Vì sao Khổng Tử cảm ơn người vừa hạ nhục mình?

Vì sao Khổng Tử cảm ơn người vừa hạ nhục mình?

Vì sao Khổng Tử cảm ơn người vừa hạ nhục mình?

Vì sao Khổng Tử cảm ơn người vừa hạ nhục mình?

Vì sao Khổng Tử cảm ơn người vừa hạ nhục mình?
Vì sao Khổng Tử cảm ơn người vừa hạ nhục mình?
Vì sao Khổng Tử cảm ơn người vừa hạ nhục mình?

Đăng lúc: 03:48:42 AM | 24-06-2017 | Đã xem: 6269

Có rất nhiều câu chuyện được lưu lại cho hậu thế về cách hành xử của Thánh nhân khi phải đối diện với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Khi bị bắt nạt, hạ nhục, họ đã xử trí ra sao?

Có rất nhiều câu chuyện được lưu lại cho hậu thế về cách hành xử của Thánh nhân khi phải đối diện với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống. Khi bị bắt nạt, hạ nhục, họ đã xử trí ra sao?

Khổng Tử cảm ơn người đã xúc phạm mình 

Vào một ngày, Khổng Tử cùng các học trò trên đường về ghé vào quán cơm dùng bữa. Bỗng nhiên, từ bàn bên cạnh xuất hiện một vài người đàn ông ngang ngược, nói lời hỗn xược bất kính. Học trò Khổng tử thấy vậy rất bất bình, định đứng lên dạy cho những tên kia một bài học thì Khổng Tử đã vội ngăn lại. Ông từ tốn nói lời cảm ơn với người đã xúc phạm mình, thái độ vô cùng tôn trọng mà không chút bực bội. 

Sau đó, đám học trò cùng hỏi Khổng Tử: 

“Thưa thầy, vì sao thầy lại cảm ơn họ? Những người này đang nói lời bất kính không đúng về thầy, ảnh hưởng tới uy tín của thầy”. 

Khổng Tử mỉm cười đáp:“Ta cảm ơn họ vì họ đã cấp uy đức cho ta. Uy tín của ta không phải là do ai đó nói mà thành hay mất. Hơn nữa nếu bây giờ ta đối đáp, chắc gì họ đã chịu, lại còn có thể xảy ra ẩu đả. Liệu người như chúng ta có đáng bỏ đi đức của mình để động vào họ? Thực chất họ đang cấp đức cho ta đó. Ta nhận hết, chính điều này khiến ta phải cảm ơn họ”. 

Khổng Tử quả là bậc đại trí, đã hiểu thấu khía cạnh nhân quả. Khi một người bị xử tệ, bị vu oan hay lăng mạ thì trên bề mặt tại lúc đó, người đó là chịu thua thiệt. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng “gieo nhân nào gặp quả nấy” và “ở hiền gặp lành”, họ có thể đắc được những phúc báo bất ngờ.

Khổng Tử quả là bậc đại trí, đã hiểu thấu khía cạnh nhân quả, Ông từ tốn nói lời cảm ơn với người đã xúc phạm mình, thái độ vô cùng tôn trọng

Gánh thay nghiệp vì xử tệ người khác 

Vào thời vua Càn Long có hai thanh niên cùng xóm nọ là họ Đỗ và họ Cổ. Họ Đỗ là con của một gia đình nông dân nghèo khó, hình dáng thấp bé, nhỏ con. Còn họ Cổ thì ngược lại là con nhà giàu có, lại có phần to xác hơn. Từ bé đến lớn, thanh niên họ Cổ đã ỷ quyền cậy thế, ức hiếp họ Đỗ, đi đâu cũng trêu chọc, tranh giành thậm chí còn thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

Cả hai sau khi trưởng thành đều mở quán ăn để sinh sống, nhưng họ Cổ cũng tiếp tục tìm mọi cách phá quán ăn họ Đỗ để kéo khách về phía mình. Tuy nhiên họ Đỗ vẫn im lặng, khuyên nhủ vợ rằng phúc tới đâu hưởng tới đó, miễn không đói kém là được rồi. Cả hai nhà đều sinh quý tử, nhưng lại như cha mình, quý tử họ Đỗ vẫn bị con trai họ Cổ bắt nạt hàng ngày. Cha họ Đỗ luôn dỗ dành con hãy chịu khó, cố gắng học hành.

Nhiều người chứng kiến cảnh cha con họ Cổ bắt nạt nhà họ Đỗ đều cảm thấy bất bình mà muốn nói lời thay nhưng người cha họ Đỗ đều can ngăn, mỉm cười bỏ qua, âm thầm chịu nhục không phàn nàn nửa câu. Quý tử hai nhà đều học hành giỏi giang hơn cha của mình. Đến lúc lên kinh dự thi, quý tử họ Cổ được rước kiệu còn quý tử họ Đỗ chỉ có tay nải thức ăn và lời chúc từ cha mẹ. 

Sắp tới kinh thành có đoạn đường bị lở do vừa gặp bão, người dân địa phương đều khuyên chờ vài hôm hãy đi. Tuy nhiên, thời gian ứng thí không cho phép nên hai quý tử vẫn liều đi qua. Vừa đến lung chừng dãy núi thì đất đá sạt lở lăn xuống ầm ầm. Con trai họ Cổ bị đá đè chết tại chỗ còn con trai họ Đỗ may mắn thoát chết, không thương tích gì.Quý tử họ Đỗ thoát chết trong gang tấc vội quỳ lạy tạ ơn Thần Phật và tiếp tục lên kinh ứng thí, vừa kịp tới đúng giờ làm bài, đạt điểm cao, đỗ bảng vàng làm quan to.  

Người cha họ Cổ không cam tâm cứ ôm mộ con mà khóc tới ngất đi, rồi thấy mình xuống dưới địa phủ. Tại đây, ông gặp con trai đang bị còng rất khổ sở, vội chạy tới hỏi han khóc thương con. Con trai nói với cha rằng: “Con mất mạng để trả thay nợ nghiệp cho họ nhà ta chứ lẽ ra con chưa tới số. Bao nhiêu nghiệp nặng của nhà họ Đỗ tích từ tiền kiếp con đều đã phải gánh chịu thay họ. Bởi cha và con đều xử tệ với họ, vô tình đã gánh hết nghiệp cho họ rồi. Cha hãy về và cố sống khác đi, nếu không sớm muộn sẽ phải chịu tội còn khổ hơn con đó”. 

Nghe con trai nói vậy, họ Cổ giật mình, cũng tỉnh luôn giấc mộng, lòng hối hận và khiếp sợ. Từ đó trở đi không dám hống hách và xử tệ với bất kỳ ai. 

Sống ở đời có vay có trả, luật nhân quả không bỏ sót một ai thực tế đã chứng minh rằng “gieo nhân nào gặp quả nấy” và “ở hiền gặp lành”

Vì lợi ích cá nhân mà người ta tranh đấu với nhau, dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt lợi ích. Vì để thỏa tính hiếu thắng, cảm giác tự mãn bản thân mà họ hạ nhục, ức hiếp người ta. Trước mắt dù có thể nhận được lợi ích, niềm vui thoả mãn nhất thời nhưng họ không hiểu được hậu quả mà mình phải gánh chịu sẽ là gì. Phải chăng đó là người khôn ngoan?

Sống ở đời có vay có trả, luật nhân quả không bỏ sót một ai. Người chịu thiệt tuy mất đi lợi ích trước mắt nhưng chính họ lại tích được âm đức sâu dày, hưởng phúc mãi về sau, người này chẳng phải mới là bậc đại trí khôn ngoan nhất hay sao?

Nguồn: tổng hợp.

Bí quyết thành công: "Phàm làm việc gì, trước phải xét kỹ tới hậu quả của nó".

Chúc bạn thành công


Bài viết cùng chuyên mục


Sống đạo

backtop