BÍ QUYẾT LỤC CHỈ CẦM MA

BÍ QUYẾT LỤC CHỈ CẦM MA

BÍ QUYẾT LỤC CHỈ CẦM MA

BÍ QUYẾT LỤC CHỈ CẦM MA

BÍ QUYẾT LỤC CHỈ CẦM MA
BÍ QUYẾT LỤC CHỈ CẦM MA
BÍ QUYẾT LỤC CHỈ CẦM MA

Đăng lúc: 04:21:25 PM | 26-11-2016 | Đã xem: 49261

“Kinh Doanh Tài Chính, Ngoài PTCB và PTKT Nếu vứt bỏ được Yêu và Hận (Sóng) Bạn sẻ nắm 90% phần Thắng, Muốn 100% phần Thắng .. , Nhẫn Giả là Thiên hạ vô địch”

 1. Chiêu 1: Cản động của Market (Vùng chiến sự – tranh chấp)

Lý thuyết:
– Nến nhật, giá Open, Closed, Gộp nến, Mẫu hình nến cơ bản
– Support (hỗ trợ)
– Resitance (Kháng cự)
Kinh nghiệm ứng dụng:
– Nến rất là cơ bản và cũng có thể nói nó phản ánh trung thực nhất trong các indicator, nến cực kỳ quan trọng cho định hướng trend của chúng ta, nến báo cho chúng ta biết các NĐT muốn gì và đang làm gì ….. để hiểu rõ về nến thì chúng ta phải học cách quan sát nến từ quá khứ ==> hiện tại ==> để đoán ra phần nào tương lai của cây nến tiếp theo … 
– Bằng cách xem xét lại lịch sử giá giao dịch trong 15 kì gần nhất với thời điểm hiện tại chúng ta có thể xác định được đâu là “vùng chiến sự ác liệt” giữa 2 phe BUY – SELL. Tùy thuộc vào NĐT giao dịch dài hay ngắn mà lựa chọn Khung thời gian giao dịch phù hợp. Nếu lướt sóng thì chúng ta dùng 4H + 1H định tạm trend chủ , dùng M30 để có được độ trể khá rõ của market , và điểm vào trạng thái, cũng như các tin quan trọng thường ra vào lúc xxx h 30, thực ra sau khi định trend chủ xong quan sát quá trình hình thành nến trước đó ==> tính ra các cản động của market thì Chúng ta sẽ chuyển sang dùng M10 – M15 để vào ra trạng thái để có được giá tốt hơn; sau đó kết hợp với chiêu thứ 2, 3 của Lục chỉ cầm ma mà xem xét nên vào khối lượng lớn để ăn cho được nhiều. Tránh chốt non khi sóng đang bắt đầu mạnh dần lên và chưa có dấu hiệu cho sự đảo chiều “tiềm năng”.
– Vì những mức cản này thay đổi theo diễn biến của thị trường tại thời điểm hiện tại nên ta gọi nó là “cản động”. Cũng chính vì thế nếu phá lên có xác nhận là các trader nhảy vào buy theo ngay ngược lại nếu phá dưới có xác nhận thì các trader Sell theo ngay, cách đánh này là chúng ta theo Market: market lên thì ta buy lên , market báo xuống thì ta Sell theo, chạm cản động tiếp theo 2-3 lần không phá thì chốt dần, còn nếu phá thì Bài tốt rồi phải Tố thêm vài KL nữa để ăn cho hết trend, 
– Vùng giá tập trung test càng nhiều thì vùng đó sau khi bức phá sẽ thể hiện rõ xu thế và bức phá càng mạnh. Đó là thời điểm chúng ta quyết định mở mới hay đóng một vị thế giao dịch.
2. Chiêu 2: Order BUY – SELL, động thái thị trường, Chuông báo Up – Down
– Khi 1000 trader bán xuống và 1000 trader mua lên mà giá thị trường tăng (nến tăng) thì ta xem đó là lực mua tăng, 
– Nếu 1000 trader bán xuống và chỉ 100 trader (10%) mua lên mà giá thị trường tăng (nến tăng) thì ta thoát trạng thái ngược lại với bigboss bất kểàchú ý thêm về những bigboss; – lãi/lỗ. 
– Đây cũng là cơ sở để chúng ta xác định trend trước đó đã ngưng và có thể thực hiện giao dịch ngược lại với trạng thái trước đó.
– Indicator BUY – SELL (S-B vo.ex4) kết hợp với Indicator cho tín hiệu phân kì (Tien oi.ex4 – Chính là MACD Histogram (12,26,9)) sẽ cho ta kết quả chính xác hơn
3. Chiêu 3: Mô hình Rùa (bao gồm 6 thức)
– Dùng để xác định các trend chủ mạnh hay yếu, các vùng giá mà chúng ta có thể hướng tới khi gold – forex phá cản, vùng giá có nhiều khả năng tranh chấp nhất ….. 
– Mô hình chỉ thực sự nhận diện được khi giá đã hình thành được ½ mô hình (2 chân trước, sau (bên trái) và đầu rùa). Phần còn lại chính là tìm ra 2 chân trước, sau (bên phải). Bằng việc đi theo mô hình này chúng ta sẽ có những chiến thuật giao dịch phù hợp.
– Chân Rùa có 3 ngón , rùa tung tăng bơi lội khắp đại dương , khi thì cua sang trái khi thì lách sang phải, có khi bơi ngược …. chúng ta cũng áp dụng như vậy mà thôi, rùa bơi tới hướng nào (rùa đang dùng thức nào chúng ta sẻ theo thức ấy) tức là market chạy tới đâu chúng ta sẻ theo tới đó …… chúng ta sẻ nhờ các chân rùa mà tạm tính ra các mốc giá sẻ chạm tới khi phá các cản động (xác định cản động (chiêu 1) tóm lại tuỳ theo rùa bơi hướng nào tức market tới đâu thì ta sẻ vào trạng thái khi phá cản có xác nhận và market tới đâu thì chúng ta ăn tới đó , vậy chốt lãi khi nào ????
– Mô hình rùa luôn biến hoá theo market , khi market ít biến thì là rùa bé nhưng khi market mạnh tức tiền đổ vào thị trường tốt thì rùa ăn nhiều nên sẻ lớn nhanh khi ấy chúng ta theo thị trường dễ dàng
– Mô hình Rùa hổ trợ cho chúng ta sâu hơn về market , nhất là độ nảy của nó để mà Tố ăn thêm hay là chốt lời nhảy ra … thôi
6 thức của mô hình Rùa
– Mô hình Rùa săn mồi : 
Đặc điểm: 2 chân sau của Rùa lệch nhau, Đầu Rùa hướng về bên trái, 2 chân trước và sau bên phải sẽ cao hơn 2 chân trước và sau bên trái
– Mô hình Rùa hoàn chỉnh: Thiếu Chân trước phải – Thị trường đang trong quá trình hình thành chân phải trước. Mô hình khá cân xứng có đáy 2 chân sau phải và trái bằng nhau, khi ấy mục tiêu của chân trước phải chính là vùng giá của chân trước trái.
MÔ HÌNH: Rùa Hoàn chỉnh ( ¾ mô hình – Còn thiếu chân phải trước)
KẾT QUẢ: Hoàn chỉnh chân phải trước theo đúng mô hình với mục tiêu ngang bằng với chân trái trước
– Mô hình Rùa đẻ trứng : Sau khi mô hình Rùa thu mình hoàn thành xong, thị trường bức phá qua 2 chân sau của mô hình này thì hình thành nên mô hình Rùa đẻ trứng, và khi ấy thị trường sẽ đi rất mạnh theo hướng ngược lại với mô hình Rùa thu mình
– Mô hình Rùa nghỉ ngơi: Mô hình cần một khoảng thời gian nhất định để hình thành chi tiết cuối cùng của mô hình chính là chân phải sau (trước)

– Rùa vờn bóng: Khi chân trước phải của mô hình Rùa vượt qua khỏi đỉnh của chân trước trái và mốc giá đó gần bằng đỉnh của đầu Rùa. Với mô hình này khi chân phải hình thành gần ngay đầu Rùa thì chân rùa sẽ phải điều chỉnh tức móng Rùa phải giảm co về lại gần bằng chân trái trước của Rùa. Trước khi biến thành Rùa vờn móng nó chính là mô hình Rùa hoàn chỉnh (với chân phải trước phóng đi quá mạnh). Chúng ta sẽ BUY khi bắt đầu hình thành mô hình Rùa hoàn chỉnh, nhưng giá nó vượt qua sự mong đợi của chúng ta (vùng ngang bằng với chân trước bên trái), tiến hẳn về gần giá ngay đầu Rùa. Khi ấy chúng ta chốt BUY ngay và SELL ngược lại. Điểm SL chính là mức cao nhất của đầu Rùa (+ 1usd = Độ nảy Market), Và điểm TP chính là vùng giá của Chân trước Trái của mô hình. Sở dĩ gọi là Rùa Vờn bóng là vì sau khi giá bằng chân trước trái, Rùa cố vươn lên tạo 1 cái bóng giả để rồi trả lại bằng với giá của chân trái trước. Mô hình này còn có một điều đặc biệt là nó thường xuất hiện và một khi chân phải trước tạo bóng 1 lần thì khả năng tăng tiếp là rất cao

– Rùa thu mình: Nó thể hiện sự nén lại của Market (các móng Rùa như muốn vươn ra nhưng bị co lại – giống như trước khi có bão thường trời nín lặng); Mô hình này có đặc điểm các chân sau và chân trước của Rùa liên tục thò ra tương đối bằng nhau ngay cùng một vùng chiến sự. Lưu ý thêm là nếu như market phá đáy 2 chân sau của mô hình Rùa thu mình thì đó chính là lúc market chạy rất mạnh và khi ấy mô hình được chuyển sang tư thế Rùa đẻ trứng

4. Chiêu 4: Mô hình Harmonics, Zup
– The Bat Pattern (Mô hình con Dơi)

– The Gartley Pattern

– The Crab Pattern (Mô hình con Cua)

– The AB=CD Pattern

– The Butterfly Pattern (Mô hình con Bướm)

– The Three Drives Pattern

– Mô hình 5-0: (Mô hình này khá dài – tham khảo thêm)
Ứng dụng: 
– Mô hình dựa trên nền tảng là các mức Retrace hoặc Extansion của công cụ Fibonacci
– Các thông số cần chú ý: 0.382, 0.5, 0.618, 0.786, 0.886, 1.27, 1.618, 2.618
– Khi mô hình hình thành đến sóng D (Điểm D) thì đảo chiều. Kết hợp Chiêu 4 này với các chiêu 1-2-3 để có thêm cơ sở cho việc vào lệnh.
5. Chiêu 5: Các đường trung bình: SMA16, SMA20
Thông số:
– SMA 16: Simple Moving Average; Period: 16; Giá tham chiếu: Closed (Tạm gọi là đường nhanh)
– SMA 20: Simple Moving Average; Period: 20; Giá tham chiếu: Closed (Tạm gọi là đường chậm)
Lý thuyết:
– Đường trung bình di động là đường chạy mềm mại theo biểu đồ giá, được đo từ mức giá đóng cửa của các nến trong một giai đoạn gần nhất, được ứng dụng trong việc dự đoán hướng giá trong tương lai. Bằng cách nhìn vào độ nghiêng của đường trung bình di động, bạn có thể dự đoán khái quát về hướng giá sẽ dịch chuyển.
Kinh nghiệm ứng dụng:
– Xác nhận xu hướng: Mối tương quan giữa giá và MA20 rất quan trọng, giá closed trên MA20: Xu hướng Up bắt đầu hình thành, giá closed dưới MA20: Xu hướng Down bắt đầu hình thành.
– Sự giao cắt giữa 2 đường Xu hướngàtrung bình: Khi đường nhanh (MA16) cắt đường chậm (MA20) từ dưới lên Up hình thành và xác nhận; ngược lại Khi đường nhanh (MA16) cắt đường chậm Xu hướng Down hình thành và xác nhận (Chỉà(MA20) từ trên xuống dùng cho phiên London và Mỹ – Market mạnh)
– Support/Resistance: Khi giá đã đi được một quãng khá xa giá sẽ có thiên hướng điều chỉnh/phục hồi. Lúc này các mức giá của đường MA16 và MA20 đóng vai trò là các mức hỗ trợ và kháng cự quan trọng. Khi giá test lại các đường này chính là cơ hội (dấu hiệu) cho chúng ta tố thêm hoặc đóng trạng thái giao dịch trước đó. Còn khi 2 đường nhanh chậm cắt nhau tức là tố thêm khi 2 đường này cắt nhau có xác nhận, trước đó chúng ta đã dùng chiêu 1 vào KL1+ rồi khi 2 MA giao nhau thì sóng thường đi khá chuẩn và dài hơi nhưng chúng ta vẫn phải dùng chiêu 1 để ra vào trạng thái cho giá được tốt hơn.
6. Chiêu 6: Matrix (phân khúc thị trường)
Quy tắc:
– Mỗi phân khúc thị trường có một đặc thù khác nhau
– Thị trường nhỏ mua lên chưa chắc thị trường đó mạnh, khi thị trường mạnh khác vào thì bị lấn át xu hướng trước đó (sử dụng chart kitco để theo dõi). Trước khi theo dõi và phân tích, dự đoán xu hướng ngày hôm nay ta quay lại xem xét kỹ diễn biến của phiên (ngày) trước đó
– Cơ sở để định hình giá cho ngày hôm sau chính là giá đóng cửa (giá chấp nhận của trader trên toàn thế giới) của thị trường chung châu âu và Mỹ (23h) – Vùng giá chiến sự – Tại khu vực này Volume lớn, thể hiện KL của nhà đầu tư tham gia rất lớn và nó phản ánh trung thực mức giá có thể chấp nhận của nhà đầu tư
– Nếu như thị trường không có tin gì nổi bật thì 65% market sẻ chạy về lại giá chuẩn của phiên chung mạnh
Lý thuyết:
– Thị trường Châu Á (Tokyo): (00.00 – 09.00 UTC) – (07.00 – 16.00 VN)
22h00 – 4h45: Wellington
00h00 – 6h00: Sydney, Tokyo
01h00 – 9h00 : Singapore
01h20 – 7h00: Shanghai
Trong phiên giao dịch Châu Á, số lượng cao nhất của giao dịch thực hiện ở Tokyo, tiếp theo là Hồng Kong, Thượng Hải và Singapore.
Thông thường, giao dịch tại Tokyo là khá mỏng. Ngân hàng đầu tư lớn và các quỹ đầu tư thường sử dụng các phiên Châu Á để di chuyển thị trường cho các “điểm dừng” quan trọng và tùy chọn các “rào cản”
NĐT mạo hiểm sẽ chọn các cặp: USD/JPY, GBP/CHF, GBP/JPY (Biên độ trung bình 80 Pip)
NĐT thận trọng sẽ chọn các cặp: AUD/JPY, GBP/USD, USD/CHF (Biên độ trung bình dưới 50 Pip)
– Thị trường Châu Âu: (7.00 – 16.00 UTC) – (14.00 – 23.00 VN)
6h30 – 14h50: Moscow
7h00 – 15h30: London, Zurich, FrankFurt, Johannessurg
7h30 – 13h00: Dubai
London: trung tâm giao dịch lớn nhất và quan trọng nhất trên thế giới, hầu hết các thiệt bị đầu cuối của các ngân hàng thương mại lớn đều đặt tại London do tính thanh khoản và hiệu quả thị trường. Số lượng lớn nhà đầu tư tham gia và khối lượng giao dịch lớn làm cho thị trường tiền tệ biến động mạnh nhất trong tất cả các thị trường (Đặc biệt là khoảng thời gian giao phiên Chung Châu Á – Châu Âu, Châu Âu – Châu Mỹ)
NĐT mạo hiểm sẽ chọn các cặp: GBP/CHF, GBP/JPY, EUR/USD, USD/CAD, GPB/USD, USD/CHF (Biên độ trung bình trên 80 Pip, riêng GBP/JPY và GBP/CHF lần lượt tương ứng là 140 và 146 Pip)
NĐT thận trọng sẽ chọn các cặp: NZD/USD, AUD/USD, EUR/CHF, AUD/JPY (Biên độ trung bình dưới 50 Pip)
– Thị trường Châu Mỹ: (13.30 – 20.00 UTC) (19.30 – 04.00 VN)
13h20 – 20h00: New York, Toronto, Chicago
New York là thị trường lớn thứ 2, chiếm 19% tổng doanh thu trong thị trường Forex, Thanh khoản lớn nhất trong thời gian từ 13.30 – 17.00 (UTC)
NĐT mạo hiểm sẽ chọn các cặp: GBP/USD, USD/CHF, GBP/JPY, GBP/CHF (Biên độ trung bình trên 100 Pip)
NĐT thận trọng sẽ chọn các cặp: USD/JPY, EUR/USD, USD/CAD (Biên độ trung bình dưới 80 Pip)
– Chồng chéo Phiên Châu Á – Châu Âu: (07.00 – 09.00) (14.00 – 16.00 VN)
Thời gian hoạt động ít nhất trên thị trường, trong hai giờ đồng hồ rất mỏng, kinh doanh, và thời gian này có thể được sử dụng bởi các thương nhân, vì sợ rủi ro đối với vị trí của họ trong việc mở cửa kinh doanh ở Phiên Châu Âu
– Chồng chéo Phiên Châu Âu – Châu Mỹ: (13.30 – 16.00) (19.30 – 23.00 VN)
Tại thời điểm này, hoạt động trên thị trường đạt đến cường độ lớn nhất của nó, bởi vì vào thời gian này là thời gian hai thị trường lớn nhất giao dịch cùng lúc. Chiếm đến 70% của tất cả các giao dịch tiền tệ trên thị trường tiền tệ cho các phiên Châu Âu và 80% của tất cả các giao dịch Phiên Mỹ.
Kinh nghiệm ứng dụng:
– Khung thời gian thứ 1: Open (5h) đến trước khi HồngKong vào (8h)
Úc, Newzeland thông thường hay đi theo NY Globex (Closed ) trướcè khi Á chính thức vào (8h00 – 8h30). Nếu trong khoảng thời gian này không có bất kì thông tin quan trọng nào công bố thì 85% thị trường sẽ qua đầu so với xu hướng thị trường (phân khúc) trước đó .
– Khung thời gian thứ 2: Open (8h) đến trước khi London vào (14h)
Thụy sỹ thường đi ngược lại với Châu Áè (HongKong) một chút, nhưng thường thường đi ngược với phiên London khoảng 70%
Chú ý hai mốc thời gian sau đây: 12h nếu giờ Mùa Hè và 13h nếu giờ Mùaè đông và mốc gần 14h nếu giờ Mùa hè và gần 15h nếu giờ Mùa đông. Nếu khi đến 2 mốc thời điểm đó mà Vàng tăng hay giảm sẽ báo hiệu xu hướng vàng là tăng hay giảm hay đảo chiều trong Phiên Âu kế tiếp. Đặc biệt khi đến hay đi qua 2 mốc thời điểm đó mà Vàng vẫn không thể tăng hay giảm tiếp thêm tầm $3 đến $5 so với giá ta Mua hay bán thì khả năng cao vàng sẽ bị đảo chiều Phiên Âu.
– Khung thời gian thứ 3: Open (14h) đến trước khi Mỹ vào (19h20)
Khi Thị trườngè London vào, thị trường thường xảy ra hoạt động chốt lời và điều chỉnh (phục hồi) về dần mức giá chấp nhận của thị trường chung châu âu và Mỹ trước khi thị trường Mỹ chính thức vào
Cũng tương tự như Phiên Á nhưng chú ý 2 mốc thời gian sauè đây: 17h nếu giờ Mùa Hè và 18h nếu giờ Mùa đông và mốc gần 19h nếu giờ Mùa hè và gần 20h nếu giờ Mùa đông. Nếu khi đến 2 mốc thời điểm đó mà Vàng tăng hay giảm sẽ báo hiệu xu hướng vàng là tăng hay giảm hay đảo chiều trong Phiên Mỹ kế tiếp
– Khung thời gian thứ 4: Open (19h20) đến trước khi Âu ra (23h30)
Thị trường giao dịch theo tin tức công bốè
Các bạn chú ý 3 mốcè thời gian sau đây: Lúc Phiên Mỹ bắt đầu 19h20 (mùa hè) hoặc 20h20 (mùa đông), tùy theo mùa mà sẽ có 1 trong 2 mốc giờ trên) nếu Vàng giảm 1 lèo trên $10 mà sau (21h30 hay 22h30, tùy theo mùa) Vàng hồi phục lại gần $10 thì xem xét Mua lại Ngay. Còn nếu Vàng không hồi phục mà tăng giảm hồi phục nhưng đà tăng yếu hơn đà giảm thì có nghĩa là Vàng sẽ còn giảm tiếp nữa ===> Canh Bán ngay. Sau 23h30 hay sau 24h30, tùy theo mùa) Vàng sẽ có thêm 1 đợt tăng giảm cuối cùng trong phiên Mỹ (trừ những ngày có tin quan trọng như tin Lãi suất FED lúc 1h15 hay 2h15 thì sẽ khác) và sau đó thì thông thường vàng sẽ sideway ở giá hiện tại thời điểm đó sau khi đã biến động cuối cùng trong ngày hoặc nếu không có sự biến động nào xảy ra sau 23h30 hay sau 24h30 thì Vàng sẽ sideway ở giá hiện tại cho đến khi close ===> có thể yên tâm giữ lệnh hay chốt lời. Tương tự cho trường hợp Vàng tăng. Chú ý: Sau 21h30 hay sau 22h30 xu hướng vàng tăng hay giảm sẽ là xu hướng chính của Vàng cho đến thời điểm close. Cho nên khi vào đầu phiên Mỹ Vàng có tăng hay giảm 1 lèo $10 – $20 cũng không ăn thua, ăn thua là sau 21h30 hay sau 22h30 Vàng có bị đảo chiều không? Nếu không đảo chiều thì ta yên tâm.
– Khung thời gian thứ 5: Âu ra (23h30) đến chốt phiên (4h) – Globex NY
Chỉ cần chú ý mốc sau 21h30 hay mốc sau 22h30 (tùy theo mùa), nếu tựè nhiên Vàng đột ngột có tín hiệu tăng hay giảm trên $5 đến $10 (bất chấp tin ra thế nào) thì khả năng Vàng sẽ tăng hay giảm đó cho đến khi close và khả năng xuất hiện 1 hot news nào đó.
Tổng hợp:
– Việc vận dụng LLCM đòi hỏi trader cần có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các chiêu thức. Tùy theo diễn biến của thị trường, độ mạnh yếu, phiên giao dịch mà ứng dụng kết hợp Chiêu 1-2-3-4-5-6 vào để đưa ra quyết định giao dịch
– Bằng việc đánh dấu từng điều kiện là 25% cho quyết định giao dịch chúng ta sẽ có đủ cơ sở giao dịch khi những điều kiện này thỏa ít nhất 75% cho xu hướng Up hay Down đó
– Song song với việc tìm điểm vào chúng ta luôn đặt vấn đề quản trị rủi ro (Stoploss) lên trên hết trước khi nghĩ đến tiềm năng lợi nhuận có được từ mô hình. Vì bản chất của việc ứng dụng mô hình là chúng ta dựa vào các mức cản “động”, nên Stoploss hay Take Profit chúng ta cũng ko có một điểm cụ thể mà nó sẽ “động” theo thị trường. Tuy nhiên do thị trường có những thời điểm tin tức bất ngờ xuất hiện làm phá vỡ xu hướng giao dịch của chúng ta rất nhanh nên việc đặt sẵn một mức Stoploss cố định sẽ được khuyến khích. Việc phân chia Khối lượng giao dịch phù hợp, các lệnh bảo hiểm (Sell stop, Buy Stop) khi thị trường bất ngờ quay đầu cũng được áp dụng một cách linh hoạt để gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro khi tham gia thị trường thực.
Lưu ý quan trọng:
Bài viết được tổng hợp từ những nguồn thông tin: Anh Khắc Qui (nội dung chính xuyên suốt bài viết), Anh Kim Phát Tài (phần kinh nghiệm giao dịch theo khung thời gian), website stocktimes.ru(phần lý thuyết khung thời gian và thương mại thông qua đồng hồ 24h), website harmonicinc.com(phần lý thuyết mô hình Harmonic, ZUP, chiêu 4) và chút ít kinh nghiệm cá nhân của Donald – PKT
(Tác giả: Khắc Qui)

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chúc bạn thành công


Bài viết cùng chuyên mục


forex

backtop