NHẬN DIỆN XU HƯỚNG

NHẬN DIỆN XU HƯỚNG

NHẬN DIỆN XU HƯỚNG

NHẬN DIỆN XU HƯỚNG

NHẬN DIỆN XU HƯỚNG
NHẬN DIỆN XU HƯỚNG
NHẬN DIỆN XU HƯỚNG

Đăng lúc: 04:49:53 PM | 04-09-2017 | Đã xem: 11152

Tại sao lại không nên giao dịch ngược xu hướng?
1. Xu hướng là gì..?
 
- Có thể hiểu xu hướng là hướng đi hiện tại và có thể tiếp theo của biến động giá của một sản phẩm nào đó trong giao dịch Forex.
 
2. Xu hướng được hình thành như thế nào?
 
- Xu hướng được hình thành từ sự biến động liên tục theo một hướng của một sản phẩm trên thị trường giao dịch. Vậy yếu tố cốt lõi của việc hình thành lên xu hướng đó là lượng cung hoặc cầu trên thị trường tăng cao và khiến cho giá của sản phẩm biến động về một hướng.. Tuy nhiên lượng cung và cầu có thể thay đổi liên tục và tạo ra sự thay đổi của hướng đi giá nên vì thế Xu hướng cũng có thể thay đổi liên tục.. Xu hướng có thể mạnh lên, có thể yếu đi hoặc có thể xảy ra tình trạng đảo chiều xu hướng là việc rất dễ xảy ra trong giao dịch Forex
 
3. Tại sao lại phải xác định xu hướng trong giao dịch Forex.
 
- Xác định xu hướng giúp nhà đầu tư luôn có cơ hội tìm kiếm dược khoản lợi nhuận một cách nhanh nhất với rủi ro ít nhất. Thị trường là mối quan hệ cung - cầu giữa phe mua và phe bán. Việc xác định hoặc nhận diện Xu hướng chính là việc xác định phe nào đang thắng thế tại thời điểm đó.. việc còn lại là đi theo phe thắng trên thị trường. Đó là cách giao dịch an toàn nhất..
 
4. Các dạng xu hướng:
 
- Có 3 dạng xu hướng: XU HƯỚNG TĂNG - XU HƯỚNG GIẢM - KHÔNG XU HƯỚNG
 
XU HƯỚNG TĂNG:
 
- Xu hướng tăng được biểu hiện bằng việc các đỉnh sau và đáy sau luôn cao hơn đỉnh và đáy trước từng đôi một.
 - Như trong hình trên ta thấy được một xu hướng tăng với đỉnh 3-5 được hình thành cao hơn đỉnh 1 trước đó. Đáy 4 cao hơn đáy 2 trước đó..
 
XU HƯỚNG GIẢM:
 
- Xu hướng tăng được biểu hiện bằng việc các đỉnh sau và đáy sau luôn thấp hơn đỉnh và đáy trước từng đôi một.
 
 - Như trong hình trên ta thấy được một xu hướng giảm với đỉnh 4 được hình thành thấp hơn đỉnh 1 trước đó. Đáy 3 thấp hơn đáy 5 trước đó..
 
KHÔNG XU HƯỚNG
 
- Giá chạy trong một khoảng cố định và không theo một hình thái khuân khổ nào
 
5. Vùng (sóng) điều chỉnh trong một xu hướng là gì..?
 
- Trước tiên các bạn cần hiểu là.. thị trường dù có biến động mạnh đến đâu, Xu hướng tăng giảm có mạnh đến đầu thì luôn có những khoảng điều chỉnh. Đây chính là giao đoạn cân bằng lại cung cầu trên thị trường và có thể nói đây cũng là thời điểm để chúng ta chuẩn bị cho một vị thế giao dịch của mình...
Trong ví dụ trên ta có thể dễ dàng nhận thấy đây là một xu hướng tăng với các đỉnh sau luôn cao hơn đỉnh trước và đáy sau luôn cao hơn đáy trước. Các bước sóng từ 1 về 2 và từ 3 về 4 được gọi là Sóng điều chỉnh. Khoảng cách từ 1-2 được coi là vùng điều chỉnh. Tùy thuộc vào trạng thái thị trường mạnh hay yếu sẽ tương ứng với Sóng điều chỉnh thấp hay cao. Chắc chắn một điều là sẽ luôn có sóng điều chỉnh trong một xu hướng dù xu hướng đó mạnh hay yếu
 
6. Các dạng sóng điều chỉnh..
 
Dạng 1:
 
- Các bước sóng điều chỉnh  3-4 và 5-6 luôn điều chỉnh tối thiểu chạm về sóng điều chỉnh trước ( Nhìn các khung hình chữ nhật màu xanh và vàng) Điều này cho thấy rằng xu hướng tăng rất bền tuy nhiên vẫn chưa được coi là một xu hướng tăng mạnh.
 
Dạng 2:
 
- Sóng điều chỉnh 3-4 và 5-6 không điều chỉnh về vùng điều chỉnh trước (khung hình chữ nhật) thể hiện xu hướng tăng hiện thời rất mạnh.. Tuy nhiên với xu hướng tăng mạnh như vậy thì sự đảo chiều hoặc phá vỡ xu hướng lại rất dễ dàng xảy ra hơn so với dạng 1..
 
7. Khi nào thì được coi là phá vỡ xu hướng...
 
- Trong một thị trường đẹp, luôn có một dấu hiệu cảnh báo chúng ta rằng xu hướng trước đó rất có thể sẽ thay dổi. Hãy theo dõi hình dưới đây để có thể thấy được những dấu hiệu cảnh báo đó. Và đó cũng là thời điểm nên chốt lời đối với các lệnh đang giao dịch hoăc chuẩn bị cho một vị thế giao dịch đảo chiều sắp tới
- Xu hướng tăng được xác định bằng việc các đỉnh 3-5-7 và các đáy 4-6 liên tục cao hơn đỉnh và đáy trước đó.
- Dùng một đường kẻ nối 3 đáy lại với nhau ta được một đường xu hướng màu xanh (Trendline). Không bất ngờ rằng mỗi khi giá chạm đường xu hướng thì lại tiếp tục nẩy lên và đi theo xu hướng trước đó. Cho đến khi giá đóng cửa phá vỡ đường xu hướng.. đây là một dấu hiệu nhỏ cho thấy xu hướng có nguy cơ bị phá vỡ. Tiếp tục sau đó giá phá vỡ luôn cả đáy 6 hình thành trước đó. Đến giai đoạn này có thể nói rằng.. Xu hướng tăng đã bị phá vỡ và bắt đầu hình thành một xu hướng giảm mới...
 
8. Không nên giao dịch ngược xu hướng...
 
- Tại sao lại không nên giao dịch ngược xu hướng? Thị trường là nơi tập trung của các cá nhân, các tổ chức tài chính lớn.. xu hướng hình thành bởi phe mua và phe bán và được xác nhận chỉ khi một phe nào đó chiếm ưu thế trên thi trường... Việc của một trader là tìm xem phe nào thắng thế và nên đi theo phe đó sẽ luôn có kết quả tốt hơn và nhanh hơn, rủi ro sẽ luôn là nhỏ nhất. Hãy luôn nhắc nhở bản thân mình một câu trước khi giao dịch " Trend is my Friend".. Đây là khẩu quyết bắt buộc và nó sẽ theo chúng ta suốt quá trình giao dịch của mình

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chúc bạn thành công


Bài viết cùng chuyên mục


forex

backtop