Đăng lúc: 04:52:56 PM | 29-10-2020 | Đã xem: 2769
Không chạm vào vật nóng, quan sát xe khi qua đường,... chúng ta dạy con rất nhiều cách để giữ an toàn. Nhưng cách phòng chống xâm hại trẻ em dường như bị bỏ lơ. Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"!Dạy con kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em trước các nguy cơ
Đôi khi cha mẹ ngại nói chuyện với con về sự an toàn của cơ thể. Lũ trẻ còn quá nhỏ và những câu chuyện xâm hại kiểu này lại khá đáng sợ? Nhưng, không bao giờ là quá sớm để dạy bé cách tự bảo vệ bản thân mình. Dưới đây là 10 điều có thể giúp con bạn ít bị xâm hại hơn.
Dạy bé hiểu về các bộ phận trên cơ thể mình
Bạn hãy thoải mái khi sử dụng những gọi tên những bộ phận trên cơ thể. Bé sẽ không thấy ngại ngần khi nói với bạn nếu có điều gì đó không phù hợp xảy ra.
Một số bộ phận trên cơ thể con là riêng tư
Một số bộ phận trên cơ thể của trẻ không được để người khác nhìn thấy. Đó là sự riêng tư. Ngoài bố mẹ ra, không ai khác được phép nhìn thấy bé không mặc quần áo. Kể cả cha dượng, mẹ kế, người hàng xóm,... Tất nhiên, thỉnh thoảng các bác sĩ cũng có thể kiểm tra cơ thể cho bé. Điều kiện bắt buộc là phải có cha mẹ ở đó và được cha mẹ đồng ý.
Dạy con bạn về ranh giới cơ thể
Không ai được chạm vào vùng kín của con. Và cũng không ai được yêu cầu con chạm vào vùng kín của người khác. Cha mẹ thường sẽ quên phần thứ hai của câu này. Lạm dụng tình dục thường bắt đầu bằng việc thủ phạm yêu cầu đứa trẻ chạm vào họ hoặc người khác.
Đừng giấu cha mẹ khi cơ thể có gì đó không ổn
Hầu hết các thủ phạm sẽ bảo đứa trẻ giữ bí mật về việc lạm dụng. Hãy dạy cho con biết rằng bất kể ai nói với con bạn điều gì. Con phải nói với bạn nếu ai đó cố gắng bắt con giữ bí mật về cơ thể.
Không ai được chụp ảnh vùng kín của con
Điều này thường bị các bậc cha mẹ bỏ qua. Có cả một thế giới bệnh hoạn của những kẻ ấu dâm thích chụp và buôn bán ảnh trẻ em khỏa thân trên mạng.
Cách thoát khỏi những tình huống đáng sợ hoặc khó chịu
Một số trẻ không thoải mái khi nói “không” với các bạn lớn hơn hoặc người lớn. Hãy dạy con cách nói "không" nếu con không muốn làm gì đó. Từ chối có thể giúp con thoát khỏi những tình huống khó chịu. Đơn giản hơn, hãy la lớn hoặc chạy đi ngay lập tức nếu có ai đó khiến bé lo ngại.
Dùng mật mã riêng
Bạn nên thỏa thuận một mật mã riêng với con. Khi có ai đó khiến bé thấy không an toàn, hãy yêu cầu họ đọc mật mã riêng của bé và cha mẹ. Khi trẻ lớn hơn một chút, bạn có thể cung cấp cho trẻ một cụm từ “bí mật” để trẻ có thể sử dụng khi cảm thấy không an toàn.
Tạo cảm giác an toàn cho con
Một số trẻ e ngại sẽ gặp rắc rối nếu để bạn biết chuyện gì xảy ra. Kẻ xâm hại cũng sẽ dùng nỗi sợ này để đe dọa trẻ “nếu em nói cho mẹ biết, mẹ em sẽ mắng em đó.” Hãy dạy con bạn rằng: khi nói với bạn bất cứ điều gì về sự an toàn của cơ thể hoặc những bí mật về cơ thể, con sẽ KHÔNG BAO GIỜ gặp rắc rối.
Đụng chạm tốt và đụng chạm xấu
Hãy nói với con bạn rằng: một cái chạm vào cơ thể có thể gây nhột hoặc cảm thấy dễ chịu.
Nhiều phụ huynh và sách nói về “đụng chạm tốt và đụng chạm xấu”. Điều này có thể gây nhầm lẫn vì thường những động chạm này không gây tổn thương hoặc cảm thấy tồi tệ. Thay vào đó, hãy mô tả đây là những cái chạm riêng tư . Đồng thời, cha mẹ hãy giải thích: không ai được phép chạm vào những bộ phận cơ thể riêng tư (mà bạn đã dạy bé ở phần 2 bên trên).
Không có ngoại lệ
Những quy tắc này áp dụng ngay cả với những người lạ, người quen và cả bạn bè đồng trang lứa. Đây là một điểm quan trọng để thảo luận với con bạn.
Khi bạn hỏi: "Kẻ xấu trông như thế nào?", rất có thể con sẽ mô tả một nhân vật phản diện trong phim hoạt hình. Bạn có thể nói điều gì đó như, “Bố mẹ có thể chạm vào vùng kín của con khi cần tắm cho con hoặc thoa kem chống hăm - nhưng không ai khác được phép chạm vào chỗ đó. Không phải bạn bè, không phải cô hay chú, không phải thầy cô. Ngay cả khi con thích người đó, con vẫn không được cho họ chạm vào những phần cơ thể riêng tư đó.”
Tất nhiên, những cuộc trò chuyện này sẽ ngăn chặn tuyệt đối xâm hại trẻ em. Kiến thức là một biện pháp răn đe mạnh mẽ, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Trẻ em là những mục tiêu dễ dàng vì các con yếu đuối và ngây thơ.
Danh sách hotline, trung tâm trợ giúp trẻ em mẹ cần biết
Để phòng chống xâm hại trẻ em cho con em chúng ta, cha mẹ cần phải nắm rõ hơn những tổng đài hỗ trợ lúc khẩn cấp. Dưới đây là những số điện thoại quan trọng, mẹ cần nhớ và hướng dẫn cho bé gọi khi cần tư vấn và hỗ trợ.
111
Đây là Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ Em 111, thuộc Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tổng đài hoạt động 24/24, hoàn toàn miễn phí, hỗ trợ tất cả các vấn đề như bạo hành trẻ em, ngược đãi, xâm hại… Các bé chỉ cần nhấc máy gọi 111 để được tư vấn tâm lý, hỗ trợ pháp lý, liên lạc đến các cơ quan chức năng để bảo vệ.
Ngoài ra, khi nghi ngờ các hành vi ngược đãi hoặc xâm hại trẻ em, bất cứ ai cũng có thể báo cáo và cung cấp bằng chứng. Hình thức báo cáo thông qua ứng dụng An toàn trẻ em (tải được trên điện thoại Android và iOs), hoặc Fanpage: Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em.
1800.1567
Đây là Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em miễn phí do Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp phối hợp với tổ chức Plan tại Việt Nam. Đường dây này sẽ:
- Cung cấp thông tin, trợ giúp tâm lý, tư vấn hỗ trợ cho trẻ em và gia đình bảo vệ trẻ em,
- Phòng tránh các hành vi xâm hại, lạm dụng trẻ em trên toàn quốc;
Đây là kênh tích hợp số liệu thông tin cung cấp cho các cơ quan phục vụ công tác xây dựng và điều chỉnh chương trình, chính sách phù hợp cho trẻ em.
1900.969.680
Đây là Hotline của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Hội sẽ giải cứu, bảo vệ trẻ em và phụ nữ bị xâm hại, mua bán và nạn nhân của bạo lực gia đình. Đây là nơi:
- Cung cấp dịch vụ hỗ trợ toàn diện, an toàn và tôn trọng đối với phụ nữ và trẻ em là những nạn nhân của bạo lực gia đình trong thời gian tạm trú tại Ngôi nhà Bình yên.
- Hỗ trợ gói hồi gia giúp phụ nữ bị bạo lực gia đình trở về gia đình của họ và người thân.
024.3726.0457
Đây là Trung tâm Tư vấn pháp luật cho người chưa thành niên (trực thuộc Hội Luật gia Việt Nam). Trung tâm là địa chỉ tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý miễn phí cho người chưa thành niên. Nhất là người chưa thành niên phạm tội, là nạn nhân của tội phạm; đang chấp hành án phạt tù tại các cơ sở giam giữ, đang chấp hành án tại cộng đồng.
Ngoài ra, còn có những hotline khác như:
- 1900.54.55.59 Hotline của Trung tâm Công tác xã hội Trẻ em TP. HCM (trực thuộc Sở LĐ-TB&XH TP.HCM).
- 1800.90.69 Đường dây nóng của Hội Bảo vệ quyền trẻ em TP. HCM.
Không bao giờ quá sớm để dạy con cách bảo vệ bản thân. Cha mẹ hãy là người bạn, người thầy, luôn lắng nghe, hỗ trợ và hướng dẫn trẻ các kỹ năng cần thiết để phòng chống xâm lại trẻ em. Hãy để trẻ có một tuổi thơ trọn vẹn và tràn ngập tiếng cười.
Nguồn: tổng hợp.
Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".
Chúc bạn thành công
Bài viết cùng chuyên mục
- NHỮNG KÊNH YOUTUBE KHIẾN BẠN NGHIỆN NGHE TIẾNG ANH (11.04.2021 | Đã xem: 3679)
- 7 yếu tố tạo nên trí thông minh ở trẻ nhỏ (12.11.2020 | Đã xem: 3147)
- 7 yếu tố tạo nên trí thông minh ở trẻ nhỏ (01.11.2020 | Đã xem: 3717)
- Chia sẻ kinh nghiệm dạy tiếng Anh tại nhà (01.11.2020 | Đã xem: 3672)
- Dạy bé vẽ con vật đơn giản giúp con phát triển trí sáng tạo vượt trội (01.11.2020 | Đã xem: 11514)
- Học phí các trường quốc tế tại TPHCM (01.11.2020 | Đã xem: 3542)
- Dạy bé cách đánh vần tiếng Việt đúng cách (31.10.2020 | Đã xem: 3896)
- Review chi tiết về bộ sách Dạy trẻ thông minh sớm của Glenn doman (29.10.2020 | Đã xem: 3124)
- Xử lý thế nào khi con nói dối? (29.10.2020 | Đã xem: 3052)
- Muốn con thành công cha mẹ nhất định phải (29.10.2020 | Đã xem: 2383)