Nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh cao huyết áp

Nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh cao huyết áp

Nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh cao huyết áp

Nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh cao huyết áp

Nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh cao huyết áp
Nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh cao huyết áp
Nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh cao huyết áp

Đăng lúc: 12:23:16 AM | 06-12-2016 | Đã xem: 3446

Cao huyết áp là bệnh lý mà nhiều người mắc phải tại Việt Nam. Tuy nhiên nhiều người thường không chú ý bởi cho rằng đây là căn bệnh phổ biến. Dưới đây mời bạn cùng chúng tôi tìm hiểu những nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh cao huyết áp đối với sức khỏe.

Cao huyết áp dẫn đến đột quỵ

Không kiểm soát được huyết áp cao làm tăng nguy cơ đột quỵ từ 4 đến 6 lần. Đột quỵ, đôi khi được gọi là “tai biến mạch máu não” xảy ra khi máu cung cấp đến một vùng não bị chặn lại. Kết quả là các tế bào não không được cung cấp oxy và glucose cần thiết để tồn tại, bị chết đi. Nếu không được phát hiện và xử trí sớm, tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra.

Cao huyết áp làm giảm thị lực

Cao huyết áp làm tăng nguy cơ tổn thương mạch máu trong võng mạc, gây giảm thị lực.

Cao huyết áp làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch

Bệnh nhân cao huyết áp có thể gặp các biến chứng phì đại thất trái, thiếu máu cơ tim, rung nhĩ, suy tim tâm trương… với nhiều biểu hiện khác nhau.

cao huyet ap co nguy hiem khong

Tăng huyết áp làm tổn thương các cơ quan đích, bao gồm tim, não, thận, mắt, mạch máu làm cho chúng bị hư hỏng theo thời gian. Huyết áp cao dẫn tới 75% các ca đột quỵ và đau tim.
Yếu tố nguy cơ kết hợp với huyết áp cao có thể làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra các biến chứng. Những yếu tố nguy cơ bao gồm tuổi thọ cao, hút thuốc lá, nồng độ cholesterol cao bất thường, tiền sử gia đình bị bệnh tim, béo phì, tiểu đường, bệnh mạch vành, hoặc các bệnh lý khác về mạch máu.

Cao huyết áp dẫn đến biến chứng suy thận

cao huyet ap co nguy hiem khong

Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ gây tổn thương thận và suy thận giai đoạn cuối. Nguy cơ suy thận tăng theo mức độ tăng huyết áp. Tăng huyết áp dù được điều trị nhưng chưa đạt huyết áp mục tiêu vẫn có nguy cơ bị suy thận. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tăng huyết áp gây suy thận và ngược lại, suy thận lại gây tăng huyết áp. Vấn đề đặt ra là phải kiểm soát được huyết áp để tránh bị suy thận. Đồng thời cần điều trị tốt suy thận mới hạn chế được tăng huyết áp.

Ngoài ra, cao huyết áp còn dẫn đến các bệnh lý như loãng xương, tổn thương thành mạch máu,…

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chúc bạn thành công


Bài viết cùng chuyên mục


Sống đạo

backtop