Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào?

Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào?

Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào?

Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào?

Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào?
Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào?
Bollinger Bands là gì và cách sử dụng chỉ báo này như thế nào?
FTMO.com - For serious traders

Đăng lúc: 02:10:04 PM | 31-12-2016 | Đã xem: 8850

Bollinger Bands được phát triển bởi John Bollinger từ những năm đầu của thập niên 80 thế kỉ 20.

Bollinger Bands là một chỉ báo kĩ thuật rất hữu dụng. Nhiều trader cho rằng chìa khóa của hệ thống giao dịch của họ chính là chỉ báo này. Bollinger Bands được vẽ xoay quanh cấu trúc giá. Nó cung cấp ranh giới cho những đỉnh mới và đáy mới. Điểm then chốt của Bollinger Bands là đường trung bình động xác định xu hướng trung hạn dựa vào thời gian mà bạn thiết lập. Chỉ báo xu hướng này được biết đến như dải giữa và thường được mặc định khoảng thời gian là 20 ngày. Dải trên và dải dưới được dùng để đo sự thay đổi của xu hướng tăng và xu hướng giảm. Hai dải này được tính dựa trên độ lệch chuẩn so với dải giữa.

Dải trên = dải giữa + 2 x độ lệch chuẩn
Dải giữa = trung bình động 20 ngày
Dải dưới = dải giữa – 2 x độ lệch chuẩn

Đồ thị bên dưới thể hiện dải trên và dải dưới của Bollinger Bands.

Chiến thuật giao dịch sử dụng dải Bollinger Bands

Bollinger Bands và mô hình hai đáy

Một chiến thuật sử dụng Bollinger Bands thường thấy là sử dụng nó cùng với mô hình 2 đáy. Đáy đầu tiên của sự thiết lập này có xu hướng đi kèm với khối lượng lớn, giá giảm mạnh, vượt ra khỏi dải Bollinger Bands. Những loại diễn biến này thường đi kèm với một đợt hồi phục tự động. Đỉnh của đợt hồi phục này sẽ trở thành ngưỡng kháng cự đầu tiên phải vượt qua trước khi giá muốn tăng lên cao hơn. Sau đợt hồi phục này, đường giá cố gắng quay lại mức thấp nhất được thiết lập gần đây để kiểm tra áp lực mua ở đáy này. Nhiều trader sử dụng Bollinger Bands tìm kiếm trong dải dưới nến “kiểm tra” này. Nó biểu thị rằng áp lực bán đã giảm xuống và hiện đang có sự thay đổi vị trí từ người bán sang người mua. Bạn cần chú ý đến khối lượng để chắc rằng nó đã giảm đáng kể.

Dưới đây là một ví dụ về mô hình 2 đáy nằm ngoài dải băng dưới và tạo một đợt hồi phục tự động. Khối lượng tại đáy thứ hai giảm 40% so với khối lượng tại đáy thứ nhất và kết quả là giá tăng 12% hai ngày sau đó.

Đảo chiều với Bollinger Bands

Một phương pháp hiệu quả khác để giao dịch là bán khi giá ra khỏi dải trên của Bollinger Bands. Bây giờ chúng ta sử dụng một chút phân tích nến Nhật trong chiến thuật này. Ví dụ, thay vì bán ngay khi giá tạo khoảng trống tăng vượt qua dải trên, hãy đợi xem giá diễn biến như thế nào. Nếu sau khi tạo khoảng trống tăng, giá đóng cửa gần mức thấp nhất và vẫn nằm bên ngoài dải Bollinger Bands thì rất có thể nó sẽ quay lại trong ngắn hạn. Bạn có thể đặt một lệnh bán với 3 mức chốt lời: dải trên, dải giữa hoặc dải dưới.

Trong ví dụ bên dưới, giá tăng và tạo khoảng trống rất tiềm năng nhưng sau đó giá đóng cửa ngay tại mức thấp nhất. Giá sau đó nhanh chóng đảo chiều và giảm 2% trong vòng 30 phút. Bạn có thể sử dụng cách này để giao dịch trong ngày.

Giá đi trên dải Bollinger Bands là gì?

Một lỗi nghiêm trọng mà những trader mới học Bollinger Bands thường mắc phải đó là bán ngay khi giá chạm dải trên và mua ngay khi nó chạm dải dưới. Bollinger, người tạo ra chỉ báo này đã từng nói rằng việc giá chạm vào dải trên hoặc dải dưới không tạo ra một tín hiệu mua hay bán. Tôi không chỉ từng nhìn thấy mà bản thân tôi cũng từng giao dịch chiến thuật sử dụng Bollinger Bands như một tín hiệu cho sự tiếp diễn xu hướng. Sử dụng những chỉ báo kĩ thuật khác và những mẫu hình, bạn có thể giao dịch theo xu hướng dù giá đang đóng cửa bên trên dải trên hay bên dưới dải dưới.

Hãy quan sát ví dụ bên dưới và lưu ý sự siết chặt của dải Bollinger Bands ngay trước khi bùng nổ, với chỉ một lí do giá ở bên trên dải trên không thể trở thành một lí do để bán hoặc bán khống. Hãy quan sát khối lượng bùng nổ và giá tiếp tục xu hướng bên ngoài dải Bollinger Bands. Đây có thể trở thành một thiết lập tạo rất nhiều lợi nhuận.

Tôi muốn giá chạm vào dải giữa một lần nữa. Dải giữa chính là đường trung bình động 20 ngày được mặc định trong nhiều nền tảng giao dịch. Mỗi cổ phiếu có những nét đặc trưng riêng, có những cổ phiếu chú ý đến khoảng thời gian 20 ngày, có những cổ phiếu khác không như vậy. Trong một vài trường hợp bạn có thể muốn điều chỉnh đường trung bình động sao cho phù hợp. Bạn có thể sử dụng dải giữa như là ngưỡng hỗ trợ khi giá đang đi trên dải Bollinger Bands. Hoặc bạn có thể sử dụng kĩ thuật này để gia tăng thêm khối lượng giao dịch đối với lệnh đang mở.

Ngược lại, khi giá thất bại trong việc tăng nhanh hơn bên ngoài dải Bollinger Bands biểu thị sự suy giảm sức mạnh. Đây là thời điểm tốt để thoát khỏi toàn bộ giao dịch. Đồng thời bạn cũng nên chú ý đến những đỉnh cao hơn và những đáy thấp hơn khi đang đi bên trên dải Bollinger Bands.

Sự siết chặt dải Bollinger Bands

Một chiến thuật giao dịch khác sử dụng Bollinger Bands để đo lường sự tích lũy sắp tới. Có một chỉ báo được tạo ra có tên là Bands width, công thức rất đơn giản: (giá trị dải trên-giá trị dải dưới)/giá trị dải giữa. Ý tưởng sử dụng đồ thị ngày, khi chỉ báo chạm ngưỡng thấp nhất trong vòng 6 tháng thì bạn có thể kì vọng sự thay đổi sẽ tăng lên. Điều này dẫn tới việc siết chặt dải Bollinger Bands. Hành động siết chặt này báo hiệu một diễn biến lớn. Bạn có thể sử dụng thêm một số chỉ báo khác như Expanding Volume hoặc chỉ báo Tích Lũy/ Phân Phối, hoặc quan sát độ hẹp của những nến giảm. Những chỉ báo và dấu hiệu này tạo thêm bằng chứng về sự siết chặt Bollinger Bands.

Những loại thiết lập này rất dễ đánh lừa các trader. Lưu ý đồ thị bên dưới, giá đã tăng như thế nào khi mở cửa và ngày 26/9. Sau đó nó bất ngờ đảo chiều và tất cả những trader mua khi thị trường bùng nổ đều đã bị đánh lừa. Bạn cần phải kiên nhẫn mỗi khi nhìn thấy sự siết chặt của Bollinger Bands. Hãy đợi cho đến khi có tín hiệu xác nhận sau khi giá bùng nổ. Hãy so sánh giá và khối lượng bùng nổ trong 2 lần và cách giá tiếp cận đỉnh bùng nổ cũ (đường màu vàng).

Dưới đây là một vài cách tiếp cận khác khi xuất hiện sự siết chặt Bollinger Bands. Lưu ý, trước khi giá tạo khoảng trống thì Bollinger Bands đã siết chặt.

Một số trader có thể tiếp cận theo hướng cơ bản là bán khống cổ phiếu tại mức giá mở cửa với giả định rằng quá trình siết chặt sẽ đưa giá xuống thấp hơn nữa. Một cách tiếp cận khác là đợi tín hiệu xác nhận: (1) đợi cho nến quay trở lại dải Bollinger Bands, (2) chắc chắn rằng có một vài nến bên trong Bollinger Bands không xuống thấp hơn nến thứ nhất, (3) bán khi giá phá vỡ mức thấp nhất của nến đầu tiên. Dựa vào những yêu cầu này, bạn có thể thấy những thiết lập như vậy không thường xuyên xuất hiện nhưng một khi đã xuất hiện thì nó thực sự là một thiết lập đặc biệt.

Đồ thị bên dưới thể hiện cách tiếp cận này.

Bây giờ hay xem xét một số thiết lập khác ở bên mua. Dưới đây là đồ thị của cổ phiếu Google từ ngày 26/11/2011. Cổ phiếu này đã tạo khoảng trống tăng vựơt lên trên dải trên, tạo một bước thoái lui nhỏ sau đó vượt qua mức giá cao nhất của nến thứ nhất. Những loại thiết lập này sẽ có sức mạnh rất lớn nếu như nó đi bên trên dải Bollinger Bands.

Trên đây là một số thiết lập rất tốt cho việc giao dịch sử dụng Bollinger Bands. Tôi không phải người sử dụng nhiều chỉ báo trong đồ thị vì nó sẽ làm tôi cảm thấy rất hỗn loạn. Tôi chỉ sử dụng giá, khối lượng và dải Bollinger Bands trong đồ thị. Hãy giữ nó đơn giản. Nếu bạn cảm thấy cần phải sử dụng thêm chỉ báo để xác nhận phân tích của bạn, hãy kiểm tra nó trước khi đặt bất kì một lệnh nào.

 

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chỉ hỗ trợ người đam mê - tâm huyết..»

Chúc bạn thành công | FOREX - KHO BÁU VÔ TẬN.


FTMO.com - For serious traders





Bài viết cùng chuyên mục


forex

backtop