Ðạo Phật chủ trương “giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng”

Ðạo Phật chủ trương “giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng”

Ðạo Phật chủ trương “giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng”

Ðạo Phật chủ trương “giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng”

Ðạo Phật chủ trương “giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng”
Ðạo Phật chủ trương “giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng”
Ðạo Phật chủ trương “giác ngộ, giải thoát, từ bi, bình đẳng”

Đăng lúc: 04:45:11 AM | 17-03-2019 | Đã xem: 4712

Ðức Phật giác ngộ nên thành Phật, suốt đời giáo hoá của Ngài cũng lấy giác ngộ làm trọng tâm. Người tu Phật mà thiếu giác ngộ là không phải người đệ tử chân chính. Khổ đau gốc từ vô minh, muốn hết khổ đau phải dứt sạch vô minh.

Chỉ có ánh sáng giác ngộ mới dẹp tan được màn vô minh, ngoài giác ngộ ra không còn cách nào dẹp được vô minh.  

Như chỉ có ánh sáng mới dẹp được bóng tối, ngoài ánh sáng không có cái gì dẹp được bóng tối. Vô minh không tan thì đau khổ làm sao hết được.   

Vì thế, phương pháp duy nhất để cứu khổ chúng sinh là giác ngộ. Ðây là nguyên nhân đạo Phật lấy giác ngộ làm chủ yếu.

Nhờ giác ngộ con người mới thấy rõ cái gì trói buộc, cái gì tự do, nên chọn được lối sống thích ứng lẽ thật, phù hợp với tinh thần tự do. Tự do đây không có nghĩa đòi hỏi bên ngoài, nơi kẻ khác mà tự chiến thắng những dục vọng đê hèn của mình, hàng phục được vọng tưởng điên đảo của nội Tâm. Ðúng với câu đức Phật dạy: Thắng một vạn quân không bằng thắng mình, thắng mình mới là chiến công oanh liệt". Tinh thần tự do của đạo Phật là làm chủ toàn vẹn thể xác lẫn tinh thần của chính mình. Ðó là tự do tuyệt đối, cũng là con đường giải thoát đức Phật dạy.

Mang lại niềm vui và giải thoát khổ cho chúng sanh là lòng từ bi của đạo Phật. Muốn cho mọi người hết khổ được vui, tu sĩ đạo Phật lúc nào cũng đưa cao ngọn đuốc chánh pháp cho mọi người mồi, để cùng thắp sáng căn nhà tăm tối. Người tu sĩ phải chiến thắng phiền não để làm mẫu mực và chỉ dạy người khác dẹp trừ phiền não. Vô số khổ đau của chúng sanh đều phát xuất từ si mê và phiền não. Cho nên trí tuệ là hòn ngọc quý, trí tuệ là ngọn đuốc soi sáng cho chúng ta tránh khỏi lạc lối lầm đường. Dứt một phần phiền não, chúng ta được một phần an lạc, hoàn toàn sạch phiền não thì còn gì làm phiền lụy chúng ta. Sau khi dứt sạch phiền não, con người mới được an vui tự tại đầy đủ.

Phật nhìn chúng sanh đều bình đẳng trong bản tánh, chỉ có sai khác trên nghiệp tướng. Nghiệp tướng là cái sinh diệt biến động, bản tánh chưa bao giờ sinh diệt đổi thay. Cái sanh diệt biến động là tạm bợ, đã tạm bợ dù sai khác thế nào cũng không quan trọng. Chính cái quan trọng là bản tánh thường hằng của chúng sanh. Cho nên đức Phật thường dạy "Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật", đó là lối nhìn bình đẳng của đạo Phật. Thấy thấu suốt được lẽ này, chúng ta sẽ dứt được tâm tự cao ngã mạn và không còn dám khinh thường một ai. Ðây là nền tảng đạo đức chân thật, nên Bồ tát Thường Bất Khinh thấy ai cũng nói "Tôi không dám khinh các ngài, các ngài sẽ thành Phật". Ðã sẵn có tánh Phật thì người nào tu mà chẳng được, chỉ do chưa thức tỉnh và lười nhác mà thôi. Nhìn thấu suốt điều này, người tu theo Phật không bao giờ có tâm kỳ thị với ai, hoặc với bất kỳ đạo nào.

Ðạo Phật lấy “giác ngộ” làm gốc rễ, lấy “giải thoát” làm hoa trái, lấy “từ bi”“bình đẳng” làm nhựa sống. Bốn yếu tố này rất thân thiết và gần gũi với nhân loại văn minh. Bất cứ nền văn minh chân chính nào đòi hỏi con người phải có đủ trí tuệ sáng suốt, thong thả tự do, tình thương làm vơi cạn đau khổ cho con người, bình đẳng không chấp nhận giai cấp, không kỳ thị tôn giáo, chủng tộc, màu da. Nếu thiếu một trong bốn yếu tố này, dù nói văn minh vẫn chưa thực sự văn minh.

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chúc bạn thành công


Bài viết cùng chuyên mục


Sống đạo

backtop