Đăng lúc: 12:37:33 PM | 13-12-2016 | Đã xem: 16330
Nhiều trader đã làm công việc vẽ Hỗ trợ (S) / Kháng cự (R) trở nên khó khăn hơn rất nhiều mà nó cần có. Sau khi bạn đã có được những kiến thức chung về việc tôi vẽ nó như thế nào thì bạn sẽ không gặp phải vấn đề gì khi tự vẽ nữa.
Có 3 giả thuyết thông dụng về việc vẽ S/R này:
Giả thuyết 1:
Bạn nên vẽ tất cả các đường mà bạn có thể thấy trên biểu đồ - Nhiều trader đã rơi vào cái bẫy này, họ mất cả tiếng đồng hồ để vẽ tất cả các đường này. Và cuối cùng, cái mà họ nhận được là một biểu đồ rắc rối, mà điều đó cơ bản là không tốt chút nào. Bạn nên học để vẽ chỉ ở một mức độ (level) trên biểu đồ, rồi bạn sẽ thấy nó hữu ích như thế nào ở một khung thời gian cụ thể.
Giả thuyết 2:
S/R nên được vẽ từ điểm cao nhất (High) và thấp nhất (Low) của giá, cái này chắc có lẽ là thông dụng mà các trader dung khi vẽ - Thông thường, các S/R được xem là các vùng (zone) hơn là mức (level), thỉnh thoảng bạn sẽ có những mức giá gọi là Key level thực sự là các mức, và chúng ta cũng thường vẽ S/R ở giữa bóng (tail) hoặc thậm chí ở giữa thân nến. Điểm mấu chốt ở đây là bạn không phải luôn luôn vẽ ở chính xác điểm cao thấp hoặc thấp nhất của cây nến.
Giả thuyết 3:
Bạn nên kéo biểu đồ ngược về quá khứ rất xa để vẽ các S/R của bạn – Trừ phi bạn là một nhà đầu tư dài hạn với chủ trương mua và giữ, không thì bạn không cần phải kéo biểu đồ về quá 8 tháng để vẽ. Tôi không ngồi đây để cố vẽ các mức S/R từ hơn 5 năm về trước như một số trader khác … Bạn đang lãng phí thời gian nếu bạn đang làm thế.
OK! Bây giờ chúng ta đã được làm mới lại các tư tưởng thông thường,bắt tay vào vẽ thôi:VD1: EURUSD daily
Chúng ta nhìn vào chart EU, bạn chú ý vào đường màu đỏ là mức dài hạn và đường màu xanh là mức ngắn hạn. Đây là cách tất cả các ví dụ trong bài này được trình bày, và hy vọng nó sẽ giúp bạn phân biệt dễ dàng hơn cái tôi gọi là “Key level” với các mức level ngắn hạn khác.Trong ví dụ này, bạn có thể thấy rõ là thị trường đang đi trong range giữa kháng cự 1.3140-70 và hỗ trợ 1.2830 . Đây là cái tôi gọi là các Key Level trong chart EU này. Và trong range này, chúng ta có các mức ngắn hạn khác, đặc biệt là 2 đường Shorter-Term Resistance vẽ trong hình. Chúng ta thấy đường gần 1.3070 chạm vào cây nến vào October 5th và nó đi ngang qua giữa thân và bóng nến khác từ October 17th – 23rd nữa, điều đó là tín hiệu tốt…Một mức S/R có thể rất ý nghĩa ngay cả khi chúng không chính xác chạm vào đúng High hoặc Low của cây nến. Điều này cũng xảy ra với mức gần 1.3140, nó không chạm vào High vào September 14th and 17th … Điều này nói lên rằng S/R là vùng (zone) hơn là chính xác một mức hay đường.
Sau đó chúng ta thấy một Inside Bar vào October 18th , sau đó giá bắt đầu đi xuống, nó đã cố tăng lên lại nhưng mức giá ngay đường màu xanh ta vẽ hoạt động như một kháng cự giữ cho giá không lên được và sau đó ta thấy giá đi xuống luôn từ đó. Có một vài điểm tinh tế bạn cần phải học khi vẽ các mức level này … đặc biệt là trong ngắn hạn. Cặp Inside Bar đó hoạt động như một kháng cự, và thường thì điểm Break của Inside Bar sẽ là S/R, thậm chí là trong ngắn hạn.
Đây là ví dụ hay để bạn tham khảo: Khi vẽ S/R trên biểu đồ, hãy vẽ các mức dài hạn (longer-term “key” levels) trước, sau đó mới vẽ tới các mức ngắn hạn (shorter-term levels). Điều này sẽ cho bạn một hình dung về điều kiện thị trường hiện tại cũng như tạo thói quen khi phân tích cho bạn nữa.
Một trong các điều tôi hay nói đó là S/R thường là một “vùng” hơn là một mức giá nào đó. Hình vẽ dưới là một minh họa hay cho điều này, khi kháng cự là vùng giá 1.6270-1.6310.
Các hỗ trợ/ kháng cự quan trọng ( “key” support or resistance) thông thường là các mức mà tại đó giá bị “bật” ra một cách mạnh mẽ và làm cho giá đi lên hoặc đi xuống đáng kể, hoặc “chứa đựng” hoặc “ hỗ trợ” giá nhiều lần. Trong khi đó, các mức ngắn hạn lại dẫn đến một sự di chuyển ít hơn và có thể bị phá dễ hơn. Chúng ra xem hình bên dưới:
Nhìn vào biểu đồ, chúng ta có thể thấy AUDUSD đang giao dịch trong một phạm vi rộng giữa 1.0612 - 1.0175. Trong đó, 1.0612 là “key resistance” vì nó đã tạo ra điểm thay đổi đáng kể và được giữ vững trong 2 lần test trước đó. Tương tự, 1.0175 là “key support” vì nó cũng tạo ra sự di chuyển lớn và được giữ trong 4 lần test. Và shorter-term level tại 1.0410 cũng tạo ra sự di chuyển lớn nhưng không bằng hai mức vừa nói. Như bạn thấy, vài đường vẽ sẽ cho bạn thấy đường nào quan trọng hơn trong việc phân tích của bạn, nhưng trong lúc đó bạn phải nhớ những lý do mang tính logic như “ Mức này giữ giá nhiều lần rồi”, hoặc “ Mức này đã tạo ra một sự di chuyển lớn”…
Ở biểu đồ USDJPY bên dưới, chúng ta sẽ tìm tất cả các “Key Levels” bởi vì tôi không thấy bất cứ gì xem xét là “Short-term Levels”. Lý do mà tôi đã vẽ tất cả các đường này là nó đã tạo ra một sự di chuyển đáng kể. Hiện tại thì USDJPY đang di chuyển lên cao, nếu break qua khỏi kháng cự gần 80.37 thì chúng ta sẽ thấy giá sẽ có được một điểm tựa nữa cho sự tăng giá.
Điều chú ý trong chart này là về Đuôi (hoặc “Bóng”) nến. Nhớ rằng một vài Levels (Mức) thì không được vẽ đúng chính xác tại điểm High hoặc Low của cây nến mà là đi qua phần giữa của Bóng nến. Điều này tôi đã nói ở phần đầu của bài viết này. Trong thực tế, một level mà có thể đi qua nhiều Bóng nến thì quan trọng hơn là khi nó đi qua chính xác hai hoặc ba điểm High/Low của nến. Một ví dụ minh họa cho điều này là mức 78.79 trong chart bên dưới, tôi đã cố gắng vẽ để nó đi qua nhiều Bóng nến nhất có thể thay vì di chuyển lên một chút để chạm các điểm High/Low của vài cây nến. Vẽ các Level theo cách này sẽ cho bạn một điểm tham chiếu tốt hơn để tìm tín hiệu, bời vì bạn đang tiến gần hơn tới điểm quyết định (Turning point) của thị trường. Nhưng cũng không có nghĩa là bạn không bao giờ được vẽ tại các điểm High/Low, bởi vì bạn có thể làm thế, và rất nhiều là đằng khác, nhưng nó chỉ có nghĩa là bạn không luôn luôn nhất thiết phải vẽ như vậy.
Trong chart NZDUSD bên dưới, tôi muốn lưu ý với các bạn cái gọi là “Vùng quan trọng” (Value area). Về cơ bản, đó là cách gọi khác cho sự tích lũy giá (consolidation). Các vùng giá này hoặc động như các S/R, có nghĩa là khi giá hồi về gần chúng thì bạn có thể tìm tín hiệu Price Action để vô lệnh. Bạn cũng thỉnh thoảng thấy các mức S/R hiện tại đi ngang qua giữa các Vùng quan trọng này như đường màu xanh trong biểu đồ bên dưới. Và với ví dụ này, đường màu xanh sẽ là vùng hỗ trợ tốt để ta tìm kiếm tín hiệu mua vô nếu giá xuống gần.
NZDUSD daily
Biểu đồ USDCAD bên dưới là ví dụ hay về “ Value area” chúng ta vừa nói ở trên. Hãy chú ý cách giá tạo ra sự tích lũy, sau đó giá lại tiến tới vùng này và gặp kháng cự tại trung tâm của Vùng này ở mức 0.9883 vào October 3rd. Sau đó, khi giá đã break lên khỏi vùng này thì hình thành tín hiệu Inside Bar khi hồi lại, thể hiện sự từ chối mức giá này là tiếp tục đi lên.
Vì vậy, đây có thể là chiến lược đơn giản cho bạn, đợi cho giá break qua khỏi Key Level, sau đó hồi về test và tìm kiếm tín hiệu tại vùng này để vào lệnh theo trend ban đầu.
USDCAD daily
Chúng ta thấy EURJPY đã hình thành một uptrend từ khoảng cuối tháng 7. Và các mức hay vùng hỗ trợ được hình thành ở điểm kết thức của quá trình điều chỉnh giá. Và trong một thị trường có xu hướng như thế này, chúng ta có thể tìm tín hiệu tại các Swing Points. Ví dụ, trong uptrend ta có thể tìm tín hiệu tại các mức mà Kháng cự trở thành Hỗ trợ sau khi giá break qua chúng, trong ví dụ dưới đây là tại vùng gần 102.50 với tín hiệu Pin Bar
EURJPY daily
Trong biểu đồ Gold bên dưới, bạn có thể thấy là tôi đã quay lại khoảng 8 tháng để vẽ các mức dài hạn của mình. Và đây là khoảng thời gian dài nhất khi tôi vẽ các mức này trên biểu đồ Ngày. Và một lần nữa, các longer-term “key levels” là các mức tạo ra một sự di chuyển đáng kể và/hoặc giữ nó không bị phá trong nhiều lần. Còn Shorter-term levels là mức tạo ra sự di chuyển ít hơn và có thể là “mới” hơn. Bạn không cần phải vẽ quá nhiều các mức ngắn hạn này, mà hãy dung cảm giác và quyết định cái nào là rõ ràng nhất và vẽ vào. Nếu bạn vẽ quá nhiều S/R vào thì bạn sẽ thấy một biểu đồ lộn xộn và chỉ làm bạn bối rối, thậm chí làm cho bạn không dám giao dịch vì nghĩ rằng có quá nhiều level mà giá phải vượt qua.
Điều này chỉ ra một điểm quan trọng mà bạn nên nhớ: Trong một uptrend, kháng cự sẽ thường bị phá, và trong một downtrend thì hỗ trợ sẽ thường bị phá. Và bạn phải nhìn vào bối cảnh của thị trường mà Set-up của bạn hình thành và cảm giác để quyết định … không phải tất cả các level bạn tìm thấy đều có ý nghĩa.
Gold daily
Biểu đồ Dầu thô ở bên dưới cho ta một bài học quan trọng. Hãy chú ý vào cây Pin bar được đánh dấu, nó cho thấy sự từ chối mạnh mẽ tại vùng kháng cự quan trọng, và sau đó thị trường giằng co trong khoảng 6 ngày này đã đi xuống thấp hơn. Và Stop Loss (SL) của bạn đơn giản là chỉ đặt ở trên điểm cao nhất của cây Pin Bar đó, và hiển nhiên là trên mức kháng cự quan trọng tại vùng $93.65 này. Nếu bạn vào lệnh và đặt Stop Loss như thế này thì không có lý do gì để hốt hoảng khi thị trường đi ngược lại và gần như hit SL của bạn. Đó là trường hợp trong ví dụ này, liệu bạn có hoảng sợ, có ở lại thị trường và sau đó kiếm được lợi nhuận như thế này không?
Bài học là: Hãy tin vào Stop Loss của bạn if bạn đã đặt chúng trên mức Key S//R hoặc một vùng logic nào đó.
WTI daily
Tôi mong bạn đã biết được phần nào về cách tôi vẽ các S/R trên biểu đồ, tại sao vẽ nó và vẽ chỗ nào. Đây là công việc không phải thật sự khó như nhiều trader đã làm. Khi vẫn còn hoài nghi, hãy suy nghĩ chậm lại và bước từng bước một, hỏi bản thân liệu level mà bạn định vẽ vào có ý nghĩa không và tại sao. Ví dụ, bạn có thể nói “Level này quan trọng bởi vì nó rõ ràng tạo nên sự di chuyển đáng kể gần đây”. Nếu bạn vẽ S/R theo cách logic như vậy thì bạn sẽ tiết kiệm cho mình rất nhiều thời gian. Đừng vẽ quá nhiều đường trên biểu đồ và cuối cùng không biết được điều gì đang diễn ra trên biểu đồ như những trader khác.
Nguồn: tổng hợp.
Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".
Chúc bạn thành công
Bài viết cùng chuyên mục
- Hướng dẫn sử dụng Heiken Ashi (24.07.2017 | Đã xem: 10190)
- Chiến lược giao dịch Price Action và sự hợp lưu (15.12.2016 | Đã xem: 11109)
- Các mẫu hình Price Action: Pin Bar, Fakey, Inside Bar (10.12.2016 | Đã xem: 9942)
- Chiến lược giao dịch theo Inside Bar (06.12.2016 | Đã xem: 8485)
- Chiến Lược Giao Dịch Theo Sự Chuyển Động Giá (Price Action) (04.12.2016 | Đã xem: 10110)
- Phương pháp giao dịch theo Pin Bar (27.11.2016 | Đã xem: 13323)
- Sơ lược các loại biểu đồ (19.11.2016 | Đã xem: 7249)
- Hỗ trợ và kháng cự Support & Resistance, Các đường xu thế Trendlines, Các kênh Channels (19.11.2016 | Đã xem: 11148)
- Pivot Points Điểm trục (19.11.2016 | Đã xem: 8820)
- Tìm hiểu về Pip, Lot, Leverage, Margin Call (15.11.2016 | Đã xem: 7350)
- Tại sao theo trường phái Price Action (02.11.2016 | Đã xem: 8066)