Complete Ichimoku

Complete Ichimoku

Complete Ichimoku

Complete Ichimoku

Complete Ichimoku
Complete Ichimoku
Complete Ichimoku

Đăng lúc: 03:20:07 PM | 05-11-2016 | Đã xem: 27859

Ichimoku Kinko Hyo là một hệ thống lớn được cấu tạo bởi 5 thành phần. Trong đó: mỗi thành phần đóng vai trò như "một tiểu hệ thống”, có quan hệ mật thiết và không thể tách rời.

Do vậy, trước khi đưa ra một chiến lược giao dịch cụ thể, cần phải có sự thống nhất của tất cả các thành phần thuộc hệ thống Ichimoku.

1. Tenkan Sen/Kijun Sen cắt nhau: Sự giao cắt giữa Tekan Sen và Kijun Sen là một trong những chiến lược giao dịch truyền thống nhất trong hệ thống Ichimoku Kinko Hyo.

  • Tín hiệu tăng giá: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên.
  • Tín hiệu giảm giá: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống.

Giống như tất cả các chiến lược khác trong hệ thống Ichimoku, tín hiêu được cho bởi sự giao cắt giữa Tekan Sen và Kijun Sen cần có sự xác nhận “thống nhất” từ các thành phần khác của hệ thống.

Nhìn chung, cường độ của tín hiệu có thể được phân thành ba loại chính: mạnh mẽ, trung bình và yếu.

* Tín hiệu mạnh:

- BUY: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên          và vị trí giao cắt phía trên Kumo

- SELL: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống     và vị trí giao cắt phía dưới Kumo

* Tín hiệu trung bình:

- BUY: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên           và vị trí giao cắt phía trong Kumo

- SELL: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống     và vị trí giao cắt phía trong Kumo

* Tín hiệu yếu:

- BUY: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ dưới lên           và vị trí giao cắt phía dưới Kumo

- SELL: Tekan Sen cắt Kijun Sen từ trên xuống     và vị trí giao cắt phía trên Kumo

Như đã nói ở trên, các tín hiệu cần sự thống nhất của tất cả các thành phần, và trong trường hợp này, Chikou Span đóng vai trò để xác nhận tín hiệu:

- Tín hiệu tăng mạnh: sự giao cắt là tăng giá         và Chikou Span phía trên đường giá tại thời điểm đó.

- Tín hiệu giảm mạnh: sự giao cắt là giảm giá        và Chikou Span phía dưới đường giá tại thời điểm đó.

- Tín hiệu (tăng/giảm) yếu: vị trí giao cắt nằm đối diện với Chikou Span qua đường giá.

A. Mở giao dịch

Mở giao dịch ngay tại vị trí giao cắt. Tuy nhiên cần để ý các mức hỗ trợ/ kháng cứ gần đó và chỉ nên vào lệnh ở phía trên/dưới ngưỡng đó ( nếu có ).

B. Đóng giao dịch

Vị trí đóng giao dịch phụ thuộc vào diễn biến cụ thể trên biểu đồ. Thông thường nên đóng giao dịch khi Tekan/Kijun cắt nhau theo hướng ngược lại, tuy nhiên, cần kết hợp với kỹ năng quản lý vốn hoặc có thể xem xét các time-frame khác để thoát sớm hơn, hoặc có tín hiệu khác bất lợi.

C. Điểm dừng lỗ

Xem xét các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự qua các time-frame và qui tắc quản lý vốn để xác định điểm dừng lỗ.

D. Điểm chốt lời

Khi Tekan/Kijun cắt nhau theo hướng ngược lại hoặc khi đã đạt mục tiêu lợi nhuận.

Ví dụ :

Ở biểu đồ H4 trong hình dưới, một tín hiệu cắt tăng giá xảy ra tại điểm A. Điểm giao cắt nằm phía trong Kumo, nên cường độ tăng giá là trung bình. Chúng ta sẽ đợi cây nến kết thúc và đóng cửa trên Kumo, sau đó ta đặt một lệnh Buy tại điểm B ( ở giá 1.5918 ). Vị trí Stop-loss an toàn trong trường hợp này là phía dưới đường Senkou Span B, tại điểm C ( giá 1.5872 ).

Giá đã tăng liên tục trong khoảng 10 đến 11 ngày. Và vào ngày thứ 15, giá giảm kèm theo Tekan Sen đã cắt trở lại Kijun Sen từ trên xuống, tại điểm D, cho thấy một sự đảo chiều của xu hướng. Và đây cũng chính là thời điểm để đóng giao dịch. Tất toán lệnh ta đã đạt được tổng cộng là 95 pips.

Để giảm thiểu tối đa rủi ro, sau khi giá đã di chuyển được một đoạn đủ xa, ta sẽ dời Stop-Loss đến gần điểm vào. Sau đó, cùng với hướng di chuyển của giá, ta tiếp tục dời Stop-Loss sao cho cách đường Kijun khoảng 5 – 10 pips khi nó di
chuyển.

2. Giá cắt Kijun Sen

Đây là một chiến lược mang lại hiệu quả cao trong hệ thống chiến lược Ichimoku. Nó có thể được sử dụng hiệu quả gần như trên tất cả các time-frame, mặc dù trên các time-frame nhỏ sẽ ít đáng tin cậy hơn.

* Các tính chất:

- Nếu Kijun Sen cắt đường giá từ dưới lên: giá có thể tăng

- Nếu Kijun Sen cắt đường giá từ trên xuống: giá có thể giảm

  • Tuy nhiên cần có sự xác nhận của các thành phần khác trong hệ thống.
  • Nhìn chung, cường độ của tín hiệu có thể được phân thành ba loại chính: mạnh mẽ, trung bình và yếu.

* Tín hiệu mạnh:

- BUY: tín hiệu cắt tăng giá           và vị trí giao cắt phía trên Kumo

- SELL: tín hiệu cắt giảm giá          và vị trí giao cắt phía dưới Kumo

* Tín hiệu trung bình:

- BUY: tín hiệu cắt tăng giá           và vị trí giao cắt phía trong Kumo

- SELL: tín hiệu cắt giảm giá          và vị trí giao cắt phía trong Kumo

* Tín hiệu yếu:

- BUY: tín hiệu cắt tăng giá           và vị trí giao cắt phía dưới Kumo

- SELL: tín hiệu cắt giảm giá          và vị trí giao cắt phía trên Kumo

Giống như chiến lược Tekan/Kijun cắt nhau, các tín hiệu cần có sự xác nhận của Chikou Span:

- Tín hiệu tăng mạnh: sự giao cắt là tăng giá   và Chikou Span phía trên đường giá tại thời điểm đó.

- Tín hiệu giảm mạnh: sự giao cắt là giảm giá   và Chikou Span phía dưới đường giá tại thời điểm đó.

- Tín hiệu (tăng/giảm) yếu: vị trí giao cắt nằm đối diện với Chikou Span qua đường giá.

A. Mở giao dịch

Mở giao dịch ngay tại vị trí giao cắt. Tuy nhiên cần để ý các mức hỗ trợ/ kháng cự gần đó và chỉ nên vào lệnh ở phía trên/dưới ngưỡng đó ( nếu có ).

B. Đóng giao dịch

Thông thường nên đóng giao dịch khi Kijun Sen cắt đường giá theo hướng ngược lại.

C. Điểm dừng lỗ

Do Kijun Sen đóng vai trò như một mức hỗ trợ/ kháng cự mà ngay tại đó, khi tiếp cận nó giá sẽ đạt được trạng thái cân bằng. Vì vậy, các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự cung cấp bởi Kijun Sen là khá vững chắc. Tuy vị trí (khoảng cách) điểm dừng lỗ so với điểm vào còn phụ thuộc vào sự biến động (nhiều hay ít) của từng thị trường, nhưng 5 – 10 pips từ Kijun Sen vẫn thích hợp cho hầu hết các tình huống.

D. Điểm chốt lời

Khi Kijun Sen cắt đường giá theo hướng ngược lại hoặc khi đã đạt mục tiêu lợi nhuận.

* Ví dụ:

Hãy xem xét biểu đồ D1 trong hình dưới cho cặp tiền USD/CHF, chúng ta có thể thấy một tín hiệu tăng giá xảy ra tại điểm A. Vị trí giao cắt phía trên Kumo nên đây là một tín hiệu tăng mạnh, tuy nhiên Chikou Span ( không hiển thị trên
biểu đồ ) vẫn nằm dưới đường giá nên chúng ta sẽ chờ đợi đến khi nó vượt lên và mở giao dịch tại điểm B. Tại thời điểm này, chúng ta có một lợi thế nữa là Tekan Sen cắt Kijun Sen phía trên Kumo tại điểm C, càng củng cố thêm cho xu hướng giá tăng mạnh mẽ.

 

Về vị trí dừng lỗ, áp dụng lý thuyết trên ta sẽ đặt tại điểm C, cách Kijun Sen 10 pips.

Sau khi giá tăng ta tiếp tục di chuyển Stop-Loss theo hướng giá sao cho luôn cách Kijun Sen ở phía đối diện một khoảng là 10pips.

Giá tiếp tục tăng khoảng 40 ngày sau đó và luôn nằm phía trên Kijun Sen. Đến ngày thứ 44, giá bắt đầu giảm, cắt qua Kijun Sen và hit Stop-Loss của chúng ta tại điểm D. Tất toán lệnh ta đạt được lợi nhuận là 641 pips.

3. Kumo Breakout

Kumo Breakout hay còn gọi là Kumo Trading, là một chiến lược giao dịch có thể được sử dụng trên đa khung thời gian, tuy nhiên nó sẽ phát huy tối đa hiệu quả nếu sử dụng trên các khung thời gian cao hơn như D1, W1, 1MN.

Kumo Breakout là chiến lược giao dịch đơn giản nhất bên trong hệ thống Ichimoku, bởi ta chỉ xét vị trí tương đối giữa nó với đường giá:

  • Tín hiệu Buy: khi giá phá vỡ và đóng cửa phía trên Kumo.
  • Tín hiệu Sell: khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới Kumo.

A. Mở giao dịch

Mở giao dịch khi giá đóng cửa trên/dưới kumo, theo hướng breakout. Tuy nhiên, cần đảm rằng vị trí breakout không xuất phát từ một Flat top/bottom Kumo (có khuynh hướng thu hút giá về phía nó). Ngoài ra, cũng cần phải có sự xác nhận của Chikou Span, các mức hỗ trợ / kháng cự cũng như hướng giao cắt của Senkou Span A và Senkou Span B (nếu có).

B. Đóng giao dịch

Training stop là một kỹ thuật phổ biến trong giao dịch forex. Và ở đây, chúng ta sẽ đóng giao dịch khi giá có xu hướng đảo chiều ( có thể là breakout theo hướng ngược lại ) hoặc hit stoploss. (khi sử dụng kỹ thuật training stop) hoặc đã đạt
mục tiêu.

C. Điểm dừng lỗ

Trong chiến lược Kumo Breakout, điểm dừng lỗ phải được đặt ở phía đối diện bên ngoài Kumo, cách đường bao kumo từ 10 – 20 pips.

D. Điểm chốt lời: 

Xem B. Đóng giao dịch

* Ví dụ:

Trong biểu đồ Weekly (cặp AUD/USD) như hình dưới.

  • Chúng ta có thể thấy một Bearish kumo breakout tại điểm A.
  • Chúng ta cũng thấy rằng Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống, như một sự xác nhận cho xu hướng giảm.

Tuy nhiên:

  • Vị trí breakout lại xuất phát từ một Flat bottom kumo và,
  • Bên dưới có một mức hỗ trợ cung cấp bởi Chikou Span tại giá 0.7597.
  • Cho nên, chúng ta hãy đợi và chỉ vào lệnh Sell khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới mức hỗ trợ này (điểm B). 

Về vị trí Stoploss, chúng ta sẽ đặt tại điểm C (0.7994), cách Senkou Span A khoảng 20 pips, cũng là phía trên đỉnh gần nhất. Và như vậy, khi giá tiếp tục giảm được một đoạn, chúng ta sẽ sử dụng kỹ thuật training stopdời stoploss theo hướng di chuyển của giá.

Do chúng ta sử dụng biểu đồ Weekly, giao dịch theo xu hướng dài hạn. Trong trường hợp này, gần 2 năm sau đó, giá đã tăng lên và phá vỡ kumo theo hướng ngược lại tại điểm D, và đây cũng là thời điểm để đóng lệnh Sell trước đó (đạt gần 1.100 pips).

4. Senkou Span Cross:

  • Giao cắt giữa 2 đường Senkou sẽ chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi sử dụng trên những khung thời gian cao hơn, như biểu đổ Daily, Weekly,…
  • Senkou Span Cross là một kỹ thuật ít được biết đến trong hệ thống giao dịch Ichimoku, bởi đa số đều chỉ xem nó như một tín hiệu xác nhận cho xu hướng.
  • Tuy nhiên, dù sao nó cũng là một chiến lược độc đáo mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua.

* Các tính chất:

  • Senkou Span A cắt Senkou Span B từ dưới lên:     giá có thể tăng
  • Senkou Span A cắt Senkou Span B từ trên xuống: giá có thể giảm

Tuy nhiên cần có sự xác nhận của các thành phần khác trong hệ thống. Nhìn chung, cường độ của tín hiệu có thể được phân thành ba loại chính: mạnh mẽ, trung bình và yếu.

* Tín hiệu mạnh:               khi đường giá nằm ngoài kumo và ở cùng hướng với hướng giao cắt

* Tín hiệu trung bình: khi đường giá nằm trong kumo tại thời điểm giao cắt

* Tín hiệu yếu:                     khi đường giá nằm ngoài kumo và ở hướng ngược lại với hướng giao cắt

Như biểu đồ ở hình dưới: Các đường kẻ dọc đại diện cho mối quan hệ giữa giá và vị trí giao cắt giữa 2 đường Senkou (trong 26 phiên).

  • Điểm A đại diện cho một tín hiệu giao cắt tăng giá, và đây là một tín hiệu tăng mạnh do đường giá nằm phía trên kumo tại điểm B.
  • Điểm C đại diện cho một tín hiệu cắt giảm giá, và đây cũng là một tín hiệu giảm mạnh do đường giá nằm dưới Kumo cùng hướng với hướng giao cắt tạo điểm D.
  • Điểm E lại là một tín hiệu tăng giá trung bình do đường giá tại điểm F nằm phía trong Kumo. 

A. Mở giao dịch

  • Quan sát các biểu đồ ở khung thời gian cao hơn để xác định xu hướng dài hạn,
  • sau đó, mở các biều đồ thấp hơn và chờ đợi cho đến khi có một tín hiệu giao cắt có cùng hướng với xu hướng dài hạn và tiến hành mở giao dịch.
  • Tuy nhiên, cần xem xét vị trí tương đối giữa đường giá và Kumo, cũng như sự xác nhận của các thành phần khác trong hệ thống để có được kết quả tối ưu nhất.

B. Đóng giao dịch

  • Đóng giao dịch khi có tín hiệu giao cắt giữa 2 đường Senkou theo hướng ngược lại
  • Hoặc xuất hiện các tín hiệu khác bất lợi
  • Hoặc đã đạt mục tiêu.

C. Điểm dừng lỗ

  • Điểm dừng lỗ phải được đặt ở phía đối diện bên ngoài Kumo, cách đường baokumo từ 10 – 20 pips.

D. Điểm chốt lời

  • Xem B. Đóng giao dịch

* Ví dụ:

Ở biểu đồ Daily (cặp USD/CAD) như hình dưới, chúng ta có thể thấy một tín hiệu giao cắt giảm giá giữa 2 đường Senkou tại điểm A.

  • Tại thời điểm này giá phá vỡ và đóng cửa bên dưới Kumo tại điểm B (bên ngoài và cùng hướng với hướng giao cắt).
  • Nên đây sẽ là một tín hiệu giảm mạnh. (Cho rằng trên biểu đồ Weekly và Monthly cũng xác nhận xu hướng này)
  • Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tại điểm B xuất hiện Flat bottom kumo (có khuynh hướng thu hút giá về phía nó) và một mức hỗ trợ bên dưới cung cấp bởi Chikou Span tại giá 1.2290.
  • Do vậy, chúng ta sẽ chờ đợi đến khi giá phá vỡ và đóng cửa dưới mức này và đặt một lệnh Sell tại điểm C.
  • Về điểm dừng lỗ, ta sẽ đặt tại phía đối diện của Kumo cách đường Senkou Span A khoảng 20pips tại điểm D.
  • Hơn 4 tháng sau: Senkou Span A và Senkou Span B cắt nhau một lần nữa theo hướng ngược lại tại điểm E, và đây cũng là thới điểm để đóng giao dịch này (đạt trên 380 pips). 

5. Chikou Span Cross (giao cắt giữa đường giá và Chikou Span)

  • Chikou Span thường được dùng như một công cụ để xác nhận xu hướng trong hệ thống Ichimoku.
  • Tuy nhiên, việc sử dụng Chikou Span như một chiến lược độc lập cũng mang lại những kết quả rất khả quan.

* Các tính chất:

  • Nếu Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên:     giá có thể tăng
  • Nếu Chikou Span cắt đường giá từ trên xuống: giá có thể giảm

Giống như các thành phần khác trong hệ thống Ichimoku, sự giao cắt giữa Chikou Span với đường giá trong mối quan hệ với Kumo cũng được chia thành 3 cường độ tín hiệu chính:

* Tín hiệu mạnh:

  • BUY: tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía trên Kumo
  • SELL: tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía dưới Kumo

* Tín hiệu trung bình:

  • BUY: tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía trong Kumo
  • SELL: tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía trong Kumo

* Tín hiệu yếu:

- BUY: tín hiệu cắt tăng giá và giá hiện hành nằm phía dưới Kumo

- SELL: tín hiệu cắt giảm giá và giá hiện hành nằm phía trên Kumo

Biểu đồ trong hình dưới cung cấp nhiều tín hiệu giao cắt giữa Chikou Span với đường giá.

Điểm A1 là điểm mà tại đó Chikou Span cắt đường giá, điểm A2 (giá hiện hành) là một cây nến đóng cửa trong một xu hướng giảm. Tuy nhiên, điểm A2 lại nằm trên Kumo nên tín hiệu giảm giá là yếu. Một tín hiệu tăng mạnh có thể được thấy tại điểm B1 và B2, nơi Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên (B1) và giá hiện hành (B2) đóng cửa trên Kumo. Điểm C1 và C2 cũng đại diện choxu hướng giảm yếu khi vị trí giao cắt và giá hiện hành đều phía trên Kumo.

 

A. Mở giao dịch

 

Sau khi xem xét vị trí tương đối giữa đường giá và Kumo để xác định cường độ của tín hiệu, cũng như quan sát các biểu đồ lớn hơn nhằm tìm kiếm một sự xác nhận của xu hướng, nhà đầu tư sẽ mở giao dịch ngay tại vị trí giao cắt giữa Chikou Span với đường giá.

 

B. Đóng giao dịch

 

Hầu hết các nhà đầu tư sẽ đóng giao dịch khi Chikou Span cắt đường giá một lần nữa theo hướng ngược lại, hoặc khi đã đạt mục tiêu.

 

C. Điểm dừng lỗ

 

Chiến lược sử dụng kỹ thuật giao cắt giữa Chikou Span và đường giá không có bất kỳ một quy tắc đặt điểm dừng lỗ nào như một số chiến lược khác. Thay vào đó nhà đầu tư cần xác định các mức cản quan trọng cũng như kỹ năng quản lý
vốn để đặt điểm dừng lỗ.

 

D. Điểm chốt lời

 

Xem B.Đóng giao dịch

 

* Ví dụ:

 

Trong biểu đồ Daily (cặp USD/CHF) như hình dưới, chúng ta có thể thấy một tín hiệu cắt tăng giá tại điểm A. Tuy đây là một tín hiệu tăng mạnh (giá hiện hành nằm trên Kumo), nhưng Chikou Span vẫn còn nằm bên dưới mức kháng cự của chính nó tại 1.2090. Thêm vào đó, Tekan Sen và Kijun Sen Flat, nên không cung cấp bất kỳ một tín hiệu xác nhận nào. Vì vậy, chúng ta hãy đợi.

 

Và sang ngày thứ 5, Chikou Span cắt đường giá một lần nữa tại điểm B1, chúng ta sẽ đợi cây nến của ngày hôm đó kết thúc và vào một lệnh Buy tại điểm B2 (1.2164), vì khi đó đã có tín hiệu xác nhận từ sự giao cắt tăng giá từ Tekan Sen
và Kijun Sen.

 

Dựa vào tình hình thực tế trên biểu đồ, chúng ta sẽ đặt điểm Stoploss bên dưới Kijun Sen tại giá 1.1956, và tiến hành dời Stoploss theo hướng di chuyển của giá, sao cho luôn nằm dưới Kijun Sen khoảng 5 – 10pips.

Và 2 tháng sau, sau khi giá đã tăng trên 560 pips (C2), Chikou Span cắt đường giá một lần nữa theo hướng ngược lại tại điểm C1. (đạt 450 pips lợi nhuận).

* Lời kết:

Ichimoku Kinko Hyo là một hệ thống lớn tương đối phức tạp và không dễ cảm nhận, do đó, cần vận dụng các chiến lược vào thực tế một cách linh hoạt và tuân thủ tuyệt đối các quy tắc giao dịch cũng như kỹ năng quản lý vốn nhằm hạn chế rủi ro một cách thấp nhất có thể.

Chúc các bạn thành công !

 

Các bước phân tích kỹ thuật cùng với Nến Nhật:

Bước 1: Xác định xu hướng thị trường (TREND), biểu đồ thích hợp để xác định xu hướng là 1h và 4H.

Dùng các Idicator hoặc kẽ Trendline để tìm xu hướng chủ đạo đang diễn biến trên thị trường.

Theo kinh nghiệm nên tránh các con sóng Sideway. 

Bước 2: Tìm khu vực hỗ trợ – Kháng cự kỹ thuật 

Sử dụng Fibonacci để tìm cản mạnh hoặc Pivot Point để tìm cản trong ngày. Không nên xài các Indicator lạ vì ít người dùng nên ko mang lại độ chuẩn xác cao 

Bước 3: Đợi nến xuất hiện

Đợi giá rơi vào vùng hỗ trợ/ Kháng cự và xuất hiện Nến thì BUY/SELL theo xu hướng 

Như ảnh phân tích ở đầu bài: 

Xu hướng hiện tại là UP TREND 

Nhờ Indicator MAFibonacci ta tìm được vùng hỗ trợ mạnh 

Hiện tại đã xuất hiện mô hình nến đảo chiều báo hiệu đợt sóng TĂNG bắt đầu. 

Chiến lược giao dịch thời điểm hiện tại là: BUY 

Mua vô vùng hiện tại 

Chốt lời khoảng: 50 pip 
Dừng lỗ dưới đáy nến : Khoảng 25 pip. 

Tỷ lệ lời:Lỗ ~ 2:1

 

Kỹ thuật Ichimoku Kinko Hyo Nhật bản

I - Ichimoku kinko Hyo là gì ?

Là cái nhìn thoáng qua trên đồ thị về sự cân bằng giữa giá và thời gian. Người nhật bản thường lấy các từ ngữ minh họa ẩn dụ trong nó nên đặt tên các đường trên đồ thị theo các từ tượng hình như (núi, mây, nước...vv). Chính vì thế mà nếu mây nhật được nhìn theo con mắt phong thủy thì cũng khá thú vị.

II - Thành phần cấu tạo nên Ichimoku Kinko Hyo (Ichimoku : viết tắt)

Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. trong đó có đến 4 đường được tính đơn giản bằng cách lấy trung bình giá cao nhất và giá thấp nhất.

1. Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên

2. Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên

3. Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau

4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu

5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu. Ngoài ra, khoảng cách giữa hai đường Leading Span A và B được gọi là “Kumo” hay “Cloud”.

Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên.

III - Qui tắc cơ bản khi giao dịch vơi Ichimoku Kinko Hyo

Tuy mây Kumo là trung tâm hạt nhân của đồ thị nến nhật. Nhưng khi giao dịch thì vẫn cần phải kết hợp cả 5 tín hiệu trên để cho xác suất đúng cao nhất ( mua sau đáy: loại nhiễu ). Nhưng về cơ bản khi giao dịch thì ta chia ra làm 3 loại tín hiệu khi nhìn vào đồ thị.

1 - Mạnh :
- Tín hiệu mua mạnh khi giá nằm trên mây Kumo
- Tín hiệu bán mạnh khi giá nằm dưới mây Kumo

2 - Trung bình :
- Tín hiệu mua hoặc bán ( trung bình ) khi giá nằm trong mây Kumo

3 - Yếu :
- Tín hiệu mua khi yếu giá nằm dưới Kumo
- Tín hiệu bán khi giá yếu nằm trên Kumo

Chú ý:
- Ngoài ra thì độ dày hoặc mỏng của mây Kumo cũng có vài trò nhất định như là thước đo sức mạnh tăng giá, hoặc là các ngưỡng hỗ trợ mạnh yếu... vv
- Đám mây sẽ có lực hút hoặc đẩy với đường giá như 2 thái cực của nam châm vậy ở các xu thế khác nhau. Vì thực ra nó có tính chất này là do nó có vai trò làm hỗ trợ hay kháng cự. Cái này nó cũng khá giống với sự phân kỳ của các sợi dây trung bình trong TA phương tây. Khi phân kỳ max thì sẽ đảo chiều xu thế...

PHẦN NÂNG CAO:
Trong Ichimoku có 3 lý thuyết mà là phần cốt lõi của nó. 
+  Luận không gian và thời gian.
+  Luận dao động sóng.
+  Luận về đo lường giá trị.
Trong đó, 
+ Luận về không gian – thời gian là phức tạp nhất, khó hiểu nhất và các con số là bí ẩn nhất.
+ Luận về dao động sóng là có thể nhìn được bằng mắt thường nhưng lại rắc rối nhất.
+ Luận về đo lường giá trị thì hấp dẫn nhất và đòi hỏi kỹ thuật tính toán.
 
1., Luận về không gian – thời gian:
 
+ Con số cơ bản:     
Hosoda đã dành 4,5 năm trời để nghiên cứu về các con số. Bởi vì vào thời đó, máy tính chưa được phổ biến cho nên việc tính toán hết sức khó khăn. Ông đã huy động hơn 2,000 sinh viên để ngồi tính toán. Một công việc hết sức vất vả. Cuối cùng ông cũng tìm ra được 3 con số cơ bản mà không chỉ quan trọng trong Ichimoku mà còn có ý nghĩa ngoài đời thực nữa.
Có 3 con số mà ông xem như là cơ bản. Đó là 9; 17; 26.
Các con số này đã giải thích lý do tại sao  Tenkan, Kijun được ấn định là 9 khoảng và 26 khoảng, còn cái việc xem con số 9 và 26 như là ngày giao dịch ở Nhật Bản lúc đó là hoàn toàn sai bét.
Vậy điều này có ý nghĩa gì? Với những ai đang hỏi câu này, hiện tại đang điều chỉnh cài đặt thông số chuẩn thì nên cân nhắc lại và tốt hơn hết là đừng bao giờ chỉnh sửa lại các thông số đó ( 9,26,52). Đây là 1 lời khuyên chân thành.
+ 10 con số
Mặc dù có 3 con số cơ bản nhưng có tất cả là 10 con số - và các con số này được tổng hợp nên từ các con số cơ bản cả. Chúng được liệt kê : 9;17;26;33;42;65;76;129;172; 200~257. Đây là các con số mà có khả năng gây đảo chiều cho thị trường. 
Bây giờ hãy làm phép tính toán nhanh :
17 = 9 + 9 -1
26 = 9 + 17
33 = 17 + 17 – 1
42 = 33 + 9
65 = 33 + 33 – 1
76 = 33 + 42 + 1
129 = 65 + 65 -1
172 = 129 + 42 – 1
200 = 172 + 26 + 2
257 = 129 + 129 – 1

 

Cho nên tất cả các con số đều có liên quan và bao gồm các con số cơ bản ở trong đó.
Công thức tính quy luật các con số: 9 x n – (n-1) = 9 + [8 x ( n-1)]
Trong đó, 9 là con số cơ bản.
n là chu kỳ ( n = 1,2,3,4,……)
8 là con số độ lệch pha. Tức con số Ichimoku hơn nhau 8 đơn vị.
Ví dụ:
Áp dụng công thức : 17 = 9 x 2 – (2-1) = 9 + [8 x ( 2 – 1)].
                                 25 = 9 x 3 – (3-1) = 9 + [8 x ( 3 – 1)].
Tương tự tính như vậy cho đến con số Ichimoku cuối cùng là 257.
Con số Ichimoku : 25 – 17 = 8, 33 – 25 = 8
Suy ra ta có thể tính toán được con số sau 65 là 73 ( 65 + 8 = 73).Sau 73 là 81 ( 73 + 8 = 81), sau 81 là 89 ( 81 + 8 = 89),…..
Hãy chú ý : có 1 cái tên dành cho 3 con số cơ bản, đó là :
9 – 1 đoạn
17 – 2 đoạn
26 – 1 khoảng
Luận về  không gian - thời gian nên được kết hợp với 2 cái luận còn lại, tức là luận về sóng và luận về giá.Tất cả các con số trên chính là con số mà theo Hosoda là có khả năng xảy ra đảo chiều nhất. Giá có xu hướng phản ứng lại rất mạnh xung quanh những con số này. Tuy nhiên, đây là thị trường và không có cái gì là cố định cả - cho nên đừng quá cứng nhắc vào các con số đó 1 cách rập khuôn. Hãy tương đối nó để xem như là xác suất giá sẽ đảo chiều hay hồi lại nhất vào các con số đó mà thôi.
Hình trên mô tả ứng dụng của các con số trong phân tích để xác định hướng của giá trong tương lai.
 
Ø  Ứng dụng luận không gian – thời gian vào phân tích.
Biều đồ vàng hàng ngày (22/2/2013)
     Nguyên tắc :
- Hãy bắt đầu từ đỉnh ( mức cao nhất) đến đáy  ( mức thấp nhất) – tức chọn ngày tạo đỉnh ( ở trên là đỉnh ngày 5/10/2012 ) và tạo đáy là ngày 20/2/2013).
Bắt đầu đếm nến như sau :
+  Đo từ  đỉnh đến đáy : ta có 6 đỉnh từ cao đến thấp trong khoảng thời gian 5/10/12 – 20/2/13.
Từ ngày 5/10/12 – 20/2/13 : 97 cây nến.
Từ ngày 26/11/12 – 20/2/13 : 61 cây nến.
Từ ngày 12/12/12/ - 20/2/13 : 49 cây nến.
Từ ngày 2/1/13 – 20/2/13 : 36 cây nến.
Từ ngày 22/1/13 – 20/2/13 : 21 cây nến.
Từ ngày 7/2/13 – 20/2/13 : 9 cây nến.
+ Đo từ đáy đến đáy : ta cũng có 6 đáy  trong khoảng thời gian 5/10/12 – 20/2/13
Từ ngày 5/11/12 – 20/2/13: 76 cây nến.
Từ ngày 16/11/12 – 20/2/13 : 65 cây nến.
Từ ngày 5/12/13 – 20/2/13: 51 cây nến.
Từ ngày 20/12/13 – 20/2/13 : 42 cây nến.
Từ ngày 4/1/13 – 20/2/13 : 33 cây nến.
Từ ngày 28/1/13 – 20/2/13 : 17 cây nến.
 
Sau khi đếm được tổng cộng 6 đỉnh và 6 đáy sẽ hình thành trong tương lai. Ta sẽ lấy ngày tạo đáy, tức 20/2/13 làm ngày đối xứng.
 
CHÚ Ý : CHÚNG TA CHỈ TÍNH NGÀY TẠO ĐÁY TRONG TƯƠNG LAI DỰA THEO NGUYÊN TẮC CHU KỲ THỜI GIAN ĐƯỢC ĐO TỪ ĐÁY ĐẾN ĐÁY ( BỞI VÌ ĐÁY ỔN ĐỊNH VÀ ÍT BIẾN ĐỘNG HƠN ĐỈNH NÊN ĐO TỪ ĐÁY ĐẾN ĐÁY SẼ CHÍNH XÁC HƠN).
 
Ta có, ngày tạo đáy trong tương lai lần lượt như sau :
28/1/13 --------17-------20/2/13-----17--------15/3
4/1/13 --------- 33-------20/2/13------33-----------5/4/13
20/12/13------- 42-----20/2/13--------42--------------18/4/13
5/12/13---------51------20/2/13-------51--------------------3/5/13
16/11/12--------65---- -20/2/13------65-------------------------23/5/13
5/11/12 --------76-------20/2/13------76--------------------------------28/6/13.
Cuối cùng, ta nối lại sẽ được 2 đoạn sóng như trong hình vẽ ở biểu đồ dưới. Lưu ý, 2 đoạn sóng đó là 2 trường hợp sẽ xảy ra trong tương lai – sóng đó là sóng chu kỳ - thời gian chứ không phải là sóng của giá. Tuỳ theo tình hình thị trường để chúng ta điều chỉnh sao cho phù hợp với xu hướng. Như vậy, ta sẽ biết được xu hướng giá sắp tới và thời gian xảy ra trong tương lai.
Nhìn vào hình vẽ sóng thì rất có thể vàng vẫn đang trong 1 xu hướng giảm. Và xu hướng này sẽ kéo dài đến cuối tháng 4 – và giữa tháng năm. Lúc đó, giá mới có thể phá mây để hình thành 1 uptrend. Vì vậy, từ đây đến khoảng thời gian đến đó, dự đoán vàng sẽ tiếp tục giảm mạnh xuống mốc 1525 – 1500. Đây có thể xem như là đáy của vàng. Thời điểm để BUY vàng tốt hơn hết là từ 6 – 25/3. Sau đó thoát lệnh bởi rất có thể nó sẽ giảm sâu vào tháng 4.
 
HÃY NHỚ :
·        NGÀY TẠO ĐÁY HOẶC ĐỈNH ĐỀU SAI LỆCH TỐI ĐA 8 CÂY NẾN TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI  ĐỘ LỆCH PHA LÀ 8 VÀ TỐI THIỂU LÀ 1 -2 CÂY NẾN.
 
·        KHI TÍNH NGÀY SẼ KHÔNG TÍNH 2 NGÀY THỨ 7 VÀ CHỦ NHẬT BỞI VÌ THỊ TRƯỜNG KHÔNG GIAO DỊCH 2 NGÀY ĐÓ.
 
Ø  Hình ở dưới là ví dụ về ngày đối xứng giữa các điểm (ngày) đỉnh/đáy. Các ngày tạo đáy/đỉnh trong quá khứ sẽ được lấy đối xứng để dự đoán ngày tạo đỉnh/đáy trong tương lai thông qua 1 trục đối xứng ở hiện tại.
 
( Cách làm tương tự như ví dụ ở trên).
+ Con số bằng nhau:
 
Trong trường hợp thị trường không tuân theo duy luật của các con số cơ bản thì ông Hosoda đưa ra lời đề nghị hãy dùng các con số bằng nhau. Nếu xét thấy chu kỳ giữa các con sóng = nhau thì ta có thể suy luận ra được chu kỳ tiếp theo. Ví dụ như hình dưới đây:
Để ý thấy các chu kỳ của gold đều tuân theo con số 53- 54 nên từ đây chúng ta cũng có thể suy luận được chu kỳ tiếp theo cũng sẽ diễn ra 53- 54 phiên.
 
2., LUẬN VỀ DAO ĐỘNG SÓNG :
+ Biến động sóng cơ bản: Có 3con sóng cơ bản
1., Sóng I
2., Sóng V
3., Sóng N
Trong đó, Sóng I là 1 chân, sóng V là 2 chân và sóng N là 3 chân.
Hãy xem hình dưới đây :
+ Biến động I : là biến động sơ cấp tức là xu hướng chính
+ Biến động V : chỉ là biến động thứ cấp tức là độ hồi lại của giá.
+ Biến động N : là biến động tăng tốc cho xu hướng của biến động chính ( biến động I).
·        Kết hợp con số Ichimoku và sóng.
Hình này mô tả biến động của giá kết hợp với các con số cơ bản trong Ichimoku. Có 3 giai đoạn:
+ Biến động chính xảy ra đầu tiên vào 9 phiên đầu ( tương đương với sóng I). 
+ Sau đó hồi lại khoảng phiên thứ 17 ( sóng V).
+ Tăng tốc theo xu hướng chính trước đó để tạo thành sóng N vào phiên thứ 26.
+ Biến động sóng trung gian:
 
+ Sóng Y : Để nhận diện ra sóng Y là : Khi 2 đường Kijun phẳng và Senkou Span B phẳng ( mây phẳng) gần như trùng nhau tạo nên 1 đường thẳng nằm ngang. Khi đó, giá dao động rất mạnh với biên độ lớn xung quanh đường thằng này. Và thông thường, sau con sóng Y này là 1 xu hướng tăng.
+ Sóng P : tương tự như sóng Y…Nhưng có khác 1 chút xíu đó là : các đáy và đỉnh sau đều thấp hơn đáy/đỉnh ở trước đó. Xu hướng theo sau con sóng P này, tuỳ thuộc vào giá phá vỡ mức cản trên hay dưới.
 
3., LUẬN VỀ ĐO GIÁ TRỊ:
 
+ Công thức dành cho Bull – Mô hình tăng
+ Công thức dành cho Bear – Mô hình giảm
     LƯU Ý: 
a. 4 công thức trên được áp dụng dựa vào độ dốc hay thoải của AB ( nghiêng bao nhiêu độ) và khoảng BC tức là độ hồi lại của C là bao nhiêu %? Khi xác định độ hồi của C nằm ở khoảng nào thì ta áp dụng công thức đó để tính toán. Nên nhớ tỷ lệ của Ichimoku là 0.25, 0.5, 0.65, 0.75, 0.8, 0.85. Khác với tỷ lệ Fibonancy. Ví dụ,  khi ta thấy đoạn AB rất dốc và độ hồi lại của C xuống sâu khoảng 0.25 thì hãy áp dụng công thức tính V.
b. Ta sẽ chia ra các mức “ ngắm bắn” thành 4 khoảng tương đương với mức độ tăng dần :
+ Mục tiêu NT là thấp nhất : Kí hiệu D0 ( ít khi sử dụng bởi mục tiêu thấp).
+ Mục tiêu N là tương đối :  Kí hiệu D1
+ Mục tiêu V là cao : Kí hiệu D2
 
+ Mục tiêu E là cao nhất :  Kí hiệu D3
 
HÃY NHỚ RẰNG : 1 mẹo nhỏ ở đây là để thuận tiện cho chúng ta khỏi cần xác định  đoạn AB dốc hay thoải? Độ hồi của C là bao nhiêu? Ta sẽ áp dụng luôn 4 công thức trên để tính toán. Khi ta “ ngắm bắn” trúng mục tiêu nào rồi, nếu giá phá qua mục tiêu đó thì rất có khả năng giá sẽ đi lên tiếp mục tiêu thứ 2, nếu phá mục tiêu thứ 2 sẽ là mục tiêu 3. Ở đây tương đương với các mục tiêu từ thấp đến cao : NT, N, V, E tương đương D0, D1, D2, D3. Nhưng thông thường khuyến khích nên sử dụng công thức N và V là hiệu quả nhất.
Ø  Các bước tính toán biên độ giá trị
Bước 1: Xác định xu hướng để xem nên áp dụng công thức nào cho đúng? Nếu Bull thì áp dụng công thức của Bull – Nếu Bear thì áp dụng công thức dành cho Bear – Hãy nhớ, không được lẫn lộn công thức.
Bước 2 : Xác định các điểm A, B, C. Sau đó kẻ 1 đường nằm ngang để xem các điểm đó có giá trị bao nhiêu.
Bước 3 : Áp dụng công thức tính toán ( áp dụng tính toán luôn cả 4 công thức NT, N, V, E nếu như không xác định được đoạn AB nghiêng bao nhiêu độ? đoạn BC hồi bao nhiêu phần trăm?). Các giá trị tính được D0, D1, D2, D3 chính là biên độ giá sẽ hướng đến, đồng thời cũng sẽ là mức hỗ trợ/kháng cự trong tương lai.
 
·        Áp dụng vào tính toán cho biều đồ vàng hàng ngày( 22/2/2013).
Nhìn vào biều đồ, ta sẽ áp dụng công thức đo giá trị cho Bear – Xu hướng giảm. Trước tiên ta phải xác định các điểm A, B, C như trên hình vẽ.
Với A = 1794,90
B = 1676.46
C = 1753.30
Bây giờ hãy tính :
D1 = N = C – ( A – B) = 1753.30 – ( 1794.90 – 1676.46) = 1634.86 ( trúng).
D2 = V = B – ( C – B) = 1676.46 – ( 1753.30 – 1676.46) = 1599.62 ( trúng)
D3 = E = B – ( A – B) = 1676.46  - ( 1794.90 – 1676.46) = 1558.02 ( trúng).
 
Tất cả các mục tiêu trên chúng ta đều đã “ ngắm bắn” trúng. Hiện tại, ta thấy giá đã hồi lại tại mục tiêu D3, tức mục tiêu cao nhất. Rất có thể nó sẽ quay lại mức D2 như trên hình vẽ. Đồng thời, bằng mắt thường ta cũng thấy giá hiện tại đã ở khoảng cách rất xa mây nên dự đoán nó sẽ bị mây hút trở về để retest thêm lần nữa. Điều này cũng cố thêm cho việc “ ngắm bắn” mục tiêu là chuẩn xác. Và sau đó, có thể vàng sẽ giảm mạnh xuống khoảng mốc 1525 – 1530. Nếu đây là sự thật, rất có thể  đó là mốc quan trọng và dự đoán là đáy của vàng để sau đó hình thành nên 1 xu hướng mới ( xu hướng tăng trung hạn).

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chúc bạn thành công


Bài viết cùng chuyên mục


forex

backtop