Đăng lúc: 02:36:39 PM | 17-12-2016 | Đã xem: 3284
Tụt huyết áp là một hiện tượng thường gặp nhưng ít được chú ý. Bệnh có thể gây ra nhiều rủi ro do thiếu oxy, thậm chí có thể gây tử vong. Dưới đây, Benhhuyetap.net xin chia sẻ một số nguyên nhân dẫn đến tụt huyết áp đột ngột.Một số nguyên nhân gây tụt huyết áp đột ngột
1. Tụt huyết áp do mất nước
Đây là một trong những vấn đề mà chúng ta đối mặt hàng ngày. Nguyên nhân của mất nước có thể là do nôn ói, tiêu chảy kéo dài hay do tập luyện, ra nhiều mồ hôi và sốc nhiệt. Nếu không bổ sung lượng nước kịp thời có thể dẫn tới tình trạng tụt huyết áp với các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt hoặc ngất xỉu.
2. Tụt huyết áp do mất máu
Mất máu dù ít hay nhiều đều có thể làm giảm huyết áp. Các trường hợp mất máu gây tụt huyết áp nhanh gồm tai nạn, phẫu thuật hay nhiều nguyên nhân khác.
3. Tụt huyết áp do viêm nội tạng
Khi các bộ phận trong cơ thể bị viêm, các chất lưu di chuyển khỏi mạch máu để tập trung vào các mô bị viêm xung quanh nội tạng và các khu vực lân cận rồi rút máu, làm mạch máu thiếu hụt một lượng lớn máu gây hạ huyết áp.
4. Tụt huyết áp do cơ tim yếu
Nếu bạn bị yếu cơ tim, bạn rất dễ bị hạ huyết áp. Cơ tim yếu sẽ làm cho tim gặp trở ngại trong việc bơm máu, làm giảm lượng máu được bơm. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cơ tim yếu, có thể là do bị nhồi máu cơ tim nhiều lần hay một số cơ tim bị nhiễm trùng do virus.
5. Tụt huyết áp do nghẽn tim
Tình trạng này có thể xảy ra do nhồi máu cơ tim hay chứng xơ vữa động mạch. Khi đó, các mô đặc biệt giúp dẫn truyền dòng điện trong tim bị tổn hại, gây cản trở một vài hay tất cả các tín hiệu điện đi đến các bộ phận khác của tim, làm cho tim co bóp bất thường, ảnh hưởng đến huyết áp.
6. Tụt huyết áp do nhịp tim nhanh bất thường
Nhịp tim nhanh cũng có thể gây tụt huyết áp. Khi tim đập không đều hoặc quá nhanh, các tâm thất của tim do đó cũng sẽ co bóp với một nhịp độ không bình thường. Chính vì điều này, tâm thất không nhận đủ lượng máu tối đa trước khi co bóp, vì vậy lượng máu trong mạch bị giảm, cho dù nhịp tim đập nhanh.
7. Mang thai
Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao bị tụt huyết áp. Dù đây là hiện tượng thường thấy trong thai kỳ nhưng tốt hơn là chị em nên kiểm soát càng chặt càng tốt nhằm phòng tránh các biến chứng.
8. Nhiễm trùng nặng
Theo đó, vi khuẩn ở những nơi bị nhiễm trùng như phổi hay bụng thâm nhập vào dòng máu, sau đó sản sinh ra các độc tố làm ảnh hưởng đến các mạch máu, dẫn đến huyết áp bị hạ.
9. Thiếu hụt dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ, giữ gìn, nâng cao sức khỏe và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, đặc biệt đối với căn bệnh huyết áp thấp. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc phòng ngừa bệnh tật hiệu quả, đặc biệt đối với căn bệnh huyết áp thấp.
Tất cả mọi người đều cần bổ sung dinh dưỡng để sống khỏe mạnh và hạnh phúc. Việc thiếu hụt bất kỳ chất dinh dưỡng nào ở bất kỳ thời điểm nào cũng có thể gây ra các biến chứng, trong đó có tình trạng hạ huyết áp.
10. Các vấn đề nội tiết
Các vấn đề về nội tiết như suy giảm chức năng tuyến giáp, bệnh ở tuyến cận giáp, tuyến thượng thận suy yếu, hạ đường huyết và bệnh tiểu đường… đều có thể gây tụt huyết áp. Theo các chuyên gia, sở dĩ chứng hạ huyết áp xảy ra khi mắc các vấn đề về nội tiết là vì một số biến chứng xuất hiện trong quá trình sản xuất hormone tuyến nội tiết.
Nguồn: tổng hợp.
Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".
Chúc bạn thành công
Bài viết cùng chuyên mục
- Điều trị ung thư vú không cần cắt bỏ (02.01.2021 | Đã xem: 2940)
- Tìm hiểu về ung thư (thích chân quang) (02.01.2021 | Đã xem: 3348)
- Tỏi ngâm mật ong giúp trị ho và viêm họng cực hiệu quả (20.12.2020 | Đã xem: 2709)
- vệ sinh vùng kín sau khi quan hệ đúng cách (15.10.2020 | Đã xem: 2772)
- Trải nghiệm nhịn ăn giải độc cơ thể của một bác sĩ dinh dưỡng (09.12.2017 | Đã xem: 4453)
- Quả bầu là loại rau ăn có giá trị như Thuốc (05.11.2017 | Đã xem: 4435)
- Thuật dưỡng sinh trường thọ (24.07.2017 | Đã xem: 4560)
- Bí quyết trẻ trung sung mãn của người xưa (18.05.2017 | Đã xem: 4173)
- Đẩy lùi bách bệnh nhờ giữ ấm vùng bụng (10.03.2017 | Đã xem: 7749)
- Đạp nát tế bào ung thư (27.12.2016 | Đã xem: 4112)
- 9 tinh hoa dưỡng sinh của người xưa để sống khoẻ mạnh an lạc suốt đời (24.12.2016 | Đã xem: 6564)
- 10 lợi ích của nhịn ăn trong chữa bệnh và bồi bổ sức khoẻ (24.12.2016 | Đã xem: 4064)
- PHƯƠNG PHÁP NHỊN ĂN 12 NGÀY ĐỂ CHỮA BỆNH (24.12.2016 | Đã xem: 24359)
- Có nên nhịn ăn để chữa bệnh ung thư (24.12.2016 | Đã xem: 4465)
- sự kì diệu của phương pháp nhịn ăn bảo vệ sức khỏe từ bên trong (24.12.2016 | Đã xem: 7376)
- 6 thói quen xấu khiến tuổi thọ hao mòn (18.12.2016 | Đã xem: 4752)
- Biểu hiện của huyết áp thấp (17.12.2016 | Đã xem: 3039)
- BIỂU HIỆN BỆNH HUYẾT ÁP CAO (17.12.2016 | Đã xem: 3925)
- Bệnh cao huyết áp và cách điều trị (17.12.2016 | Đã xem: 3335)
- Trị giun sán bằng củ cà rốt (17.12.2016 | Đã xem: 3964)
- Thực phẩm nào tốt cho người bị cao huyết áp (17.12.2016 | Đã xem: 3022)
- Nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh cao huyết áp (06.12.2016 | Đã xem: 3446)
- Ngủ ngay sau khi ăn trưa dễ bị tăng huyết áp (06.12.2016 | Đã xem: 3492)
- Bệnh tăng huyết áp ăn gì, kiêng gì (04.12.2016 | Đã xem: 4349)
- Hướng dẫn cách đo huyết áp và đọc chỉ số huyết áp tại nhà (26.11.2016 | Đã xem: 5629)
- Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? (26.11.2016 | Đã xem: 6159)
- Hỗ trợ điều trị bệnh bằng cách nhịn ăn (21.11.2016 | Đã xem: 5693)
- HỎI – ĐÁP về phương pháp nhịn ăn chữa bệnh (21.11.2016 | Đã xem: 8924)
- Bạn đang sống hay chỉ đang tồn tại? (21.11.2016 | Đã xem: 5407)
- 10 năm ròng nhịn ăn để tuyên chiến với ung thư phổi (21.11.2016 | Đã xem: 4264)
- Chữa bệnh bằng nước uống (nhịn ăn) (02.11.2016 | Đã xem: 7502)