lưu ý nữa là dùng nước. Nước uống cũng như nước tắm phải âm ấm bằng nhiệt độ cơ thể. Ai cũng nhận thấy là không ăn thì cũng rất ít khát. Vậy ta nên theo bản năng mà uống mỗi khi cơ thể đòi hỏi, khát thì uống, còn không thì thôi là hay hơn cả. Nước thừa trong người chẳng giúp gì sự bài tiết mà còn làm giảm sự bài tiết các chất cặn bã. Nhưng tắm rửa thì vẫn cần, tất nhiên không nên ngâm mình lâu trong nước mà nên tắm nhanh hoặc lau bằng khăn nước ấm ở nơi kín gió rất tốt.
Tóm lại, nghỉ ngơi, thanh thả thoải mái, yên tĩnh, ấm áp là những yếu tố quan hệ trong lúc nhịn ăn hơn tất cả mọi phương pháp kích thích, thúc đẩy trái tự nhiên như rửa ruột, uống thuốc xổ, tắm hơi, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, v.v… thậm chí, vấn đề hoạt động, đi lại… cũng tùy theo khả năng và ý thích của từng người, không nên ép buộc theo một quy định chung, như vậy sẽ có hại nhiều hơn phần lợi.
c) Sau khi chấm dứt NHỊN ĂN. Một dấu hiệu quan hệ chủ yếu, không thể nào thiếu được là người NHỊN ĂN thấy đói bụng và thèm ăn tự nhiên trở lại. Tất cả những biểu hiện: mạch, huyết áp, nhiệt độ… trở lại bình thường. Hơi thở thơm dịu, hết đắng miệng, lưỡi sạch (hiện tượng này không cố định, có người lưỡi sạch mà vẫn chưa thấy thèm ăn do cơ thể đã được thanh lọc sạch sẽ, nhưng thức ăn dự trữ chưa vơi. Nhưng có người thèm ăn trở lại mà lưỡi vẫn nhơ vì thức ăn dự trữ đã hết, cơ thể chưa được thanh lọc hoàn toàn), nước đái trong, phản ứng trên da và những phản ứng khác đều trở lại bình thường.
Thời gian cần thiết để ăn phục hồi tỷ lệ với thời gian của đợt nhịn ăn và tình trạng sức khỏe của người nhịn ăn. Quy trình ăn trong 7 ngày đầu như sau:
Ngày thứ 1: Cứ mỗi giờ uống 1 cốc (100-200ml) nước gạo lứt rang, tùy theo tuổi và sức.
Ngày thứ 2: Cách 2 giờ một lần, mỗi lần uống 2 cốc.
Ngày thứ 3: Cháo gạo lứt loãng nấu thật nhừ với chút muối (không ăn no)
Ngày thứ 4: Ăn như ngày thứ 3
Ngày thứ 5: Cháo gạo lứt hầm với đậu đỏ thật nhừ với chút muối, cháo hơi đặc (không ăn no)
Ngày thứ 6: Ăn như ngày thứ 5, nhưng cháo đặc.
Ngày thứ 7: Ngoài cháo nấu, như ngày thứ 6, có thể ăn thêm nước súp cà rốt, bí đỏ.
Từ ngày thứ 8 trở đi, tốt hơn hết là nên theo phương pháp ăn uống dưỡng sinh, lấy cơm gạo lứt với muối vừng làm thức ăn chính và thức ăn phụ là các loại rau củ mang nhiều dương tính; ăn cần nhai kỹ. Tránh những thức ăn tinh chế, pha hóa chất. Trên đây là cách ăn chuyển tiếp của những đợt nhịn ăn dài hạn, còn những đợt nhịn ăn ngắn hạn (5,7 bữa đến 5,7 ngày) thì thời gian thận trọng đòi hỏi ít hỏi ít hơn. Cách ăn trong thời gian chuyển tiếp tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu, thể chất và tình trạng sức khỏe từng người. Người ốm yếu nên ăn thức ăn nhẹ trong thời gian lâu hơn người khỏe mạnh; mùa lạnh nên ăn thức ăn nóng hơn mùa nắng và ngược lại v.v…
Người nhịn ăn khi ăn trở lại, thường có khuynh hướng muốn ăn nhiều, một phần vì thấy đói, vì thèm ăn, nhưng cũng vì muốn chóng lên cân, một phần do những người thân thúc đẩy ăn cho mau lại người. Và thường thích ăn lại những món ăn tai hại mà họ có thói quen ham chuộng trước kia, lấy cớ là người bệnh thèm thức gì thì thức đó phù hợp với tạng phủ của họ là điều sai lầm dẫn đến nguy hại. Trong thời kỳ này nếu ăn uống cho thỏa mãn thì rất mau lên cân, những sự bội thực sẽ dẫn đến bệnh tật hoặc sự khó chịu trong người làm giảm hiệu quả của thời kỳ nhịn ăn.
Cuối cùng, có một điều vô cùng quan trọng mà tất cả những ai muốn áp dụng phương pháp NHỊN ĂN để phòng và chữa bệnh đều phải ghi nhớ làm lòng và người nào đã qua thời kỳ NHỊN ĂN chắc hẳn đã rõ; NHỊN ĂN cứ tưởng đơn giản mà cũng phức tạp; nhưng khi chuyển sang thời kỳ ăn trở lại còn phức tạp và gay go hơn bội phần. Kết quả mỹ mãn hay không kết quả, thậm chí nguy hại đến sinh mạng là ở thời kỳ này, lý trí không thắng nổi sự ham khoái lạc của giác quan, chỉ vì tham thực mà cực thân, đã dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc và đáng trách (xem phần kết quả) .
PHẦN HAI
HIỆU QUẢ CHỮA BỆNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN
I. NƯỚC NGOÀI
Cho đến nay trên thế giới đã có hàng vạn người bệnh với tất cả các loại bệnh, kể cả bệnh về tim mạch và ung thư được chữa bằng phương pháp NHỊN ĂN. Xin nêu một số trường hợp ở nước ngoài trong những năm gần đây đã được sách báo đưa tin để bạn đọc tham khảo:
* Theo báo Thanh niên Cộng sản Mascơva, nhà vật lý học trẻ tuổi Vladimia Lechkovtser ở Mascơva bị nhiều tai biến từ thưở nhỏ; cánh tay phải bị cưa sau một tai nạn, tiếp đó lại bị bệnh tê bại nặng, phải nằm liệt giường được điều trị đủ mọi thứ thuốc và áp dụng nhiều phương pháp trị liệu hiện đại, nhưng không khỏi, bệnh mỗi ngày một tăng. Đến ngày 9-1-1961 Vladimia quyết định NHỊN ĂN, chỉ uống nước suối, nhưng cũng rất ít. Đến ngày thứ 6, ông không biết đói nữa và sau hai tuần NHỊN ĂN, lần đầu tiên ông đi dạo mát được. Cơ thể càng gầy, ông càng thấy dễ chịu, khỏe khoắn. Ngày thứ 40 ông biết đói trở lại và ngày 24-2-1961 ông bắt đầu ăn lại các thức ăn nhẹ. Từ đó, ông hết bệnh sau 45 ngày nhịn ăn. Trong thời gian nhịn ăn Vladimia hàng ngày có ghi những cảm giác của mình.
* Theo tài liệu nghiên cứu chữa bệnh bằng NHỊN ĂN của hai bác sĩ A.N.Côcôxốp C.G.Oxinhin (Liên Xô) theo dõi 105 người mắc bệnh hen suyễn từ trên một năm đến trên 10 năm, tuổi từ 18 đến 64, nam giới 54 và nữ giới 51. Trong đó: 11 người nhịn ăn 10 ngày; 20 người nhịn ăn 14 ngày; 60 người nhịn ăn 21 ngày và 14 người nhịn ăn 30 ngày. Kết quả: rất tốt 65 người, tốt 16 người, trung bình 8 người và kém 15 người. Ngoài bệnh hen suyễn ra, trong số bệnh nhân này còn kèm thêm một số bệnh nhân khác (4 người bị viêm túi mật, 5 người viêm phế quản mãn tính, 2 người sỏi bàng quang, đau thận, 1 người chảy máu tử cung, 1 người thiếu máu nhược sắc, 2 người trĩ, viêm tai, 7 người lao phổi và 4 người loét dạ dày. Tài liệu có ghi chú: Kết quả phụ thuộc vào giai đoạn bệnh trước khi tiến hành NHỊN ĂN. Ví dụ 40 bệnh nhân ở giai đoạn bệnh đang tiến triển thì kết quả tốt thấp hơn 2 lần so với bệnh nhân ở giai đoạn bệnh không tiến triển.
* Bác sĩ John W. (Anh) đã chăm sóc cho một kỹ nghệ gia 53 tuổi tại Leeds (Luân Đôn) bị mù (hai mắt thông manh), mũi không ngửi thấy mùi, xơ cứng động mạch, tim rối loạn. Đã từng chửa nhiều nơi với nhiều thứ thuốc, nhưng không kết quả. Trước ngày áp dụng phương pháp NHỊN ĂN, ông ta không phân biệt được cả ngày và đêm. Sau 56 ngày nhịn ăn thủy tinh thể trong mắt bớt đục và ông ta nhìn thấy mờ mờ. Tiếp đó thị giác phục hồi dần cho đến khi sáng hẳn như trước. Khứu giác cũng trở lại bình thường. Tình trạng tim mạch cũng ổn định. Ông trả lời các phóng viên nhà báo đến phỏng vấn: “Tôi đã tuyệt vọng. Chữa đủ cách mà chẳng ăn thua gì, cuối cùng tôi theo phương pháp NHỊN ĂN. Tôi làm bất cứ cách nào với hy vọng lấy lại sức khỏe. Tôi bắt đầu nhịn ăn thử 10 ngày, thấy hơi đỡ, thế là tôi tiếp tục. Đến 101 ngày thì tôi ngừng lại; nhưng có lẽ tôi còn có thể tiếp tục thêm mười ngày nữa, nếu tôi muốn”. Ông ta nói: “Trong 15 ngày đầu nhịn ăn phải có một ý chí sắt đá và kiên cường để chống lại sức cám dỗ của thức ăn. Sau đó rồi thì không có gì là khó khăn”. Trong quá trình nhịn ăn, hàng ngày ông ta vẫn dạo chơi thong thả và vào ngày thứ 101, mặc dầu ông ta đã sụt mất 40,3Kkg, vẫn trả lời lưu loát các phóng viên trong 2 giờ đồng hồ liên tiếp. Lúc bắt đầu nhịn ăn ông năng 86,5kg, sau 30 ngày nhịn ăn còn 59,8kg và sau 101 ngày nhịn ăn, cân nặng còn 46,2kg.
* Bác sĩ Baxcard chứng kiến 3 bệnh nhân đã khỏi bệnh như phương pháp NHỊN ĂN DÀI NGÀY:
• Một thiếu phụ bị bệnh béo phì và viêm thận mãn đã nhịn ăn 60 ngày. Bà này lành mạnh trở lại và sinh đứa con đầu tiên sau 20 năm lấy chồng.
• Một người mắc nhiều bệnh mãn tính, trong khoảng 140 ngày đã nhịn ăn 118 ngày. Sau đó các bệnh đều ổn định, sức khỏe được phục hồi.
• Rồi trường hợp được nhiều bác sĩ chẩn đoán là ung thư dạ dày đã lành hẳn sau 55 ngày nhịn ăn.
* Bác sĩ Page chữa khỏi một người bị bệnh tâm thần sau 41 ngày NHỊN ĂN mà trước đó đã chữa bằng nhiều phương pháp khác.
* Bác sĩ Shelton (Pháp) đã điều trị nhiều trường hợp bướu tử cung tiêu tan sau 30 ngày nhịn ăn.
* Bác sĩ Winh trong 21 năm chữa bệnh bằng phương pháp NHỊN ĂN đã chữa 101 trường hợp bầm huyết mạn tính, chỉ có 8 trường hợp là kết quả kém. Có vài trường hợp bệnh tái phát phải nhịn ăn lại lần khác, bệnh mới lành hẳn.
* Bác sĩ Ed.Bertholet chữa 2 trường hợp bằng NHỊN ĂN nhiều đợt ngắn ngày:
• Một cụ già 73 tuổi bị nhiếp hộ tuyến phình lớn. Từ lâu, mỗi ngày phải thông đái 2 lần, do đó bị sưng bọng đái trầm trọng và đái ra máu. Sau 6 tháng chữa trị bằng thuốc không khỏi, đề nghị chuyển sang phẫu thuật. Ông cụ không thuận và đến nhờ bác sĩ Ed.Bertholet chữa theo phương pháp NHỊN ĂN làm nhiều đợt ngắn ngày. Đợt đầu nhịn ăn 3 ngày, người bệnh không bị bí đái nữa, không phải dùng ống thông, nước tiểu trong lại và không còn máu nữa. Sau 5 đợt nhịn ăn, mỗi đợt 4 ngày, người bệnh hoàn toàn bình phục. Lúc chưa nhịn ăn, ông cụ cân nặng 87kg400, sau 5 đợt nhịn ăn còn 79kg400.
• Một người đàn bà suy nhược đến nỗi chỉ đi khoảng 100m trên đường phẳng cũng đủ gây một cơ mệt lử đến mấy giờ, đã 2 lần bị mổ bụng vì bệnh lao ruột, rối loạn tiêu hóa nặng, cụ đến bữa ăn là đau không chịu nổi. Người ta tìm đủ mọi cách để chữa chứng gầy còm khủng khiếp, quả thực là một bộ xương lưu động. Không một kiểu trị liệu lý-hóa học nào tỏ ra hiệu nghiệm. Cho ăn nhiều, ăn bổ đủ thứ càng thêm liệt nhược và cuối cùng thì người bệnh không buồn ăn nữa, phải cầu cứu đến phương pháp NHỊN ĂN. Sau 3 đợt nhịn ăn 3, 4 rồi 5 ngày, mỗi đợt cách nhau độ nửa tháng, tình trạng sức khỏe được cải tiến tốt đẹp trông thấy, hằng ngày không những đi dạo chơi mà còn làm lụng những việc vặt trong nhà, ngoài vườn. Trong vòng 4 tháng, thể trạng đã tăng được 5,4kg. Bà ta sung sướng nói rằng: “từ lâu chưa có khi nào cảm thấy khỏe mạnh và vui sống như vậy” v.v….
II. TRONG NƯỚC
Sau đây chúng tôi nêu một vài trường hợp kết án thành công (Dương án) và chưa đạt kết quả mong muốn (Âm án) trong một số loại bệnh đã được theo dõi trên hàng trăm người bệnh ở trong nước chữa bằng nhiều phương pháp khác không khỏi, xin chữa bằng phương pháp NHỊN ĂN, để trao đổi kinh nghiệm đồng thời minh chứng về lập luận cho là người Việt Nam vốn dĩ thiếu dinh dưỡng từ trong bào thai thì làm gì có thức ăn dự trữ để áp dụng phương pháp NHỊN ĂN đạt kết quả.
Có lẽ, người đưa ra lập luận này lầm giữa NHỊN ĂN và ĐÓI ĂN, chưa hiểu rằng NHỊN ĂN là trạng thái tự phân, tự dưỡng nhằm điều hòa cơ thể, lập lại thể quân bình Âm Dương thì người nào muốn khỏe mạnh mà không cần, bệnh nào muốn chữa bằng NHỊN ĂN mà không được, đâu có phân loại giàu, nghèo, thừa thiếu. Thiếu ăn sinh bệnh, nhưng ăn thừa lại càng sinh bệnh mà bệnh còn trầm trọng, khó chữa hơn nhiều (người ta gọi là bệnh nhà giàu) cũng như tai nạn hiện nay là bệnh do uống thuốc nhiều gây nên. Thử hỏi còn lấy thuốc gì mà chữa nổi chứng bệnh này; còn cách nào đào thải nó ra, hiệu nghiệm và an toàn hơn là phương pháp NHỊN ĂN, vì đó là nguyên lý chữa bệnh tận gốc.
1. TRƯỜNG HỢP ĐẠT KẾT QUẢ TỐT (DƯƠNG ÁN)
HÔ HẤP
Bệnh nhân Nguyễn Minh Tuấn, sinh năm 1945 ở 3B phố Yên Thế, Hà Nội, bị u phổi bên phải, chẩn đoán của Viện Quân Y 108 (20-8-1983). Bệnh nhân không điều trị bằng thuốc và cũng không chấp thuận phẫu thuật cắt u. Xin chữa bằng phương pháp ăn uống dưỡng sinh, trong cả quá trình có 40 ngày nhịn ăn. Bệnh ổn định, không còn u; hàng năm có kiểm tra qua phim X quang phổi đều bình thường. Phim chụp gần đây nhất (8/1988) so với tập phim chụp cắt lớp (8/1983) đã 5 năm qua rồi phim phổi vẫn bình thường. Hồi tưởng lại bệnh nhân rất hài lòng về việc quyết định của mình, tâm sự với chúng tôi: “Năm ấy tôi chấp thuận phẫu thuật đánh xẹp sườn, phanh ngực ra cắt khối u to bằng quả cam trên đỉnh phổi này thì giờ đây, nếu còn sống sốt cũng trở thành tàn phế đâu còn sức sống lao động khỏe mạnh như thế này”. Ở bệnh nhân này có một lòng tin mãnh liệt, một quyết tâm sắt đá nên đã tự cứu mình thành công tốt đẹp.
• Bệnh nhân Lưu Quốc Thường sinh năm 1913 ở 56 B2 Giảng Võ – Hà Nội. Trên 10 năm bị bệnh huyết áp cao có khi lên tới 220/120-230/130 mmHg kèm theo rối loạn nhịp tim và viêm đại tràng mãn tính gần 50 năm. Nguyên lời bệnh nhân kể lại: “Các bác sĩ bệnh viện Việt – Xô đã hết lòng chữa thuốc, bệnh ổn định được ít lâu, rồi lại tái phát ngày càng nặng hơn. Sang năm 1984, từ tháng 1 đến tháng 8 tôi phải nằm bệnh viện 5 lần, lần sau dài ngày hơn lần trước, nhưng vẫn không đem lại kết quả. Điện tâm đồ (7/1984) “Nhịp xoang chậm 42 lần/phút, ngoại tâm thu thất, blốc nhánh trái hoàn toàn”. Còn huyết áp thì dao động từ 220/120 – 230/130 mmHg. Như vậy tôi không những đã lo về huyết áp cao mà còn lo và càng lo về nhịp tim chậm. Tôi chuyển sang chữa bệnh bằng phương pháp NHỊN ĂN. Lúc này thể trọng chỉ có 44 kg. Bắt đầu từ 27/9/1984 đến 4/6/1985, nhịn cả thảy 4 đợt (10 ngày – 13 ngày – 13 ngày – 9 ngày) mỗi đợt cách nhau 2 tháng. Kết quả: Huyết áp ổn định từ 120/80 – 230/130 mmHg. Tim cũng trở lại trạng thái gần như bình thường, điện tâm đồ kiểm tra ngày 21/6/85 ở bệnh viện Việt Xô chỉ còn hiện tượng ngoại tâm thu thưa. Còn bệnh viêm đại tràng mãn tính thì giải quyết được hoàn toàn. Có lẽ cũng nhờ đó mà sau nhiều đợt nhịn ăn như vậy thể trọng từ 44kg tăng lên 47kg, từ chỗ nằm liệt giường, một tháng 5 lần vào bệnh viện, tôi đã đi xe lửa vào thăm các tỉnh miền Nam. Kết quả này cộng với kết quả đáng mừng của số đông anh chị em áp dụng phương pháp NHỊN ĂN chữa một số bệnh tôi được biết, khiến tôi có suy nghĩ: giá được những nhà y học có thẩm quyền xem xét, rút ra kết luận có tính khoa học, từ đó chỉ đạo mở rộng dần việc thực nghiệm đối với những người mắc các bệnh mà hiện nay thuốc không chữa được thì có lẽ có lợi cho nền y học hiện đại của ta nhiều lần”.
• Bệnh nhân Hà Kim Danh sinh năm 1913 ở K3/B33 tổ 18, phường Hiệp Thành, thị xã Thủ Dầu Một, bị bệnh nhồi máu cơ tim và huyết áp cao (208/100 mmHg). Đã điều trị nhiều lần, nhiều nơi, nhưng bệnh ngày một tăng. Chuyển sang điều trị bằng phương pháp NHỊN ĂN và bắt đầu nhịn từ ngày 5/3/1987 đến hết ngày 14/3/1987. Trước ngày nhịn huyết áp 208/115 mmHg, mạch 96/1 phút, thể trọng 66kg, tiểu tiện đêm 5-6 lần. Sau 10 ngày nhịn ăn, huyết áp 140/80 mmHg, mạch 78/1 phút, thể trọng 58kg, người thấy thoải mái, sức khỏe hồi phục.
Như vậy, NHỊN ĂN chữa được cả bệnh tim mạch và chữa rất tốt, và cũng thể hiện là nhịn ăn chưa đủ thời gian thì kết quả sẽ hạn chế như trường hợp bệnh nhân Thường, nhịn lần đầu chưa thấy thèm ăn trở lại, nhưng người nhà vì lo sợ ép ăn nên phải bỏ cuộc. Sau đó lại phải nhịn ăn nhiều đợt mới giải quyết được hết.
TIÊU HÓA
• Bệnh nhân Nguyễn Hữu Hiệp, sinh năm 1911 ở 62 Trần Hưng Đạo – Hà Nội. Tháng 3/1971 bị u ác tính hạch nước bọt ở dưới hàm phía cổ bên trái (Retiuculo-saccome). Bệnh viện Việt-Xô đã phẫu thuật cắt bỏ và chạy cô-ban ở bệnh viện K (Hà Nội). Năm 1984 bị huyết áp cao (160/100 mmHg) và 8/5/1985 bị ung thư dạ dày. Khoa tiêu hóa bệnh viện Việt – Xô chuyển sang khoa ngoại để mổ; nhưng khoa ngoại khuyên không nên mổ vì tuổi cao (74 tuổi). Bệnh nhân ra viện ngày 10/61985 và chuyển sang chữa bằng phương pháp Ăn uống Dưỡng sinh, trong đó có 13 ngày NHỊN ĂN (từ 7/785 đến 19/7/85). Kết quả: u ở vùng thượng vị không còn (lúc 1 giờ 15 đêm ngày nhịn thứ 7, bệnh nhân đột xuất đi đại tiện một lần toàn máu cục lẫn ít phân đen, bụng thấy nhẹ nhõm, hết u), huyết áp trở lại bình thường (từ 160/100 mmHg) và cả bệnh viêm phế quản lẫn chứng đau lưng cũng khỏi, không còn ho và đau như trước. Sau khi khỏi bệnh khỏe hoàn toàn hồi phục. Ngày 29/10/1985 bệnh nhân viết tập hồi ký dài 10 trang đánh máy với câu mở đầu như sau: “Những dòng trình bày dưới đây không nhằm: “tri ân” – người đã tận tình giúp đỡ tôi và cũng không nhằm “quảng cáo cho phong trào ăn gạo lứt muối vừng” mà nhằm khát vọng chủ yếu là cung cấp một số tư liệu khách quan để các nhà nghiên cứu Đông Tây y tham khảo…”
Trường hợp này là một trong những trường hợp đạt kết quả tốt, không những do lòng tin và quyết tâm mà còn do bệnh nhân chịu khó tìm hiểu tiếp thu nắm vững phương pháp.
• Bệnh nhân Nguyễn Thị Phương, sinh năm 1958 ở 20 Tôn Thất Tùng, phường Bến Thành, quận I, Tp.Hồ Chí Minh, bị bệnh đường ruột từ năm 1980 đã nằm bệnh viện Chợ Rẫy 2 lần (1981 và 1983) chữa bệnh đường ruột đồng thời cũng là 2 lần cắt hạch lao ở cổ bên trái. Nhưng bệnh đường ruột vẫn không khỏi. Hằng ngày đại tiện ít ra là 4 lần. Khi ăn những thức ăn không hợp thì từ 10 lần trở lên, bụng đau, đầu nhức. Sau 20 ngày điều trị trong đó có 12 ngày nhịn ăn, bệnh nhân ổn định hoàn toàn. Bụng hết đau, đầu hết nhức; đại tiện ngày 1 lần, phân thành khuôn bình thường.
SINH DỤC – TIẾT NIỆU
• Bệnh nhân Nguyễn thị Túy Vân, sinh năm 1940 ở 281 đường Hòa Hảo, phường 9, quận 10, Tp.Hồ Chí Minh bị bướu tử cung. Bệnh viện Từ Dũ đã siêu âm xác định to bằng quả trứng vịt, kèm theo dạ dày sa 7,50cm. Bệnh viện khuyên đi mổ, nhưng sau khi được đọc cuốn “Ăn uống và Sức khỏe” và cuốn “Tuyệt thực đi về đâu”, bệnh nhân quyết định “xin chữa bằng phương pháp NHỊN ĂN”. Sau 15 ngày nhịn ăn (từ 2/5/1986 đến 17/5/1986), sức khỏe hồi phục và bướu tử cung cũng không còn.
• Bệnh nhân Nguyễn văn Minh, sinh năm 1964 ở An Khánh – Thủ Đức, bị ngã xe, chấn thương bàng quang, mổ cấp cứu nằm bệnh viện 2 tháng, sau bị hẹp niệu đạo, đi đái rất khó và đau. Ngày 30/4/1988, đến bệnh viện Bình Dân, Tp.Hồ Chí Minh quyết định mổ lại. Bệnh nhân không đồng ý và xin chữa bằng phương pháp NHỊN ĂN. Sau 9 ngày nhịn ăn, bệnh nhân thấy dễ chịu, hết đau và đái thông.
Trường hợp này thể hiện tác dụng của phương pháp NHỊN ĂN, không những về bệnh nội khoa mà ngoại khoa cũng có kết quả.
TUYẾN NỘI TIẾT
• Bệnh nhân Nguyễn thị Bắc, sinh năm 1957 ở 59 phố Nam Đông, quận Đống Đa, Hà Nội. Hồi 8 tuổi bị còi xương và lao phổi được điều trị với thời gian dài bằng các dạng thức có canxin và rimifon liều cao. Từ đó, thể trọng của bệnh nhân ngày một tăng, đã được bệnh viện chẩn đoán là rối loạn nội tiết, và điều trị nhưng không kết quả. Đến ngày 26/8/1986, bệnh nhân cân nặng 80kg, vòng bụng 1,30m, chiều cao 1.35m, nằm liệt giường, đại tiểu tiện tại chỗ, mỗi khi muốn trở mình phải có người giúp đỡ, ngủ li bì, khi thức thì nói chuyện huyên thuyên, tâm thần không ổn định, da tím bầm, 2 chân lở loét. Sau 35 ngày chữa trị (từ 26/8/1986 đến 30/9/1986), trong đó có 30 ngày nhịn ăn. Kết quả: thể trọng bệnh nhân giảm được 20kg, đi lại bình thường, ngủ ngon giấc, tâm thần ổn định, da mịn màng, những vết loét thành sẹo. Trường hợp này có thể nhịn ăn thêm một số ngày nữa để thể trọng xuống tới mức bình thường thì kết quả cao hơn. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình lúc đó, nên bệnh nhân chưa thấy đói đã cho ăn trở lại.
TẠP BỆNH
• Bệnh nhân Trần Đức, sinh năm 1924 ở số 9 Phạm Đình Hổ, Hà Nội đã 4 lần nhịn ăn từ 6 đến 15 ngày để chữa bệnh:
Tháng 2-1971: nhịn ăn 8 ngày để chữa viêm xoang mắt.
Tháng 3-1981: nhịn ăn 6 ngày để chữa viêm đại tràng.
Tháng 6-1983: nhịn ăn 7 ngày để chữa huyết áp cao.
Tháng 5-1984: nhịn ăn 15ngày để chữa nhóm mỡ trong máu cao và vẩy nến ở da đầu.
Các chứng bệnh trên, sau khi nhịn ăn đều được ổn định. Hàng năm vẫn được bệnh viện hữu nghị Việt – Xô (Hà Nội) và tổ quản lý sức khỏe theo dõi với nhận xét sức khỏe bình thường. Nhưng tại sao phải nhịn ăn nhiều lần, đó cũng là do bệnh nhân chưa duy trì được thường xuyên cách ăn uống hợp lý. Cứ mỗi khi phát sinh bệnh nào thì lại nhịn ăn chữa bệnh đó. Kiểu “NHỊN ĂN” này mang tính chất “đối chứng trị liệu”.
• Bệnh nhân Lê Đang, sinh năm 1914 ở phường Quỳnh Lôi, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tháng 5-1971; nhịn ăn 13 ngày để chữa bệnh sốt rét, viêm xoang, viêm loét dạ dày, hành tá tràng, sưng đau khớp và huyết áp cao (có lúc lên tới 220/125 mmHg). Kết quả là từ năm 1971 đến nay, bệnh nhân đã 75 tuổi, không có bệnh nào tái phát. Hàng năm vẫn được bệnh viện hữu nghị Việt – Xô theo dõi, sức khỏe vẫn giữ mức bình thường. Riêng khi nào vì không có điều kiện tiếp tục ăn gạo lứt thì lại cảm thấy mệt mỏi. Rõ ràng là sau khi “NHỊN ĂN” chữa bệnh rồi, muốn duy trì sức khỏe phải thường xuyên lưu ý đến cách ăn uống hợp lý. Hiểu được như vậy, nên bệnh nhân này ít khi bỏ gạo lứt. Nhờ đó mà hết bệnh, không mắc thêm bệnh mới, sức khỏe tốt.
• Bệnh nhân Nguyễn Duy Cường, sinh năm 1941 ở 45C, cư xá Điện lực, ấp Bình Thọ, xã Phước Long, huyện Thủ Đức. Từ nhỏ mê đá bóng, bơi lội, xà ngang, xà dọc, nhưng đến nay bỏ hết các môn thể thao vì bị nhiều bệnh: đau thần kinh tọa, vôi hóa cột sống, thấp khớp, rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, viêm họng, viêm xoang, nám phổi, mắt mờ, tóc rụng, mất ngủ. Đã chạy chửa nhiều nơi. Nhưng mắc nhiều chứng bệnh như vậy thì thuốc nào chữa nổi. Chỉ còn con đường tìm đến phương pháp NHỊN ĂN và nhờ vốn luyện tập thể thao sẵn có, bệnh nhân đã nhịn ăn 21 ngày (từ 29/9/1986 đến 18/10/1986) mà vẫn tới xí nghiệp làm việc, không vắng mặt ngày nào. Có lần còn đi xe gắn máy đèo thêm một người cũng đến để báo cáo diễn biến bệnh tật với bác Kha là người trực tiếp theo dõi. Kết quả cuối cùng là hết thẩy những chứng bệnh trên đều ổn định.
• Bệnh nhân Huỳnh Ta-Be, sinh năm 1959 ở ấp Sa Bình, xã Long Đức, Trà Vinh, Cửu Long. Hồi 18 tuổi bị 4 ngày sốt cao và tất cả các khớp đều sưng. Điều trị 2 tháng tại bệnh viện Trà Vinh không giảm, chuyển đến bệnh viện Chợ Rẫy điều trị cũng không khỏi cho về. Từ đó phải qua bệnh viện hàng năm 3-4 lần dùng cả thuốc Tây và Đông, chủ yếu là Cortancyl và Aspirine. Bệnh ngày càng tăng, cơ teo dần. Thể trạng còn 35kg. Được xem tài liệu “Ăn uống và Sức khỏe” giới thiệu cách ăn uống chữa bệnh, bèn áp dụng đến ngày 17/3/1988 là 7 tháng. Bệnh thấy thuyên giảm, không còn đau, nhưng các khớp vẫn xơ cứng không đi lại được. Sau 21 ngày điều trị bằng phương pháp NHỊN ĂN, bệnh nhân đã đi lại được. Thể trọng tăng 2 kg. Về nhà 3 tháng sau, bệnh nhân đưa tin là đã đi làm việc bình thường.
Trường hợp này, ăn uống dưỡng sinh trong 7 tháng, chưa đủ thời gian để 2 khớp gối xơ cứng mềm ra được. Nhịn ăn, nhờ trạng thái tự phân có tác dụng tái tạo tế bào non trẻ nhanh nên giải quyết mau lẹ hơn.
• Bệnh nhân Trương văn Quỳnh, sinh năm 1921 ở 264, Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh, bị bệnh đục thể thủy tinh (cataracte) đã 5 năm mù cả 2 mắt. Do dự khả năng của phẫu thuật đối với bệnh tình của mình, nên bệnh nhân chấp thuận phương pháp NHỊN ĂN trước sự phản đối quyết liệt của những người thân thiết ruột thịt cũng như bạn bè tri kỷ. Sau 28 ngày nhịn ăn (từ 1/5/1988 đến 29/5/1988), bệnh nhân đã nhìn thấy 4 cọc màn và bắt tay khi khách tới; tự giải quyết những sinh hoạt hàng ngày, không phải người dẫn dắt như trước. Mắt tan gần hết cườm, chỉ còn lại một đốm trắng trong ở giữa con ngươi. Trường hợp này, nếu có điều kiện, tiếp tục nhịn thêm nữa thì kết quả sẽ đạt như mong muốn.
• Bệnh nhân Nguyễn văn Bôi, sinh năm 1927 ở thị xã Thái Nguyên, bị loét miệng, lưỡi, họng kéo dài. Ròng rã 3 năm từ khi mắc bệnh được điều trị liên tục qua nhiều bệnh viện: Tuyên Quang, Thái Nguyên, viện quân y 108 bằng đủ loại thuốc Đông Tây đều không giải quyết được. Ngày 22/4/1983 chuyển hướng điều trị bằng phương pháp Ăn uống Dưỡng sinh. Sau 10 ngày ăn, đầu có giảm nhưng vẫn còn đau ở mức ăn chưa nhai kỹ được. Do đó, kết quả chậm, vết loét có dịu dần nhưng lâu thành sẹo. Không còn cách nào khác là phải kết hợp phương pháp NHỊN ĂN. Quả thực sau 5 ngày nhịn ăn, các vết loét sưu hẳn lại và thành sẹo. Từ đó, hiệu quả tăng rõ rệt, bệnh lành hoàn toàn.
Trường hợp này kết hợp với phương pháp NHỊN ĂN là rất cần thiết để chữa bệnh đồng thời tăng hiệu quả nhanh chóng cho phương pháp Ăn Dưỡng sinh. Rút kinh nghiệm, tất cả những trường hợp cùng chứng bệnh như vậy, chúng tôi đều kết hợp chặt chẽ hài hòa với phương pháp NHỊN ĂN, có trường hợp bệnh kéo dài đã 20 năm cũng được giải quyết ổn định sau 1 tháng.
• Bệnh nhân Lê Quang Chắc, sinh năm 1908 ở 121/49, Lê thị Riêng, phường Bến Thành, quận I, Tp. Hồ Chí Minh, bị nấm cả 2 ống chân, thường xuyên bị nứt nẻ, kèm theo mắt mờ, loét dạ dày và rối loạn chức năng gan. Không biết bao nhiêu thầy, bao nhiêu thuốc, bao nhiêu bệnh viện không khỏi, ngày nào cũng phải thay 2,3 lần băng mà băng nào cũng đẫm nước vàng hôi thối gây đau đớn và bực bội không đi đâu được, kể cả nhà thờ gần cạnh mà cả tháng mới cố gắng chống gậy đến được 1 lần vào ngày thứ 6 đầu tháng. Cuối cùng bệnh nhân phải tìm đến phương pháp NHỊN ĂN. Mới nhịn đến ngày thứ 3 mà chân đã bắt đầu khô, nước vàng không rỉ ra nữa, không cần băng và từng ngày chân xẹp bớt các vết nứt nẻ lần lần tróc vảy. Kết quả trông thấy, cứ như vậy, bệnh nhân đã nhịn được 19 ngày rưỡi với tuổi 79 là ngoài sự tưởng tượng của những người thân quen. Sau khi ăn trở lại được 7 ngày, bệnh nhân thấy thèm cháo gạo xát trắng với cá lòng tong kho tiêu, bà vợ vừa thương vừa chiều nấu theo yêu cầu. Cháo đã ngon, vốn đang thèm bụng lại đói, nên bệnh nhân ăn hơi nhiều. Chỉ mấy giờ sau, chân bắt đầu sưng lại và sưng to hơn trước, tràn lên khỏi đầu gối mà trước kia chưa từng bị. Không còn cách nào khác, lại phải hướng dẫn bệnh nhân nhịn ăn trở lại tức khắc. Sau 48 giờ, chân lại hết sưng. Từ đó đến nay, bệnh khỏi hoàn toàn, bệnh nhân vô cùng phấn khởi và tin tưởng, không ngớt lời ca tụng phương pháp NHỊN ĂN đã trả lại đôi chân lành lặn với niềm vui vô hạn là chiều nào cũng đi đến nhà thờ chợ Đũi một cách thoải mái, không phải chống gậy, tinh thần minh mẫn, lòng trí thảnh thơi.
Điều muốn nhấn mạnh ở đây là phải thận trọng khi ăn trở lại. Thèm thức ăn nào, đâu đã phải thức ăn đó phù hợp và bổ ích.
2. TRƯỜNG HỢP KẾT QUẢ CHƯA TỐT (ÂM ÁN)
• Bệnh nhân Trần thị L, 36 tuổi ở thị xã Bắc Thái. Ngày 20-6-1983 vào viện Quân y 108 với chẩn đoán: Viêm đại tràng kèm theo trĩ nội, viêm mũi dị ứng, đau thần kinh tọa, viêm tá tràng đoạn 1 và 2 (kết quả chụp X quang: túi mật căng đè lên hành tá tráng). Trên một bệnh nhân có nhiều chứng bệnh nên đã được điều trị kết hợp Đông Tây y ngay từ đầu. Qua quá trình điều trị 2 tháng 19 ngày chỉ giải quyết được bệnh viêm đại tràng và trĩ nội, còn các chứng bệnh khác không ổn định. Bệnh nhân thiết tha xin được chữa bằng phương pháp NHỊN ĂN vì tự nhận thấy bị nhiều bệnh đã chữa bằng thuốc lâu ngày không khỏi. Được chấp thuận và ngày 9-9-1983 bắt đầu NHỊN ĂN. Trong 19 ngày nhịn ăn, các chứng bệnh từ ngoài vào trong từ nhẹ đến nặng lần lượt được ổn định. Đến ngày thứ 19 (28-9-1983) người thấy thoải mái, đi lên xuống cầu thang nhà 4 tầng không có biểu hiện gì đặc biệt. Bệnh nhân thấy đói và thôi nhịn để ăn trở lại. Được ăn trở lại, bệnh nhân chỉ thực hiện được vài ngày đầu, còn tiếp sau đó với thói quen “khoái khẩu” trên một bệnh nhân vốn dĩ phàm ăn và thích ăn ngon nên đã đi đến chấp hành thiếu tự giác “phá giới” ăn cho đã, bù lại những ngày nhịn ăn. Thế là xuất hiện ngay một chứng bệnh mới: căng tức vùng dạ dày, luôn luôn phải áp tay vào bụng để chống với cảm giác căng tức tại chỗ, kéo dài hàng tháng. Như vậy không đạt yêu cầu đề ra với một cuộc nhịn ăn dài hạn.
• Bệnh nhân Trần thị Kim L. 22 tuổi ở huyện Gia Lâm, Hà Nội. Ngày 27-7-1983 vào viện Quân y 108 với chẩn đoán: sẩn ngứa do côn trùng gây viêm da dị ứng nhiễm trùng. Điều trị Tây y kết hợp với Đông y không khỏi, bệnh ngày một tăng. Bệnh nhân cũng rất thiết tha xin điều trị bằng phương pháp NHỊN ĂN và được tiến hành cùng ngày với bệnh nhân Trần thị L. Nhịn đến đâu bệnh giảm đến đó. Sau 21 ngày nhịn, da bệnh nhân được đổi mới, không những hết hoàn toàn triệu chứng viêm da mà da còn trở nên mịn màng. So với bệnh nhân L, bệnh nhân Kim L, này có nghị lực hơn đôi chút, chấp hành nghiêm chỉnh được 1 tuần. Nhưng rồi cũng bị thức ăn hấp dẫn của bệnh nhân L. ở giường bên cạnh quyến rũ và cũng “phá giới” nên bị ngứa trở lại, tuy không đáng kể, vẫn đủ tiêu chuẩn ra viện. Nhưng dù sao cũng sinh một phản ứng không tốt, hạn chế đến kết quả mong muốn do chính bản thân bệnh nhân gây nên.
• Bệnh nhân Hồ Vũ Quỳnh Bôi 23 tuổi ở 108/4/18 – Nguyễn Bá Tòng, quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh, bị ung thư thận bên phải đã mổ ở bệnh viện Bình Dân tháng 3/1987. Di căn vào gan giai đoạn cuối. Bụng căng chướng, gan to cứng, hễ ăn là ói mửa, đau tức vùng thượng vị. Ngày đêm khó thở, phải nằm tư thế ngồi, không đi lại được. Sau 16 ngày nhịn ăn, bệnh nhân hết đau, u cục ở vùng thường vị mềm ra và nhỏ lại. Vòng bụng lúc vào là 73cm, khi ra là 62 cm (giảm được 11 cm), bệnh nhân đi lại bình thường, rất thèm ăn và có ngày ăn quá nhiều. Về gia đình không quản lý sát sao, không kìm chế được sự thèm ăn, một tháng sau, được tin bệnh nhân đã tử vong sau một thời gian ăn uống tùy tiện.
• Bệnh nhân Hà văn H. 40 tuổi, ở khu tập thể trường Đại học Ngoại ngữ, Hà Nội, bị bệnh ung thư vòm họng. Tháng 4-1980 đã mổ lấy u ở viện quân y 103 và được chạy cô-ban ở bệnh viện K. Đến năm 1982 di căn lên mắt phải, lồi to ra và mờ dần. Từ đó đến tháng 6-1983 đã điều trị Đông Tây y nhiều nơi, nhiều ông lang, nhưng bệnh vẫn phát triển. Ngày 10-6-1983 bắt đầu điều trị bằng phương pháp Ăn Dưỡng sinh cho đến tháng 4-1984. Trong quá trình 10 tháng có phối hợp 3 đợt nhịn ăn: 1 đợt 3 ngày, 1 đợt 9 ngày và 1 đợt 24 ngày. Cứ mỗi đợt nhịn ăn đều có những chuyển biến miệng, nên đã ăn khá nhiều, ngoài 7 lạng gạo lứt trong ngày, còn ăn thêm bánh tráng, củ sắn hoặc ngô bắp. Đang trong tình trạng u ở cổ teo lại, mắt bên phải lồi ra 11 cm co lại còn 9cm thì lần lần to lên và phá loét ra ngoài. Như vậy chỉ là hậu quả không tốt do ăn quá nhiều sau khi nhịn ăn, làm hạn chế tác dụng của phương pháp. Tin tưởng nhưng thiếu kiên nhẫn, hiểu biết lại chưa sâu, thì khi xảy ra phản ứng dễ hoang mang dao động; lại gặp lúc có người giới thiệu một bà lang chuyên trị ung thư, nên đã chuyển dùng thuốc và chết.
• Bệnh nhân Nguyễn Ngọc H. 44 tuổi ở 277/8C đường Minh Phụng, Tp. Hồ Chí Minh. Bị ung thư dạ dày. Nội soi ở bệnh viện Bình Dân (12-3-1986) và chụp phim X quang (18-7-1986). Khám lâm sàng: u to (dài 8cm, rộng 7 cm) cứng nằm giữa vùng thượng vị. Đại tiện phân đen. Bệnh viện quyết định phẫu thuật. Bệnh nhân không đồng ý mổ, chấp thuận phương pháp NHỊN ĂN. Ngày thứ 13 nhịn ăn, đột nhiên bệnh nhân đại tiện ra nhiều cục lầy nhầy lẫn máu màu đen và sau đó khám lại bụng mềm không còn thấy u cục. Bệnh nhân chưa thèm ăn và nhịn tiếp 3 ngày sau mới ăn trở lại. Bệnh nhân cũng như mọi người trong gia đình họ hàng và bè bạn, hết thảy vui mừng trước kết quả không ngờ đó. Với cảm tưởng cho là đơn giản mau lẹ như vậy đã dẫn đến giản đơn trong suy nghĩ và cũng do chưa hiểu đầy đủ, nên khi ăn trở lại tỏ ra rất nôn nóng, muốn béo lại ngay, vì có số người đến thăm, ra về ái ngại là người gầy sút, khuyên cần tăng cường ăn bồi dưỡng, kết hợp dùng thêm thuốc bổ đông y gia truyền, cho chóng lại người. Thế là nghe theo, chẳng bao lâu bệnh tái phát và tử vong.
Vì khuôn khổ của cuốn sách, nên phần hiệu quả này không thể nêu được hết những trường hợp đạt kết quả (dương án) và chưa đạt kết quả (âm án), nhưng ít nhiều, cũng cho thấy cần lưu ý khi đã thực hiện phương pháp NHỊN ĂN để chữa bệnh mà không thực hiện nghiêm chỉnh các quy định, nhất là trong giai đoạn ăn trở lại thì không những không có tác dụng mà còn để lại một hậu quả không tốt.
Giai đoạn “nhịn ăn” đã gay go, nhưng khi chuyển sang giai đoạn ăn trở lại còn gay go hơn nhiều vì nó quyết định hậu quả tốt hay xấu, “phá giới” thường xảy ra trong giai đoạn này, đặc biệt với giới nữ gắn liền với công việc nội trợ, thói quen “ăn vặt” cũng là một đặc điểm cần khắc phục, nhất là nữ giới thành thị quen những thức ăn lạ miệng, càng cần phải có một bản lĩnh, một quyết tâm cao, một tự giác thực sự, một nghị lực đầy đủ thì mới đạt kết quả tốt đẹp được.
Một phương pháp không chữa bằng thuốc, nhưng khâu quản lý, bám sát bệnh nhân lại rất quan trọng. Nếu điều trị trong bệnh viện thì nhân viên phục vụ, về mặt tinh thần phải thường xuyên giải thích, động viên người bệnh; về mặt vật chất (cụ thể là đồ ăn thức uống) phải luôn luôn theo dõi xem ăn uống có đúng cách không. Nếu điều trị tại gia đình, ngoài thầy thuốc chỉ dẫn, người nhà cũng phải tiến hành những công việc đó để giúp người bệnh vững tin mà tự giác thực hiện đúng phương pháp.
Qua ứng dụng điều trị trên 100 trường hợp, tuổi từ 9 đến 81, cả nam lẫn nữ, bệnh mạn tính cũng như cấp tính, bệnh nặng và bệnh nhẹ, từ ho sốt, cảm mạo, rối loạn tiêu hóa thông thường đến suy tim, xơ gan cổ chướng, ung thư trầm trọng, nhịn ăn từ một vài bữa đến 40 ngày, số liệu chưa nhiều, chúng tôi cũng thấy như những nhận định của nhiều tác giả đã nghiên cứu. Quả thật là một phương pháp rất đáng tin cậy. Tất cả những loại bệnh chúng tôi áp dụng chữa trị đều đạt kết quả, kể cả trên 50 trường hợp ung thư giai đoạn cuối, ít nhiều đều giảm được đau đớn, u bướu hầu hết nhỏ lại, teo dần hoặc tiêu hẳn, và kéo dài thêm ngày sống vượt với dự kiến, có trường hợp cho đến nay đã trên 5 năm. Và qua thực tế, chúng tôi thấy cần nhấn mạnh: Nếu không nắm vững cơ sở lý luận, tác dụng cụ thể của phương pháp thì về phía thầy thuốc dễ có xu hướng “đối chứng trị liệu” dẫn đến tình trạng chỉ định thiếu thận trọng; còn về phía bệnh nhân, vô tình hay hữu ý, lại coi phương pháp “NHỊN ĂN” hoặc cách ăn “gạo lứt muối vừng” như môn “thuốc tiên”, hàng ngày ra sức ăn uống bừa bãi, để khi mắc bệnh thì “nhịn ăn” hoặc hối hả trở lại với cách ăn uống hợp lý, ăn uống Dưỡng sinh… mà trước đây họ cho là khắc khổ. Như vậy chắc chắn họ phải nhận lấy những hậu quả tai hại, trước hết là bộ phận tiêu hóa sẽ bị rối loạn và hủy hoại.
Ngoài ra, những người “NHỊN ĂN” thường mắc phải sai lầm nguy hại cho cơ thể là sau khi chấm dứt đợt “NHỊN ĂN’ đã ăn ngay thức ăn cứng hoặc ăn nhiều do sự ngon ăn tăng lên hoặc do tư tưởng cố ăn để bồi dưỡng, bù lại những ngày nhịn ăn. Nhiều trường hợp đã gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong, nếu không kịp thời điều chỉnh hoặc điều chỉnh không đúng, chưa nói đến trường hợp “bỏ cuộc” trở lại dùng thuốc thì tai họa đến nhanh hơn nhiều. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy chỉ nên “NHỊN ĂN DÀI NGÀY” khi thật cần thiết và có sự chuẩn bị thật đầy đủ chu đáo.
Cuối cùng, nên ghi nhớ, muốn đạt kết quả trọn vẹn và lâu dài thì sau khi “NHỊN ĂN” chũa bệnh rồi, phải duy trì bằng được chế độ ăn uống hợp lý.
PHẦN BA
KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu ứng dụng theo dõi trên người bệnh trong nhiều năm bằng phương pháp “THỰC TRỊ”, thực tế đã hình thành 2 cấp:
• THỰC TRỊ CẤP I :
là ăn uống hợp lý còn gọi là ăn uống Dưỡng sinh, vừa bồi dưỡng cơ thể bằng quân bình Âm dương thực phẩm, vừa để cho Âm Dương trong cơ thể tự điều chỉnh lấy lại quân bình.
• THỰC TRỊ CẤP II:
là Nhịn ăn, giúp toàn bộ cơ thể được thực sự nghỉ ngơi để phục hồi sinh lực, là tự phân để tự Dưỡng cho quân bình Âm Dương trở lại, sau đó sẽ phục hồi bằng cách ăn uống hợp lý.
Hai cấp này liên quan mật thiết với nhau, nhất là trong lĩnh vực chữa bệnh. Nếu ta chỉ biết cấp I mà không biết cấp II, tức là ta mới biết ích lợi của cái “CÓ” mà không để ý đến sự cần thiết của cái “KHÔNG”.
Ai ai cũng thấy sự cần thiết của việc ĂN, nhưng đã mấy ai thấy sự NHỊN ĂN đem lại lợi ích. Bởi thế, nên nhiều người còn băn khoăn về phương pháp NHỊN ĂN, một phần do thói quen, một phần do chưa hiểu , chưa thấy, hoặc hiểu chưa sâu, thấy chưa rõ nên cứ cho người bệnh ăn, càng gầy ốm càng ép ăn nhiều, khư khư dựa trên lý thuyết “người bệnh là phải ăn nhiều để đủ sức chống với bệnh”. Nào có hay đâu làm như vậy, tức là làm cho cơ thể vốn suy nhược càng thêm suy nhược và làm trầm trọng thêm sự mất quân bình Âm Dương đã sẵn mất quân bình.
Nên hiểu rằng, sở dĩ người ta làm việc được lâu dài là nhờ có công dụng của sự nghỉ ngơi, nhất là sự nghỉ ngơi khi cơ thể bị đau ốm không có một loại bệnh tật nào mà sự nghỉ ngơi lại không đem lại lợi ích. Sự nghỉ ngơi là một dịp tốt để tạo điều kiện cho các cơ quan kiến tạo lại những bộ phận bị hư hỏng phục hồi sinh khí. Nhịn ăn giúp cơ thể bài tiết các độc tố ứ đọng trong máu huyết, tích tụ trong các mô. Nhịn ăn làm tiêu số mỡ thừa cũng như các mụn nhọt, u bướu trên cơ thể bằng cách tự phân hóa để nuôi các mô cần thiết cho sinh mệnh. Nhịn ăn làm tuổi trẻ các tế bào, các thớ thịt hơn bất cứ một phương pháp nào, ngay cả ở những người gầy còm, sau thời kỳ nhịn ăn do cơ thể đồng hóa nên thể trọng thường cũng tăng hơn trước, tác dụng còn rõ hơn các thức ăn bổ dưỡng. Sau thời kỳ NHỊN ĂN, nếu tiếp tục ăn uống hợp lý thì cơ thể luôn luôn khỏe mạnh.
Là một phương pháp đơn giản nhất, lại không tốn kém gì, nên dễ bị coi thường, xem nhẹ, áp dụng tùy tiện, không thấy hết mặt phức tạp, không phải chỉ trong thời gian nhịn ăn mà nhất là khi ăn trở lại, dễ phạm sai lầm và cũng là giai đoạn dễ xảy ra tai biến khôn lường. Từ đó, lại đổ vấy cho phương pháp. Cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng, đặc biệt với liệu pháp NHỊN ĂN dài hạn (5 ngày trở lên), trong hoàn cảnh và điều kiện của ta hiện nay, phải được thầy thuốc có kinh nghiệm về NHỊN ĂN chữa bệnh, trực tiếp theo dõi, tốt hơn hết là đến cơ sở chuyên trị bằng phương pháp này.
- Tạo các tổ chức mới, nhất là đối với trẻ em thời kỳ phát triển, cấu tạo tế bào để thay thế và bù lại tế bào hoocmon.
- Chống huyết áp cao, giảm co-lét-tê-rôn trong máu và hạ thấp huyết áp.
- Làm cho cơ thể sinh trưởng, nảy nở, giảm được sự biến hóa của chất béo, chất đạm.
- Thiếu thì sinh bệnh tê phù
- Thiếu thì ngừng trưởng thành sinh các chứng bệnh viêm nhiễm môi, miệng, làm đẹp người.
- Chữa bệnh viêm ngoài da, xơ cứng động mạch, có nhiều trong mầm gạo.
- Tham gia các quá trình sinh hóa trong cơ thể, tham gia chuyển hóa chất đường, chất béo, chất đạm. Tác dụng tạo máu và có nhiều lực đối với các biến loạn của các thương tổn chấn thương thần kinh.
- Chống xơ mỡ động mạch, hạ colexteron.
- Cần cho sự phát triển của xương và các tổ chức khác làm mắt thêm tinh. Thiếu thì khô mắt, quáng gà, xương ngừng phát triển.
- Giữ cho cơ thể khỏe mạnh, dai sức, chống các bệnh nhiễm trùng, làm vết thương chóng lành, chữa chảy máu.
- Thiếu thì khó có thai, tinh lực kém, làm cho cơ thể trẻ lại, cường tính, chữa ung thư có kết quả.
- Cần cho đàn bà đẻ, làm huyết trong lành. Thiếu thì chậm đông máu.
- Thiếu là sinh chứng xơ cứng động mạch, huyết áp cao. Chữa đau thận.
- Cần cho tế bào và sự tuần hoàn máu. Nếu kali trong máu giảm thì gây trụy mạch.
- Lượng Natri và Kali có trong thức ăn là yếu tố then chốt tạo nên sinh khí cho cơ thể, giúp thần kinh nhạy cảm với những kích thích và giúp các xung động thần kinh tỏa ra các cơ, làm cơ co lại, kể cả cơ tim, duy trì sự cân bằng nước ở thể dịch trong cơ thể
- Cần cho răng và xương. Thiếu thì còi xương, chậm lớn, dễ bị mềm xương, rụng răng, khó cầm máu.
- Bồi bổ thần kinh, liên kết với canxi cấu tạo răng, xương, cần cho tế bào thần kinh.
- Đẩy mạnh sự phát triển của cơ thể
- Ngăn không cho các u ung thư phát triển.
- Kích thích ruột co bóp, nhuận tràng.
- Thiếu thì sinh bệnh ngoài da, viêm đại tràng, miệng, phổi, ỉa chảy, nhức đầu.
- Chữa bệnh huyết, u, nhọt các tính. Thiếu thì gây thiếu máu.
- Làm cho vỏ não tốt lên. Thiếu thì sinh bệnh ngoài da, loét dạ dày, thiếu máu, thấp khớp, bạch huyết, u nhọt ác tính. Là nhân tố đẩy mạnh sự trưởng thành.
- Tăng nhu động ruột và dạ dày, loại chất độc tố qua đường bài tiết.
- Trẻ, thanh thoát, tiêu đờm, chữa hen suyễn.
- Thiếu thì sinh viêm dạ dày, rụng tóc, đi bộ khó khăn
- Giúp cho nhu động của dạ dày, ruột trở nên bình thường.
- Phòng loét dạ dày mãn tính.
- Phòng bụi phóng xạ.
- Thành phần chủ yếu là u-rê-zet-ta chữa thần kinh mất tự chủ, không nhịn ỉa, đái được
-Đem lại hoạt tính cho tế bào
- Điều khiển chức năng thần kinh trung ương.
PHỤ CHƯƠNG: PHƯƠNG PHÁP RỬA RUỘT
Có nhiều phương pháp RỬA RUỘT, chúng tôi chọn phương pháp SHANK PRAKSHALANA rất đơn giản, phù hợp với mọi người, làm sạch toàn bộ ống tiêu hóa từ dạ dày đến hậu môn, một trong những phương pháp góp phần chống bệnh tật, nhất là bệnh do ăn uống gây ra, kể cả bệnh ung thư vì sự viêm nhức ở màng nhờn ruột là nguyên nhân của nhiều chứng ung thư và so với các bộ phận khác của cơ thể thì ung thư ruột chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, RỬA RUỘT còn thêm phần kéo dài tuổi thọ vì một trong những nguyên nhân chính gây ra lão hóa là ở sự tích lũy các độc tố trong cơ thể, do hiện tượng tự đầu độc.
BƯỚC TIẾN HÀNH
a) Thời điểm:
Vào buổi sáng, bụng đói. Dùng nước muối nóng (1 lít nước pha từ 5 đến 6 gam muối). Qua hàng 100 người, kể cả người bệnh áp dụng phương pháp rửa ruột này đạt kết quả, chúng tôi thường dùng một bình thủy chứa 1 lít rưỡi nước sôi pha 20 gam muối (tương đương với 2 thìa súp) và một bình nước lọc 1 lít rưỡi. Khi uống chỉ việc pha nửa ly nước muối nóng với nửa ly nước lọc là vừa cả độ mặn và độ nóng.
b) Cách uống nước:
1) Uống 1 ly (180-200ml) nước muối nóng, liền sau đó, lần lượt tập 4 động tác, mỗi động tác 8 lần (xem hình vẽ)
2) Uống ly tiếp theo và lại tập như trên, cứ liên tục uống và tập như vậy, qua 6 ly, rồi vào nhà vệ sinh (nhà cầu) để đi tiêu. Thông thường sau uống 6 ly, xen kẻ với tập 4 động tác thì sẽ đi tiêu. Nhưng nếu sau 5 phút chưa đi tiêu được thì lại tập thêm 1 lần 4 động tác như trên, không cần uống nước nữa. Nếu vẫn không đi tiêu, có thể do nhu động ruột hoạt động kém thì phải khai thông đường ruột bằng cách thụt khoảng nửa lít nước ấm, không có muối, vào đường hậu môn thì chắc chắn sẽ đi tiêu được.
3) Sau khi đã đi tiêu được lần đầu, lại tiếp tục uống 1 ly nước muối nóng và tập 4 động tác như trên, cụ thể cho đến khi nào nước ra từ hậu môn cũng trong như nước mới uống vào thì thôi không uống nữa.
Thông thường từ ly thứ 10 đến ly thứ 14 là nước đi tiêu ra sẽ trong. Sau khi thôi uống, còn đi tiêu một số lần nữa là do nước chưa thải ra hết.
LƯU Ý:
1) Khi rửa ruột xong, không được ăn uống gì trong nửa giờ sau đó và cũng không nên để bụng trống rỗng hơn 1 giờ đồng hồ.
2) Phương pháp này không áp dụng với những người bị viêm loét dạ dày – ruột hoặc đang bị rối loạn tiêu hóa do kiết lỵ, tiêu chảy, ung thư v..v…, khi nào lành bệnh mới thực hiện được. Còn ngoài ra, nên một năm rửa ruột 2 lần, nếu có điều kiện thì mỗi năm 4 lần, vào lúc đổi mùa.
3) Nên tập được trước các động tác, chuẩn bị đầy đủ nước uống và nhà vệ sinh thật thoải mái để khi thực hiện đảm bảo toàn bộ thời gian RỬA RUỘT khoảng 1 giờ. Riêng với người chữa bệnh bằng phương pháp NHỊN ĂN mà đường tiêu hóa tốt, thể lực đủ, muốn thực hiện trước khi nhịn thì thời gian RỬA RUỘT có thể kéo dài 1 giờ 30 phút, bởi lẽ động tác tập chậm rãi hơi một chút để tránh mệt mỏi.
c) Động tác tập:
ĐỘNG TÁC 1:
Đứng thẳng, 2 chân cách nhau khoảng 30 cm, 2 tay đưa thẳng lên đầu, ngửa lòng bàn tay, ngón tay đan lại. Nghiêng mình qua trái rồi qua phải, mỗi bên 4 lần. Tổng cộng 8 lần với thời gian 10 giây đồng hồ. Tác dụng: dẫn nước từ dạ dày xuống ruột non.
ĐỘNG TÁC 2:
Tư thế đứng như động tác 1. Duỗi thẳng tay phải ngang tầm vai, đưa đầu ngón tay trái chạm đầu xương vai bên phải. Quay tròn mình, cho tay quay theo càng ra phía sau càng tốt; mắt nhìn theo đầu ngón tay. Quay trái rồi quay phải, mỗi bên 4 lần. Tổng cộng 8 lần với thời gian 10 giây. Tác dụng: Tiếp tục đẩy nước vào ruột non.
ĐỘNG TÁC 3:
Nằm sấp, nghênh cao đầu, hai tay chống thẳng chỉ để bàn tay và ngón chân chạm đất. Hai chân cách nhau khoảng 30 cm. Quay đầu sang phải thì nhìn gót chân trái và quay đầu sang trái thì nhìn gót chân phải. Mỗi bên 4 lần. Tổng cộng 8 lần với thời gian từ 10 đến 15 giây. Tác dụng: Tiếp tục đẩy nước xuống ruột non.
ĐỘNG TÁC 4:
Ngồi chồm hổm, 2 chân cách nhau 30 cm, 2 gót chân hơi chếch ra ngoài đùi, không đặt dưới mông, 2 bàn tay đặt trên 2 đầu gối dang ra khoảng 50 cm. Quay người, cho đầu gối trái chạm đất ngang trước bàn chân phải. Hai bàn tay đẩy liên tục đùi phải qua trái rồi đùi trái qua phải để ép nửa phần bụng. Nên quay mình nhìn ra sau để đùi ép vào ruột già.
LƯU Ý: 3 động tác trên có thể khởi đầu từ phía nào cũng được, nhưng động tác này phải ép phía ruột bên phải trước. Mỗi bên 4 lần. Tổng cộng 8 lần với thời gian từ 15 giây. Tác dụng: đưa nước xuống ruột già.
BÁC SỸ: LÊ MINH – NGUYỄN VĂN SÁU – NGUYỄN MINH THÁI
Kính mong sự góp ý của bạn đọc để tài liệu ngày được hoàn hảo.
Ngày 5 tháng 12 năm 1988